Mắc kẹt ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp
Hàng nghìn người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Hy Lạp với hy vọng tới được châu Âu, nhưng cuối cùng kẹt lại giữa biên giới hai nước.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước tuyên bố “mở cửa” cho dòng người tị nạn từ nước này tràn vào châu Âu nhằm gây sức ép với Liên minh châu Âu (EU) trong vấn đề chiến sự tại tỉnh Idlib, tây bắc Syria.
Trong ảnh, một đoàn người tị nạn băng qua cánh đồng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để đến Hy Lạp hôm 1/3.
Người di cư giành chỗ trên một chiếc xe buýt chuẩn bị rời Istanbul để tới biên giới Hy Lạp hôm 29/2.
Một thanh niên được kéo vào bờ khi tìm cách vượt sông Evros để vào Hy Lạp.
Tuy nhiên, khi đến biên giới, họ đối mặt với các chốt chặn của cảnh sát Hy Lạp. Hy Lạp đã tuyên bố tình trạng báo động tối đa nhằm bảo vệ biên giới, cho biết đã chặn gần 10.000 người ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và ngừng xem xét đơn xin tị nạn của những người nhập cảnh trái phép.
Video đang HOT
Trong ảnh, đoàn người tin nạn bị cảnh sát Hy Lạp ngăn cản gần trại tị nạn Moria.
Một thiếu niên bị cảnh sát Hy Lạp khống chế sau cuộc đụng độ tại biên giới hôm 2/3. Điều kiện sống tồi tàn và tình trạng quá tải người ở các trại tị nạn Hy Lạp đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình giữa người di cư và lực lượng an ninh suốt nhiều ngày qua.
Xung đột bùng phát thành bạo lực khi người biểu tình ném gạch đá về phía cảnh sát và yêu cầu được trả tự do, trong khi lực lượng an ninh bắn đạn hơi cay vào đám đông.
Một người đàn ông cùng 3 đứa con tại khu vực gần làng Skala Sikamias, Hy Lạp. Họ phải đi xuồng vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến tới đảo Lesbos của Hy Lạp.
Binh sĩ Hy Lạp trước một xe quân sự hư hỏng do bị người tị nạn ném đá hôm 2/3.
Một nhóm người di cư (trên xuồng) bị người dân trên đảo Lesbos của Hy Lạp ngăn cản, không cho cập bờ hôm 1/3.
Một cô gái khóc trên đảo Skala Sikaminias của Hy Lạp, sau khi vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Người tị nạn tập trung ở vùng đệm Pazarkule nằm tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cáo buộc Hy Lạp ngược đãi người tị nạn, khẳng định Ankara sẽ “không cho phép điều này xảy ra”.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát Hy Lạp hôm 29/2. Ankara cáo buộc cảnh sát Hy Lạp dùng đạn thật bắn vào người di cư khiến ba người thiệt mạng, nhưng Athens bác bỏ và gọi đó là “tin giả mạo”.
Bộ trưởng Soylu nói rằng cơ quan an ninh biên giới EU đã đẩy 4.900 người tị nạn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ và khiến 164 người bị thương.
Ảnh: AP, AFP
Theo vnexpress.net
Vấn đề người di cư: Châu Âu tăng cường bảo vệ biên giới phía ngoài EU
Thủ tướng Hungaria Viktor Orban ngày 4/3 cho biết đã có khoảng 130.000 người di cư vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp ở khu vực Balkan.
Người di cư và tị nạn tại khu vực biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/3. Ảnh:THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo với "Nhóm Visegrad" (gồm Ba Lan, Slovakia, Hungary và CH Séc), ông Viktor Orban khẳng định: "Không đủ lực lượng để bảo vệ biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ. Phương án cuối cùng... chúng tôi sẽ bảo vệ biên giới phía ngoài của châu Âu".
Trong khi trước đó, ngày 3/3, hãng thông tấn Ba Lan dẫn lời người phát ngôn chính phủ nước này Piotr Mullerv cho biết theo quan điểm của Ba Lan, biên giới của Liên minh châu Âu (EU) cần phải được bảo vệ và vấn đề di cư không được kiểm soát phải được ngăn chặn kịp thời.
Ông Muller đưa ra tuyên bố trên trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Ba Lan PTV về cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho rằng việc đảm bảo an toàn biên giới của châu Âu là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, quan điểm của cộng đồng châu Âu về vấn đề di cư cũng đã thay đổi. Đức, quốc gia từng không hạn chế dòng người di cư, đã có sự thay đổi lớn trong chính sách đối với vấn đề này do sức ép của Ba Lan và một số nước châu Âu khác.
Theo người phát ngôn của Chính phủ Ba Lan, để ngăn chặn tình trạng di cư mất kiểm soát, EU cần phải tăng cường hỗ trợ tài chính và triển khai các hoạt động bên ngoài biên giới EU.
Trước đó, ngày 3/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU luôn sát cánh cùng Hy Lạp và cam kết cung cấp tất cả sự giúp đỡ cần thiết để giúp Hy Lạp đối phó với làn sóng người di cư từ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
Bà von der Layen cũng cho biết theo yêu cầu của Hy Lạp, Cơ quan giám sát biên giới châu Âu - Frontex sẵn sàng triển khai lực lượng phản ứng nhanh tại biên giới bao gồm một tàu thủy, hai tàu tuần tra, hai trực thăng và một phi cơ. 100 lính biên phòng châu Âu cũng được triển khai bổ sung bên cạnh 530 binh sĩ đã hiện diện trước đó.
Đánh giá làn sóng người di cư ồ ạt từ Thổ Nhĩ Kỳ như một "cuộc xâm lấn", Chính phủ Hy Lạp đã quyết định triển khai lực lượng lớn gồm quân đội và cảnh sát tới cửa khẩu Kastanies. Trong những ngày gần đây, họ đã sử dụng cả hơi cay để đẩy lùi người di cư.
Phương Hoa
Theo baotintuc.vn
Châu Âu "đau đầu" trước "quân bài di cư" của Thổ Nhĩ Kỳ Với lý do chính là không thể "chịu tải" dòng người di cư, Tổng thống Erdogan đã tuyên bố "mở cửa" biên giới cho người tị nạn vào châu Âu. Trước những diễn biến bất lợi trên chiến trường Syria, "con bài di cư" đang được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng nhằm gây sức ép với đồng minh Liên minh châu Âu, để...