Mắc khuyết điểm nghiêm trọng, nhiều lãnh đạo Vinachem bị kỷ luật
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ( Vinachem) các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Quang Chiêu, Nguyễn Quốc Tuấn, Đỗ Duy Phi là rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Từ ngày 25 đến 27.7.2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 16. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và một số cá nhân liên quan.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đánh giá: Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; không xem xét, xử lý trách nhiệm đối với một số cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm. Điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.
Thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tập đoàn và một số công ty trực thuộc không bảo toàn được vốn chủ sở hữu; hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng, trong đó nhiều công ty thua lỗ liên tục 2 năm trở lên, điển hình như Công ty Đạm Ninh Bình lỗ 4 năm liền; một số công ty của Tập đoàn góp vốn thành lập các công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết không hiệu quả. Vi phạm trong quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả và việc trích lập quỹ; trong việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quản lý và sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả.
Thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Đối với dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, mặc dù đã được các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cảnh báo Dự án hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, song HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn vẫn trình cấp có thẩm quyền quyết định triển khai, dẫn đến Nhà máy liên tục thua lỗ với số tiền trên 2.500 tỷ đồng. Nhiều dự án Tập đoàn đầu tư không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỷ đồng.
HĐTV và Tổng Giám đốc Tập đoàn thiếu kiểm tra, giám sát để Ban quản lý dự án Đạm Ninh Bình thay đổi thiết bị xuất xứ từ các nước EU, G7 sang thiết bị của Trung Quốc không đúng với hợp đồng; có nhiều vi phạm trong ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán với nhà thầu, chậm quyết toán hoàn thành dự án; một số dự án sai phạm từ khâu lập dự án, thẩm định, phê duyệt, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán và thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, làm tăng tổng mức đầu tư; có dự án phải tạm dừng thanh toán cho nhà thầu do không có kinh phí.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Vinachem. (Ảnh: I.T)
Đối với các cá nhân liên quan, Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho rằng: Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn nhiệm kỳ 2010-2015. Cụ thể:
Với trách nhiệm người đứng đầu, đồng chí Nguyễn Anh Dũng đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn, gây hậu quả rất nghiêm trọng; để Tập đoàn và một số công ty không bảo toàn được vốn Nhà nước giao.
Thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án DAP số 2 Lào Cai. Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong việc triển khai dự án đạm Hà Bắc.
Với đồng chí Đỗ Quang Chiêu, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, thông báo khẳng định đồng chí Chiêu phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong chỉ đạo thực hiện dự án Đạm Ninh Bình ở giai đoạn đầu, cụ thể là:
Thiếu trách nhiệm khi trình cấp có thẩm quyền Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, trong khi Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam chưa được phê duyệt. Mặc dù đã được các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cảnh báo Dự án hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, song Đồng chí vẫn trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư. Đến nay, Dự án hoạt động không hiệu quả, thua lỗ rất nghiêm trọng, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu của Nhà nước.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quốc Tuấn (trái), nguyên Chủ tịch HĐTV Vinachem. (Ảnh: I.T)
Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn phải chịu trách nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn. Cụ thể:
Với cương vị người đứng đầu, đồng chí đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý vốn, tài sản, đất đai, đầu tư. Chịu trách nhiệm khi ký các quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án trái với ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ.
Thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Dự án Đạm Hà Bắc, Dự án DAP số 2 Lào Cai.
Chịu trách nhiệm chính trong việc ban hành nghị quyết của HĐQT về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp tại số 233B, Nguyễn Trãi, Hà Nội trái quy định.
Đồng chí Đỗ Duy Phi, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan; nguyên Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng công ty; nguyên Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quản lý vốn, tài sản, đất đai, đầu tư của Tập đoàn.
Đồng chí Phi phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định và triển khai Dự án đạm Ninh Bình, Dự án đạm Hà Bắc và Dự án DAP số 2 Lào Cai.
Chịu trách nhiệm trong việc ban hành văn bản về Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cao cấp tại số 233B, Nguyễn Trãi, Hà Nội trái quy định
Đồng chí Nguyễn Gia Tường, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn được kết luận cũng phải chịu trách nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn.
Chịu trách nhiệm cùng với tập thể HĐQT, HĐTV Tập đoàn về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong việc ban hành các nghị quyết, quyết định các dự án và quản lý đất đai; buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, nguyên Thành viên HĐTV, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn; nguyên Uỷ viên HĐQT Tổng Công ty
Chịu trách nhiệm chung về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn trong quản lý vốn, tài sản, đất đai, đầu tư của Tập đoàn.
Những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ các nhiệm kỳ 2005-2010, 2010-2015 và các đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Quang Chiêu, Nguyễn Quốc Tuấn, Đỗ Duy Phi là rất nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Khuyết điểm, vi phạm của đồng chí Nguyễn Gia Tường và đồng chí Nguyễn Đình Khang chưa đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật, UBKT Trung ương yêu cầu hai đồng chí kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) là doanh nghiệp đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, được thành lập theo Quyết định số 2180 TTg ngày 23.12.2009 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam. Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; ngoài Văn phòng và các ban chức năng còn có 02 đơn vị hạch toán phụ thuộc là Trung tâm Thông tin KHKT Hóa chất và Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Hóa chất. Ngày 23.6.2010, tại Quyết định sô 953/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công ty mẹ – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Theo Danviet
Mặc PVtex lỗ ngàn tỉ, Vũ Đình Duy liên tục thăng chức
Cuối năm 2016, PVtex nợ 7.000 tỉ đồng và bị đòi nợ gắt gao nhưng Vũ Đình Duy sau khi không làm tổng giám đốc PVtex đã liên tục thăng chức Phó giám đốc sở Công thương Hải Phòng rồi Cục trưởng.
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
Ngày 20-6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) và Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Kinh Bắc (PVC.KBC).
Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố 5 bị can gồm: ông Trần Trung Chí Hiếu (nguyên chủ tịch HĐQT PVTex), Vũ Đình Duy (nguyên tổng giám đốc PVTex), Vũ Phương Nam (kế toán trưởng), Đào Ngọ Hoàng (nguyên trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTex) và Đỗ Văn Hồng (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty PVC.KBC).
Cả 5 bị can bị khởi tố về tội cố ý làm trái. Ngoài bị can Đỗ Văn Hồng đã bị bắt tạm giam trước đó trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty PVC và PVC.KBC, cơ quan điều tra ra lệnh bắt tạm giam 4 người còn lại và thực hiện khám xét đối với cả 5 trường hợp.
Trong đó, bị can Vũ Đình Duy đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố, hiện nay chưa xác định được đang ở đâu.
Thua lỗ ngàn tỉ
Liên quan đến dự án sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, trước đó Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra và chuyển tài liệu sang Cơ quan điều tra Bộ Công an để làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Theo kết luận thanh tra, năm 2007, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) để thực hiện dự án xơ sợi Đình Vũ (tại Khu kinh tế Đình Vũ, TP Hải Phòng).
Năm 2008, hai đơn vị này lập ra một pháp nhân làm chủ đầu tư và quản lý dự án là PVTex. Hội đồng quản trị PVTex phê duyệt dự án xơ sợi Đình Vũ với tổng mức đầu tư gần 325 triệu USD. Trong đó, chủ đầu tư chỉ có 30% vốn, còn lại đi vay.
Dự án có công suất 500 tấn xơ sợi/ngày và theo tính toán sẽ hoàn vốn toàn bộ sau thời gian 8 năm 8 tháng. Dự án được nghiệm thu sơ bộ vào tháng 8-2013 và đã bàn giao đi vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh từ khi chạy thử cho đến vận hành chính thức đều liên tục lỗ. Sau 2 năm đi vào hoạt động, nhà máy thua lỗ gần 1.500 tỉ đồng. Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải đắp chiếu, đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn.
Tổng mức đầu tư cho dự án từ dự kiến ban đầu đến khi triển khai trên thực tế đã phải điều chỉnh từ 325 triệu USD lên hơn 359 triệu USD.
Qua rà soát, cập nhật các định mức vật tư, tiêu hao, nhân công, lãi vay theo thực tế cũng như cập nhật giá nguyên liệu và sản phẩm bình quân từ năm 2008-2012 cho thấy thời gian thu hồi vốn của dự án đã tăng lên 22 năm 10 tháng, cao hơn tuổi thọ trung bình một dự án là 22 năm.
Bị đòi nợ gắt gao
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tính đến hết ngày 31-12-2016, tổng tài sản của PVTex là hơn 6.000 tỉ đồng, lỗ lũy kế gần 3.500 tỉ đồng; tổng nợ phải trả là hơn 7.000 tỉ đồng.
Hiện PVTex không còn vốn lưu động để vận hành nhà máy, luôn bị đòi nợ gắt gao và đều phải dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp từ PVN.
Nếu PVTex phá sản, PVN sẽ phải thanh toán ngay khoản vay cho đầu tư dự án là trên 224 triệu USD, tương đương hơn 5.000 tỉ đồng.
Chưa kể, PVTex còn xây dựng một số dự án đầu tư ngoài ngành khiến tình trạng tài chính khó khăn hơn, như xây dựng khu nhà ở có trị giá 318,6 tỉ đồng, đầu tư nhà máy lõi giấy cuộn sợi.
Hiện nay PVTex đang gặp vướng mắc với nhà thầu HEC nhưng tính đến tháng 2-2017 vẫn chưa thống nhất đàm phán nên chưa quyết toán được dự án.
Liên tục thua lỗ vẫn thăng chức
Vũ Đình Duy khi còn làm tổng giám đốc PVTex
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Vũ Đình Duy đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc PVTex từ ngày 15-7-2009 đến tháng 2-2014.
Khi doanh nghiệp làm ăn bết bát, ông Vũ Đình Duy từ vị trí tổng giám đốc bị "giáng chức" xuống phó tổng giám đốc PVTex. Nhưng chỉ sau vài tháng, ông này lại được bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Công thương Hải Phòng.
Hoạt động kinh doanh của PVTex từ năm 2015 đến nay liên tục thua lỗ, thế nhưng ông Vũ Đình Duy liên tục được bổ nhiệm từ phó giám đốc Sở Công thương Hải Phòng sang làm phó cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường, sau đó tham gia hội đồng thành viên của Vinachem (Tập đoàn Hóa chất VN).
(Theo Tuổi Trẻ)
Nhìn lại một năm biến động ngành công thương Là một bộ quản lý đa ngành, Bộ Công Thương trải qua năm 2016 đầy thách thức với những vấn đề nhân sự, dự án gây thua lỗ, đa cấp biến tướng, thủ tục hành chính còn rườm rà, gây khó doanh nghiệp... Sau 8 tháng đảm nhận vị trí tư lệnh ngành, tân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có nhiều quyết...