Mắc kẹt giữa 2 chốt kiểm soát Quảng Nam – Đà Nẵng vì giấy xét nghiệm âm tính
Nhiều người dân từ TP.Đà Nẵng về Quảng Nam đã lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan, “mắc kẹt” giữa 2 chốt kiểm soát dịch vì cách xử lý, áp dụng văn bản hướng dẫn chưa thống nhất, liên quan đến yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19.
Sáng nay 2.10, PV Thanh Niên có mặt tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại xã Điện Thắng Bắc (TX.Điện Bàn, Quảng Nam), địa bàn giáp ranh với TP.Đà Nẵng, để ghi nhận tình hình người dân đổ xô về quê sau khi Quảng Nam có văn bản nới lỏng với TP.Đà Nẵng. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bị mắc kẹt vì thiếu thủ tục, nhất là chứng nhận xét nghiệm âm tính.
Người dân mắc kẹt giữa 2 chốt
Theo ghi nhận, có nhiều người dân buộc phải quay đầu về lại TP.Đà Nẵng vì không có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19.
Người dân rời Đà Nẵng về quê sau khi Quảng Nam nới lỏng công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Anh Nguyễn Trường Trung (trú ở P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cho biết vợ chồng anh lâu nay ở Đà Nẵng. Khi Quảng Nam có văn bản nới lỏng việc đi lại giữa 2 địa phương, vợ chồng anh mới tranh thủ về H.Thăng Bình (Quảng Nam) thăm nhà. Tuy nhiên, khi đến chốt kiểm soát dịch giữa 2 địa phương thì cán bộ trực chốt yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 mới cho qua chốt.
Anh Trung cho rằng, tại mục 4 trong văn bản mà tỉnh Quảng Nam mới ban hành hôm qua 1.10 dành riêng cho người Quảng Nam – Đà Nẵng xác định người dân từ Đà Nẵng về lại Quảng Nam tiêm đủ 2 liều vắc xin , có giấy xác nhận khỏi bệnh chứ không yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính. Nhưng mục 5 lại dùng chung cho các địa phương thì buộc phải có giấy xác nhận âm tính Covid-19, thành trong văn bản này có mâu thuẫn.
“Nếu đã có mục riêng cho người Quảng Nam – Đà Nẵng thì tại sao không phân biệt riêng ra? Giờ người dân về đến chốt thì cán bộ áp dụng mục 5 của văn bản yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính, như thế này người dân lúng túng là phải”, anh Trung thắc mắc.
Lực lượng tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 Điện Thắng Bắc kiểm tra giấy tờ các tài xế trước khi qua chốt vào địa bàn tỉnh Quảng Nam . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Cũng theo anh Trung, người dân vào Quảng Nam khi qua chốt Đà Nẵng thì không yêu cầu có giấy xét nghiệm âm tính, nhưng vào đến chốt Quảng Nam yêu cầu phải có. Lúc này, người dân vào Quảng Nam nhưng lại không được qua chốt thì buộc phải quay lại Đà Nẵng.
Tuy nhiên, khi quay lại Đà Nẵng, thì phía Đà Nẵng lại yêu cầu người từ Quảng Nam ra phải… có giấy xét nghiệm âm tính. Với cách thức này, nhiều người dân mắc kẹt giữa 2 chốt của 2 địa phương, gây ra tình trạng ùn ứ cả 1 km.
“Thời điểm này giữa 2 địa phương cấp độ dịch thì đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn quy định kiểu này thì quá khó khăn cho việc đi lại của người dân”, anh Trung bức xúc nói.
Xe ô tô nối dài chờ qua chốt kiểm soát dịch tỉnh Quảng Nam giáp ranh TP.Đà Nẵng . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Anh Ngô Quang (Q.Sơn Trà) cho hay, gần 3 tháng nay anh mắc kẹt ở Đà Nẵng, nay mới tranh thủ về quê. Nhưng khi về đến chốt kiểm soát dịch của tỉnh Quảng Nam, cán bộ trực chốt yêu cầu anh phải có giấy xét nghiệm âm tính, đành phải quay lại.
“Tôi thấy cách kiểm soát dịch của 2 địa phương khác nhau nên rất bất cập cho người dân”, anh Quang nói.
Phấn đấu đến 2025, Việt Nam sản xuất được tối thiểu 3 loại vắc xin
Điều khoản áp dụng chưa thống nhất?
Anh Trần Anh Nhật (người dân ở TP.Đà Nẵng) cho biết vào Quảng Nam để làm việc, khi qua chốt TP.Đà Nẵng, cán bộ chỉ yêu cầu viết giấy cam kết xong cho đi. Tuy nhiên, khi vào đến chốt địa phận tỉnh Quảng Nam thì lại bảo phải có giấy xác nhận âm tính Covid-19.
Người dân trình giấy tờ để vào địa phận Quảng Nam . Ảnh MẠNH CƯỜNG
“Theo văn bản ban hành hôm qua của tỉnh Quảng Nam, chỉ cần người dân khai báo đầy đủ và cam kết đi về trong ngày thì có thể qua chốt. Quảng Nam không cho vào, giờ quay lại Đà Nẵng cũng không được vì Đà Nẵng yêu cầu từ Quảng Nam ra phải có giấy xét nghiệm âm tính. Giờ người dân lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nói là nới lỏng mà có thấy nới lỏng đoạn nào đâu, cũng y như cũ chứ nới lỏng gì?”, anh Nhật bức xúc nói.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên , mấu chốt của sự bất cập này nằm ở khâu áp dụng văn bản.
Người từ TP.Đà Nẵng vào Quảng Nam trong ngày (không lưu trú dài ngày) thì căn cứ mục 4.1 trong văn bản hướng dẫn tạm thời trong việc quản lý đi lại của người dân mà UBND tỉnh Quảng Nam ban hành ngày 1.10, phần dành riêng cho các trường hợp từ TP.Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam và ngược lại.
Cụ thể, đối với chuyên gia, người lao động sinh sống tại TP.Đà Nẵng vào làm việc tại Quảng Nam, người dân có nhu cầu đi và về trong ngày: Phải cam kết thực hiện đi và về trên một tuyến đường cố định; khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-199; hạn chế tối đa việc tiếp xúc với cộng đồng, thực hiện nghiêm 5K.
Trường hợp ở lại tỉnh Quảng Nam mới phải đáp ứng bổ sung 1 trong 2 điều kiện như đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19, đã khỏi bệnh Covid-19 nhưng cũng không yêu cầu xét nghiệm âm tính.
Trong khi đó, ở mục kế tiếp (mục 5, dành cho người từ các tỉnh, thành phố đến Quảng Nam và ngược lại), UBND tỉnh Quảng Nam mới yêu cầu có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính do cơ quan có thẩm quyền cấp trong vòng 72 giờ (cùng một số yêu cầu khác).
Như vậy, khi tách riêng phần dành cho 2 địa bàn giáp ranh Đà Nẵng – Quảng Nam (mục 4) thì người dân không sai khi chưa có giấy xét nghiệm âm tính. Nhưng khi áp dụng rộng ra cho các tỉnh, thành (mục 5, tất nhiên có TP.Đà Nẵng) thì các chốt buộc người dân quay lại cũng… có cơ sở.
Trao đổi với PV Thanh Niên , trung tá Văn Bá Trì (Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết sau khi văn bản của TP.Đà Nẵng nới lỏng cho người dân tại Đà Nẵng vào Quảng Nam làm việc và công dân Quảng Nam làm việc tại Đà Nẵng trở về Quảng Nam, đến hôm qua tỉnh Quảng Nam cũng có thêm văn bản cho phép người dân Quảng Nam về địa phương.
Theo trung tá Trì, với việc nới lỏng này, người dân rất háo hức về quê nên sáng nay lưu lượng phương tiện qua lại chốt rất đông. Chỉ trong buổi sáng đã có khoảng 2.000 người và phương tiện về quê. Các chốt kiểm soát dịch tăng cường lực lượng để giải thích cho người dân về các chủ trương phòng chống dịch của tỉnh.
Nhiều người dân vào Quảng Nam buộc phải quay đầu rời Đà Nẵng vì không có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 . Ảnh MẠNH CƯỜNG
“Một số người dân hiểu nhầm, hiểu chưa rõ về văn bản. Mục 5 quy định chung đối với người từ các tỉnh, thành phố khác muốn về Quảng Nam phải có giấy xét nghiệm âm tính. Có thể người dân đọc chưa hết văn bản nên chúng tôi phải thường xuyên giải thích cho người dân hiểu. Việc yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính là điều kiện chung”, trung tá Trì nói.
Người dân trình giấy cam kết nhưng vẫn không được qua chốt để vào Quảng Nam . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Xe ô tô nối hàng dài chờ qua chốt . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Các tài xế trình giấy để được qua chốt vào địa phận Quảng Nam . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Kiểm tra giấy tờ người dân qua chốt . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Lực lượng chức năng yêu cầu xe ô tô quay đầu về lại TP.Đà Nẵng vì không có giấy xét nghiệm âm tính . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Lực lượng chức năng trực chốt hướng dẫn cho các tài xế khi vào địa phận Quảng Nam . Ảnh MẠNH CƯỜNG
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 1.10, tỉnh Quảng Nam có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc đi lại của người dân từ các tỉnh, thành phố đến tỉnh Quảng Nam và ngược lại, trong đó có người dân về từ TP.Đà Nẵng, trong thời điểm hiện nay.
Cụ thể, đối với chuyên gia, người lao động sinh sống tại Đà Nẵng vào làm việc tại Quảng Nam, người dân có nhu cầu đi và về trong ngày phải cam kết thực hiện đi và về trên một tuyến đường cố định; khai báo y tế tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid -19; hạn chế tối đa việc tiếp xúc với cộng đồng, thực hiện nghiêm 5K.
Đối với các trường hợp từ Đà Nẵng vào Quảng Nam và ở lại nhưng tự theo dõi sức khỏe, không hạn chế đi lại, thực hiện nghiêm 5K, thì phải đáp ứng điều kiện: tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng so với thời điểm đến, về địa phương.
Ngoài ra, Quảng Nam yêu cầu đã khỏi bệnh Covid-19, có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương và có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc giấy ra viện.
Đề xuất bỏ yêu cầu đã tiêm vắc xin, xét nghiệm âm tính khi đi lại liên tỉnh
Kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải hành khách trong 5 lĩnh vực của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra các yêu cầu, điều kiện mới khi đi lại giữa các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.
Hai yêu cầu bắt buộc với hành khách
Ngày 21/9, Bộ GTVT công bố dự thảo lần một về kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không). Bộ này gửi xin ý kiến các Bộ Y tế, Công an, Quốc Phòng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau khi tiếp thu ý kiến, tổng hợp, dự thảo 2 được Bộ GTVT đưa ra tối 24/9, đồng thời có văn bản gửi Bộ Y tế xin ý kiến, đề nghị sớm có góp ý đối với dự thảo, gửi bằng văn bản về Bộ GTVT trước 11h ngày 27/9 để Bộ GTVT hoàn thiện và ban hành kế hoạch.
Theo dự thảo kế hoạch lần 2, tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đang cư trú tại địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị số 16 (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép).
Các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.
Việc khôi phục hoạt động vận tải hành khách được Bộ GTVT áp dụng ở các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội (Ảnh: Quân Đỗ).
Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19, Bộ GTVT nêu rõ việc tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ % phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách của từng phương thức vận tải.
Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới được tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường.
Đối với hành khách khi đi trên phương tiện vận tải đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chị thị số 19 phải đáp ứng 2 yêu cầu: Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời khai báo trên địa chỉ suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người tham gia giao thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điểm mới của dự thảo lần 2 là nguyên tắc y tế áp dụng đối với hành khách. Cụ thể, tại dự thảo lần một xây dựng theo 2 phương án, nhưng nay chỉ còn một phương án. Đáng lưu ý, dự thảo đưa ra yêu cầu đi lại với hành khách đã đơn giản hơn rất nhiều khi cắt bỏ hoàn toàn các điều kiện về tiêm vắc xin, giấy chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng, giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2...
Bộ GTVT yêu cầu phương tiện vận chuyển hành khách phải thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế hoặc hướng dẫn của Bộ GTVT.
Các loại hình vận tải hoạt động thế nào?
Đối với lĩnh vực hàng không , tần suất khai thác áp dụng theo 4 giai đoạn. Cụ thể: Giai đoạn một (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch) - tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 (thời điểm chưa bùng phát đợt dịch thứ tư) của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay;
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1), không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó.
Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2), không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay).
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) các hãng được khai thác trở lại bình thường.
Trong thời gian thực hiện các giai đoạn một, giai đoạn 2, các đường bay mới, đường bay có tần suất một chuyến/ngày của mỗi hãng hàng không thì được khai thác với tần suất một chuyến/ngày; thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn một.
Quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Tần suất khai thác của các hãng hàng không sẽ được thực hiện theo 4 giai đoạn (Ảnh: Tuấn Mark).
Đối với đường bộ, tần suất khai thác vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch; vận chuyển học sinh, sinh viên: Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định, trong đó xe hợp đồng (trừ trường hợp vận chuyển học sinh, sinh viên), du lịch không được chở quá 50% số người được phép chở cho đến khi thực hiện trạng thái bình thường mới.
Vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu để UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh; trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện một trong 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn một (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch), thực hiện tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt số chuyến/tháng và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn một), tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt số chuyến/tháng và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm.
Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2), thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt về số chuyến/tháng.
Giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới) được hoạt động trở lại bình thường.
Ba loại hình vận tải còn lại là đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa cũng áp dụng các yêu cầu chung theo kế hoạch này và thực hiện khôi phục vận tải theo 4 giai đoạn tương tự như hàng không và đường bộ, với tần suất khai thác phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù loại hình vận tải.
TP.HCM sẽ xử lý trách nhiệm cán bộ nếu để xảy ra tình trạng đông người Tại buổi họp báo chiều 19-9, thượng tá Lê Mạnh Hà, phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM, cho biết Công an TP có quy định cán bộ, chiến sĩ phụ trách khu vực nào mà để xảy ra tình trạng tập trung đông người thì sẽ bị xử lý trách nhiệm. Do ảnh hưởng của dịch nên giá bánh bán ra...