Mắc phải 6 sai lầm này thì đồ nội thất có đắt đến mấy vẫn sẽ “đội nón ra đi” như thường
Đầu tư nội thất thường tốn 1 khoản lớn nên bạn cần chú ý hơn đến cách bảo quản, vệ sinh nó.
Nhiều người thường đầu tư 1 khoản lớn cho đồ nội thất trong nhà. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ cho những món đồ này, bạn cần né ngay những việc làm có thể khiến đồ dùng “đội nón ra đi”.
1. Lau chùi quá thường xuyên
Dọn dẹp quá thường xuyên có thể gây hại cho đồ đạc của bạn. Khi bạn làm sạch quá mức sẽ làm hỏng lớp bề mặt, kể cả đồ da. Thay vào đó, các chuyên gia gợi ý bạn nên thử làm sạch bằng xà phòng và giẻ mềm.
2. Giữ đệm sofa ngoài trời
Khi không sử dụng, việc giữ đệm sofa ngoài trời bên ngoài, khi thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt không phải lúc nào cũng là một ý tưởng tốt. Ngay cả khi bạn có lớp vỏ bảo vệ cho đệm, các yếu tố môi trường vẫn có thể tàn phá chúng. Hơi ẩm có thể bị giữ lại bên trong và làm ố hoặc mốc đệm, vậy nên tốt nhất là giữ nó trong nhà.
Video đang HOT
3. Đặt cây quá gần hoặc bên trên đồ nội thất
Mặc dù cây xanh có thể là vật trang trí, chúng vẫn có thể tàn phá nghiêm trọng đồ nội thất của bạn. Để tránh thiệt hại này, bạn nên tưới cây qua bồn rửa và cách xa đồ nội thất, mua chậu cây không bị rò rỉ và lau khô chậu cây thật kỹ trước khi đặt chúng trở lại. Ngoài ra, hãy cân nhắc đặt một lớp lót mềm, không thấm nước bên dưới các chậu cây để tránh làm hỏng bề mặt của đồ nội thất.
4. Lười kiểm tra đồ đạc
Thường xuyên kiểm tra đồ đạc xem có bị lỏng ốc vít hoặc vết rách nhỏ hay không sẽ giúp bạn tránh gặp rắc rối trong tương lai. Bạn nên quan sát xung quanh và bên dưới đồ nội thất, kiểm tra độ bền của nó và tìm xem có bất kỳ hư hỏng nào không để kịp thời sửa chữa.
5. Dùng chất tẩy rửa để làm sạch đồ đạc
Bạn thực sự không cần dùng đến bình xịt hóa chất hay chất đánh bóng miễn là thường xuyên phủi bụi trên đồ nội thất của mình. Dầu, thậm chí là dầu tự nhiên, silicon và bình xịt sẽ khiến bụi tích tụ, và cuối cùng sẽ làm hỏng lớp sơn của bạn khi nó thấm xuống gỗ.
6. Cất giữ đồ đạc dưới tầng hầm, nhà để xe hoặc tầng gác mái
Đây không phải là những nơi lý tưởng để cất giữ đồ đạc vì nó thường quá ẩm, quá khô, quá nóng hoặc quá lạnh. Ví dụ, độ ẩm có thể làm cong đồ nội thất bằng gỗ và nhiệt độ cao sẽ làm phai màu vải. Để tránh điều này, bạn có thể thuê dịch vụ xử lý đặc biệt trước khi cất đi trong thời gian dài.
Lời khuyên của kiến trúc sư giúp bạn mua sắm nội thất cuối năm
Lựa chọn nội thất vừa đẹp, vừa phù hợp với ngôi nhà của bạn lại có giá cả tốt là một vấn đề đau đầu với nhiều người.
Cuối năm là thời điểm gấp rút thi công hoàn thiện các công trình; cũng là lúc thị trường thiết bị và đồ nội thất nhà ở hết sức sôi động. Ngoài các công trình đang hoàn thiện cần đầu tư, thì nhiều gia đình cũng muốn mua sắm nội thất mới đón Tết. Song lựa chọn nội thất vừa đẹp, vừa phù hợp với ngôi nhà của bạn lại có giá cả tốt là một vấn đề đau đầu với nhiều người.
Theo cách hiểu thông thường của đại đa số người dân, nội thất nói chung là những phần vật liệu, thiết bị hoàn thiện trong nhà ở; có nghĩa là những thứ phục vụ cho công tác thi công hoàn thiện. Theo đó, trừ phần khung kết cấu, mái, tường xây, một số kết cấu sắt thép mang tính bảo vệ thì những gì còn lại ở trong nhà như gạch đá ốp lát, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, cửa, sơn tường, đồ đạc, mành rèm... là nội thất.
Sắm nội thất cuối năm vừa đẹp, vừa hợp lý không hề dễ dàng.
Những vật liệu, thiết bị này có chủng loại, mẫu mã và giá cả phong phú hơn rất nhiều so với vật liệu phần xây thô như thép, xi măng, đá, cát, gạch... Và cũng vì có mẫu mã và giá cả phong phú nên chủ nhà hay thích được tự chọn, tự sắm đồ cho ngôi nhà của mình. Ở một góc độ nào đó, thì đây cũng là một điều tốt vì chủ nhà dễ dàng, trực quan nhìn thất những sản phẩm sẽ hiện diện trong ngôi nhà của mình, vì bản vẽ thiết kế dù có vẽ kỹ mấy và chú thích đầy đủ cũng không thể nào truyền tải được hết. Đã có rất nhiều trường hợp chủ nhà đi mua vật liệu, thiết bị nội thất theo thiết kế chỉ định đã thất vọng khi thấy sản phẩm được chỉ định trong thiết kế không giống như mong đợi.
Theo nhiều kiến trúc sư, việc chủ nhà tự đi lựa chọn vật liệu, thiết bị nội thất trong quá trình hoàn thiện cần xem xét trước các yêu cầu trong thiết kế, định hình điều mình cần, đặc biệt nên hỏi ý kiến nhà thiết kế là có được hay không. Cũng tương tự với các loại thiết bị điện nước có những yêu cầu kỹ thuật về nguồn cấp, kỹ thuật lắp đặt khác nhau liên quan đến kiến trúc và hệ thống kỹ thuật đã thi công, nếu không nắm rõ sẽ có thể mua về mà không lắp đặt và sử dụng được, hoặc không phát huy tối ưu tính năng của chúng.
Với những người mua sắm đồ để làm mới căn nhà (nhà đã xây xong và đang ở) thì mọi chuyện đơn giản hơn là những công trình đang thi công. Phần lớn việc mua sắm bổ sung, thay thế là để làm mới, làm đẹp căn nhà, cũng phục vụ cho việc trang trí nhà cửa đón Tết. Dù không phức tạp như công trình đang thi công, song những đồ nội thất dạng này cũng cần xem xét trước. Bởi khi đã lạc vào các siêu thị điện máy, siêu thị đồ gia dụng thì rất dễ hoa mắt, mất thời gian cho việc lựa chọn. Trong không gian trưng bày được sắp đặt khéo léo, ánh sáng đẹp, đồ nào nhìn cũng "long lanh"; nhưng chưa hẳn về nhà mình thì đã được như vậy.
Trước hết, chủ nhà cần quan tâm đến kích thước đồ trong phạm vi giới hạn, kiểu dáng, cấu trúc chính; ví dụ như sofa kiểu đối xứng 1 ghế dài hai ghế đơn, hay kiểu chữ L...; tủ lạnh 1 cánh hay 2 cánh, kích thước hiện trạng ở nhà để kê tủ là bao nhiêu; khoảng cách ngồi xem tivi là bao nhiêu để chọn tivi có kích thước phù hợp...
Tiếp theo là cần tìm hiểu các tính năng liên quan và nhu cầu thực sự mình cần, hiện trạng kỹ thuật hạ tầng có đáp ứng được không? Nếu thiết bị có tính năng đó, và đắt tiền hơn bởi tính năng đó, mà nhu cầu không cần hay hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được thì là rất phí. Có trường hợp chủ nhà mua tủ lạnh có tính năng làm đá tự động, tuy nhiên nguồn nước trong nhà lại không thích ứng. Cuối cùng chủ nhà phải sửa tủ bếp để cấp nguồn nước lọc....
Việc xem xét trước sản phẩm dự kiến trước khi mua sắm (căn cứ vào nhu cầu, ý thích, tài chính) là rất cần thiết; có thể xem trước thông qua các hệ thống quảng cáo, qua catalogue của nhà sản xuất, trang web của các doanh nghiệp... Với việc mua sắm đồ phục vụ cho việc thi công, cần xem càng sớm càng tốt, nếu có điều kiện về lưu trữ và bảo quản, thì có thể mua luôn, mua trước, không cần chờ đến lúc thi công hạng mục ấy sẽ rất bị động. Nhưng cũng cần lưu ý là phải tính toán kỹ khối lượng, số lượng vật tư thiết bị - căn cứ vào thiết kế và các bảng thống kê dự toán. Dù với trường hợp mua sắm nào thì việc này cũng làm tiết kiệm đáng kể thời gian quý báu trong những ngày cuối năm và sẽ giúp cho chủ nhà dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp, như mình mong muốn./.
Không gian nhà hẹp nên chọn nội thất gì? Để giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà, bạn nên chọn những nội thất đơn giản với màu sắc tươi sáng đồng nhất với màu tường. KTS Bùi Thế Long, CTA | Creative Architects, cho biết nội thất cho không gian nhà ở hẹp được chia thành nội thất cơ bản và nội thất đa chức năng. Trong đó, nội thất cơ...