Mắc nợ tiền tỷ vì “con dại”
Thời gian gần đây, nhiều gia đình ở các Mễ Trì, Tây Tựu, Thượng Cát… (Từ Liêm, Hà Nội) đã bị đe dọa, đánh đập đòi trả những món nợ lên tới vài tỷ đồng từ những khoản vay nặng lãi của con trai họ.
Không ít gia đình trong số đó rơi vào cảnh tán gia bại sản, vợ chồng ly tán, sống chui sống lủi….
“Một ngày đẹp trời” gia đình anh Lê Xuân Nam (xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tên nhân vật đã thay đổi) được “đón” một nhóm người vác mã tấu với một mảnh giấy viết tay ghi món tiền nợ 600 triệu đồng, có đầy đủ chữ ký mang tên con trai lớn.
Tang vật thu được từ một vụ án iên quan đến đòi nợ thuê
Tối hôm ấy, khi đứa con dại dột của anh lần về nhà, cúi đầu thừa nhận với bố mẹ số nợ khổng lồ ấy anh vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Không nói gì, chỉ khóc nhưng đến nửa đêm, vợ anh phát hiện con ôm bụng lăn lộn ở góc nhà. Đứa con dại dột đã uống thuốc tự vẫn nhưng không chết… Anh Nam phải gọi người bán đất, bán ruộng vừa để trả nợ vừa để chữa bệnh cho con.
Bà Nguyễn Thị Ph., thôn Đống Ba, xã Thượng Cát thời gian gần đây không còn tâm trí nào để làm ăn. Cậu con trai của bà vay nặng lãi để tiêu xài, bà cắn răng bán hơn 60m đất thổ cư, mấy thửa ruộng mà vẫn chưa trả hết nợ. Con trai mắc nợ bỏ trốn, con dâu về nhà mẹ đẻ ở rồi nộp đơn lên Tòa án nhân dân huyện xin ly hôn. Xấu hổ, lo sợ, tiếc của, xót con, nhà bà Ph. như có đám.
Bà Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch Hội LHPN xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết, trong vòng nửa năm qua, các gia đình ở cả bốn thôn thuộc xã Liên Mạc đều nháo nhác lên vì nạn côn đồ đến tận nhà đòi nợ tiền tỷ. Con nợ hầu hết ở lứa tuổi vị thành niên, chưa biết làm ăn buôn bán gì nhưng số tiền nợ thì dẫu có bán hết tài sản, đất đai trong nhà đi cũng không trả được.
“Nhiều cháu rất ngoan, là học trò giỏi, có cháu chuẩn bị lên đường nhập ngũ cũng bị côn đồ săn đuổi, ráo riết đòi nợ. Có cháu bị cắt gót chân. Có gia đình bị chúng ngồi cổng không dám đi, không dám về, bỏ cả công việc. Có cháu đang học lớp 9 bị đòi nợ 170 triệu, bố mẹ không trả được, bị chúng bắt cóc mất một tuần. Thôn Yến Nội có khoảng 40 cháu tham gia vào tệ nạn này, tổng số tiền nợ các gia đình thông báo là gần 100 tỷ đồng. Tới nay còn trên 10 cháu đang trốn chui trốn lủi vì chưa trả nợ”.
Cũng theo bà Sơn, hầu hết các cháu tham gia vào việc vay nặng lãi là do chơi game, cá độ bóng đá, chơi lô đề và đánh bạc. Ban đầu, các cháu thắng liên tục, sau thua liên tiếp, càng cố gỡ lại thì càng thua nhiều hơn. Do không có tiền trả nợ, các cháu thường phải đi vay lãi chỗ khác để đập vào khoản nợ ban đầu, và để có vốn đánh tiếp hòng gỡ nợ. Số tiền lên tới cả chục triệu/lần vay với lãi suất 4-5%/ngày và cắt lãi ngay từ đầu nên chỉ thời gian rất ngắn, số nợ lên tới vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước thực trạng này, các chiến sỹ CSHS CA huyện Từ Liêm khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần tăng cường quản lý, giám sát con em mình, làm bạn với con, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con. Đối với những trường hợp con cái mắc một khoản nợ lớn, cũng cần phải xem lại có thực sự con mình vay nợ không và vay nợ bao nhiêu, loại trừ trường hợp chính những đứa con này là chủ nợ, đòi cha mẹ mình để lấy tiền tiêu xài.
Theo Dân Việt
Phú Yên: Nườm nượp đi... đánh lô đề
Thời gian gần đây người thị xã Sông Cầu - Phú Yên rộ lên nạn chơi lô đề núp bóng dưới hình thức bán vé số. Mặc dù cơ quan chức năng đã xử phạt nhiều trường hợp nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn rầm rộ.
Số đề liên tỉnh
Dọc vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Bùi Thị Xuân, xóm Chợ...phường Xuân Bình, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) dễ dàng nhìn thấy hàng chục người bày bán vé số kiến thiết thực chất kiêm cả việc ghi số đề.
Hoạt động ghi số đề diễn ra cả ngày nhưng thường từ 3 - 4 giờ chiều là xôm tụ nhất.
Có mặt tại một số điểm ghi số đề trên đường Nguyễn Huệ chỉ vài chục phút có đến hàng chục người đến ghi số. Người ghi đủ các thành phần, lứa tuổi từ già đến trẻ nhưng nhiều nhất lại vẫn là người dân lao động chân tay.
"Dân ở đây từ già đến trẻ đều chơi số đề, cứ chiều chú ra đây mà xem người ghi, người chơi số đề đông nườm nượp. Nguy hại hơn trong số đó có không ít là các em học sinh cũng mê trò chơi đỏ đen này" - một chị bán bánh mỳ trên ngay ngã tư vòng xuyến đường giao với đường Nguyễn Huệ cho biết.
Ông Nguyễn Thành, Trưởng Ban nhân dân khu phố Long Hải kiêm trưởng ban bảo vệ khu phố phường Xuân Phú cho biết: "Tình trạng này diễn ra từ lâu có lúc rầm rộ, công khai, thời điểm nóng theo chỉ đạo của công an huyện phối hợp với công an phường ra quân truy quét, xử phạt hành chính một số đối tượng, đồng thời tuyên truyền vận động bà con. Lắng xuống một thời gian nhưng thực ra họ lén lút bán dưới hình thức bán vé số kiến thiết".
Không riêng gì thị xã Sông Câu, có mặt tại đường Trần Phú, thị xã Chí Thạnh, huyện Tuy An, chỉ 1 đoạn đường ngắn vài chục mét nhưng có tới 4 đến 5 điểm vé số kiến thiết kiêm luôn ghi số đề. Chỉ đứng một lúc đã có hàng chục người đến ghi.
Những người bán vé số dạo cũng kiêm luôn ghi số đề nếu khách có nhu cầu
Sở dĩ nạn số đề vẫn có đất sống vì hoạt động ngày càng tinh vi. Những người chủ cái lợi dụng những người đi bán vé số kiêm ghi số, ăn chia theo hoa hồng. Nếu chẳng may bị công an bắt thì cứ nộp phạt nhưng không được khai ra chủ cái. Chính chủ cái sẽ lo tiền nộp phạt. Vì món lợi quá lớn nên những người ghi đề mờ mắt làm theo mà không biết chính họ đang bị lợi dụng. Bởi số tiền hoa hồng họ nhận được chỉ là một phần nhỏ so với con số lợi nhuận khổng lồ chảy vào túi chủ cái mỗi ngày.
Đặc biệt, các điểm ghi số đề lớn hoạt động rất tinh vi, tường cao kín cổng, có bảo vệ canh gác. Những điểm chỉ dành cho những người chơi thân quen và chơi với số tiền lớn cả triệu có khi hàng chục triệu đồng. Nếu đã thân quen chỉ cần một cuộc điện thoại là giao dịch hoàn thành. Dù không có tích kê nhưng nếu người chơi trúng lớn vẫn được thanh toán tiền sòng phẳng.
90 tuổi vẫn nghiện lô đề
Mộng làm giàu theo kiểu vận may đã vô tình trở thành miếng mồi béo bở cho những tên chủ cái, nhưng lại đẩy người chơi vào bần cùng, nhà tan, cửa nát và những hệ lụy đau lòng khác.
Nói đến chơi đề nhiều nhất tại thị xã Sông Cầu chắc không ai dám vượt mặt bà Nguyễn Thị T. (trú tại phường Xuân Bình, thị xã Sông Cầu). Dù đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng khi nói đến lô đề bà vẫn minh mẫn như cách đây 20 năm.
Bà T. bảo không nhớ mê lô đề từ khi nào, chỉ nhớ khi bà 62 tuổi, bà may mắn trúng 5 vé số giải đặc biệt. Được số tiền kha khá, bà sửa sang nhà cửa, chiêu đãi bạn bè nhưng rồi từ đó bà đâm ra nghiện đề nặng. Từ chơi một vài hào giờ lên đến vài chục, có khi cả trăm ngàn đồng/số. Bao nhiêu tiền con cháu cho hàng tháng bà đều giành mua vé số và đánh đề.
Cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà cụ T. vẫn không thể bỏ được thói quen đánh đề mỗi ngày
Chị Nguyễn Thị L, cháu ngoại bà T. cho biết: "Hàng tháng con cái cho tiền bà để ăn uống, chi tiêu nhưng ngoại đều chi chơi vé số. Ngoại già rồi không đi được thì có người đến tận nhà ghi nên mình cũng chẳng quản được".
Không riêng bà T, hiện tại nhiều người dân địa phương, chủ yếu là lao động nghèo, thậm chí có cả học sinh, cũng thường xuyên bỏ tiền ghi số đề và xem nó như một thú vui ăn thua.
Chính quyền khó xử lý
Để trấn áp tình trạng trên, dịp cuối năm 2011, theo chỉ đạo của Công an thị xã Sông Cầu, lực lượng công an các phường, xã, thị trấn Sông Cầu ra quân truy quét, bắt được ba đối tượng gồm: Đoàn Chiểu (SN 1957); Đinh Phương Trang (SN 1973) cùng trú ở Long Hải Bắc, phường Xuân Phú và Phạm Thị Túy Nga (SN 1961) trú ở Long Hải Nam, phường Xuân Phú, về hành vi tổ chức ghi số đề. Tang vật thu giữ là hơn 1 triệu đồng, phạt hành chính mỗi đối tượng 1,5 triệu đồng và buộc cam kết không tái phạm.
Tuy nhiên đó chỉ là một bề nổi cực nhỏ.
Một điểm ghi số đề trên đường Trần Phú, thị trấn Chí Thạnh
Ông Trần Văn Phú, Trưởng Công an phường Xuân Phú, cho biết: "Nạn lô đề ở đâu cũng vậy chứ không riêng gì ở thị xã Sông Cầu. Tuy không còn công khai như trước nhưng các đối tượng ghi núp dưới hình thức bán vé số kiến thiết. Khi lực lượng công an đến bắt thì người họ giấu hết chỉ còn vé số nên công an có bắt được cũng chỉ phạt hành chính, chủ cái sẽ nộp cho họ nên họ không khai chủ cái là ai".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Minh Tân - Phó Công an huyện Sông Cầu - nói: "Rất khó xử lý người ghi số đề, bởi những người đi ghi chủ yếu là người lao động nghèo làm nhiều nghề, ghi số đề để kiếm thêm. Trong đó, chủ yếu là người đi bán vé lưu động kiêm cả ghi số đề. Còn những điểm ghi ngay trên vỉa hè vẫn là hình thức bán vé số, khi lực lượng chức năng tổ chức bắt thì những người này nói là bán vé số, có bắt tận tay cũng chỉ vài trăm ngàn, rồi cũng chỉ phạt hành chính, nộp tiền chứ khó mà xử phạt hình sự. Mặc dù cơ quan phối hợp với công an các phường xã bắt xử phạt nhiều đối tượng nhưng tình trạng này vẫn lén lút tiếp diễn".
Ông Tân nói thêm: "Để triệt để tình trạng trên không phải một sớm một chiều. Muốn triệt tận gốc là phải triệt tiêu các chủ cái lớn nhưng để làm được phải ra quân đồng bộ chứ không riêng thị xã Sông Cầu. Bởi các chủ cái đã có sự móc nối liên tỉnh, liên huyện như Phú Yên với Bình Định, Sông Cầu với Quy Nhơn... thông qua thiết bị công nghệ máy tính, điện thoại nên lực lượng chức năng rất khó xử lý triệt để. Trước mắt, cơ quan phối hợp với công an các phường xã vận động tuyên truyền bà con; kiểm tra từng địa điểm kiên quyết bắt và xử phạt nghiêm khắc những người tổ chức ghi số đề".
Theo Dân Trí
Casino Heng Heng: Đi dễ khó về (Kỳ 2) Tán gia bại sản, thậm chí gia đình ly tán là kết cục của những con bạc Việt Nam tại casino Heng Heng (Campuchia). "Săn" con bạc Ngoài những con bạc tự "dẫn xác" đến nộp thì vẫn có đến hàng ngàn con bạc khác đã và đang tiếp tục "sa lưới" bởi các chiêu bài "săn mồi" của giới kinh doanh casino...