Mặc kệ sức ép nặng nề, chàng trai Việt vẫn quyết cưới vợ Ukraina ngay lần đầu gặp mặt và hành trình chinh phục mẹ chồng chỉ 1 bí quyết của nàng “dâu Tây”
Sơn kể: “Từ trước, cô ấy đã thích thú về văn hóa Việt Nam và học tiếng Việt rất tốt.
Khi về làm dâu, Sofia cũng đảm nhận trọn vẹn trọng trách của con dâu trưởng trong nhà”.
Trên mạng xã hội TikTok, có không ít những nhà sáng tạo nội dung là các cặp vợ chồng. Họ làm những clip xoay quanh cuộc sống thường ngày, những vấn đề hôn nhân và thu hút được nhiều sự chú ý.
Chàng trai Việt mê mẩn cô gái Ukraina
Cặp đôi Sơn Phan và Sofia cũng như vậy. Dù chỉ mới tham gia sáng tạo nội dung trên TikTok song họ đã có rất nhiều đoạn clip gây được sự chú ý. Các nội dung clip xoay quanh cuộc sống của một cô vợ ngoại quốc tại Việt Nam, thích ứng với cuộc sống ở đây.
Nàng dâu Tây giỏi nấu đồ ăn Việt
Sơn 29 tuổi, Sofia 27 tuổi. Cặp đôi đến từ thủ đô Kiev (Ukraina) và hiện sinh sống tại Hà Nội.
Họ quen nhau khi cùng học Đại học Tổng hợp Kiev. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Sơn đã “choáng váng” vì Sofia đẹp và quyến rũ hết mức. Khi đó, Sofia theo học môn Tiếng Việt. Điều này càng khiến cho anh bất ngờ và muốn tìm hiểu về cô gái này hơn.
“Mình ngạc nhiên khi cô gái Ukraina lại muốn tìm hiểu phong tục tập quán của Việt Nam cũng như học tiếng Việt. Mình như trúng tiếng sét ái tình khi vừa nhìn vào đôi mắt xanh biếc, trong veo của cô ấy. Ngay từ giây phút đầu tiên, mình đã biết đây là cô gái bản thân tìm kiếm bấy lâu nay rồi”, Sơn nhớ lại.
Cặp đôi Sơn và Sofia.
Đã thích thì Sơn bắt đầu hành trình “cầm cưa”. Sau vài lần gặp nhau ở trường, Sơn ngỏ lời mời Sofia đi xem phim cho cuộc hẹn đầu tiên. Họ đều có ấn tượng đẹp về đối phương, tuy ngại ngùng nhưng vẫn cho nhau cơ hội được tìm hiểu. Qua hơn nửa năm thì cặp đôi chính thức ở bên nhau.
Bản thân Sơn cũng sinh ra và lớn lên ở Ukraina nên rõ ràng chuyện tiếng nói, phong tục không thể làm khó được anh chàng. Tình yêu của cả hai càng trở nên bền chặt và gắn kết hơn nữa.
Sơn kể: “Sau 2 năm yêu nhau thì mình cầu hôn và Sofia đồng ý. Tuy nhiên, sau khi học xong đại học mình học thêm thạc sĩ ở Đức còn cô ấy tới Việt Nam học nên cả hai tạm thời yêu xa”.
Thời gian đầu, gia đình Sơn cũng không hoàn toàn ủng hộ việc anh yêu một cô gái nước ngoài.
“Bố mẹ mình có nhiều nỗi lo, lo cô ấy không hòa nhập được phong tục tập quán Việt Nam. Lo phụ nữ phương Tây khó đảm đương được chuyện gia đình. Tuy nhiên, tình yêu của cả hai chiến thắng được tất cả và hiện tại bố mẹ mình còn yêu dâu, yêu cháu hơn cả con trai ruột rồi đây”, Sơn nhớ lại.
Không chỉ gia đình Sơn mà về phần Sofia, bố mẹ cô cũng không ủng hộ mối quan hệ này. Người thân Sofia ngăn cản chuyện cô kết hôn rồi sinh sống tại Việt Nam. Nhưng có lẽ, chính nhờ sức ép đó giúp cặp đôi càng cố gắng mãnh liệt hơn để có thể ở bên nhau.
Sơn kể: “Điều chúng mình có chính là sự chân thành. Mình xin phép qua nhà Sofia gặp bố mẹ cô ấy. Mình thuyết phục họ rất nhiều rằng bản thân sẽ chăm sóc và dành tình yêu cho Sofia. Mình cũng chứng minh cho họ biết tình yêu của hai đứa nghiêm túc và mãnh liệt thế nào. Cuối cùng, bố mẹ vợ cũng gật đầu, tác thành cho chuyện hôn nhân của cả hai”.
Họ đã chụp ảnh cưới theo phong cách Việt Nam.
Nàng dâu Tây chinh phục mẹ chồng bằng tài nấu nướng
Hôn lễ của cặp đôi được tổ chức ở cả Việt Nam lẫn Kiev. Đám cưới đầu tiên ở Kiev để bạn bè ngoại quốc của họ cùng đến chung vui. Họ đặt áo dài ở Hà Nội rồi chuyển qua cho có không khí đám cưới Việt. Hôn lễ thứ 2 tổ chức ở Nam Định – quê hương của bố Sơn. Sự kết hợp văn hóa của hai nước trong hôn lễ khiến cho hai vợ chồng vô cùng xúc động.
Hình ảnh tuyệt vời trong đám cưới.
Trong thâm tâm của Sơn, Sofia xa bố mẹ, quê hương, xa cuộc sống quen thuộc để đến nơi hoàn toàn khác lạ sinh sống nên anh vô cùng trân trọng vợ mình.
Với Sofia, hành trình chinh phục bố mẹ chồng của cô cũng thật sự rất tuyệt vời. Bình thường, các bà mẹ chồng có con dâu Tây thường lo ngại việc con không hiểu truyền thống hay phong tục tập quán. Nhưng Sofia ngược lại. Cô biết đồ ăn Việt Nam rất phong phú nên quyết tâm rèn luyện kỹ năng nấu nướng, chinh phục mẹ chồng bằng bí quyết nấu nướng.
Sơn kể: “Từ trước, cô ấy đã thích thú về văn hóa Việt Nam và học tiếng Việt rất tốt. Khi về làm dâu, Sofia cũng đảm nhận trọn vẹn trọng trách của con dâu trưởng trong nhà. Sofia rất chăm và ham học hỏi, bây giờ, cô ấy nấu gần như được toàn bộ các món ăn truyền thống Việt Nam.
Việc gì khó quá thì Sofia có hỏi han và xin sự giúp đỡ của mình. Sự cố gắng đó cùng với những kết quả có được khiến mẹ mình rất hài lòng. Bố mẹ cũng chẳng ngờ là Sofia thích nghi nhanh với văn hóa Việt đến thế và càng thêm yêu mến con dâu hơn”.
Hình ảnh phù dâu Tây mặc áo dài.
Hiện tại, hai vợ chồng đang dần tạo được dấu ấn trên TikTok. Sơn cho biết, ban đầu họ xây dựng kênh coi như một cách để giải trí, lưu lại kỷ niệm của hai vợ chồng và bé con. Ai ngờ các clip lại được đón nhận đến thế. Có lẽ, cuộc sống của một ông chồng Việt và vợ Tây đã tạo được dấu ấn lớn đối với cộng đồng mạng.
Gia đình hạnh phúc hiện tại của hai vợ chồng.
Hai con người đến từ hai nền văn hóa khác nhau, yêu và cưới, xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Với Sơn, mỗi ngày của anh trôi qua cùng Sofia đều ngập tràn tiếng cười. Theo anh, có được điều đó chính là bởi mối quan hệ của họ bắt nguồn từ tình yêu. Có tình yêu thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua.
Anh Tây được dạy 1 câu Tiếng Việt ngắn: Mới đầu chẹp miệng tưởng vô nghĩa, hóa ra "bậc thầy ngôn ngữ" mới hiểu!
Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu Tiếng Việt còn khó nhằn hơn!
Câu chuyện người nước ngoài học Tiếng Việt luôn là đề tài thú vị mỗi khi được nhắc tới trên mạng xã hội. Lần đầu tiên tiếp xúc với một ngôn ngữ có nhiều sự riêng biệt, các anh bạn nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng, ngơ ngác. Chỉ riêng việc đọc được đúng bộ dấu "sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng" của Tiếng Việt thôi đã đủ khiến nhiều anh Tây sợ toát mồ hôi hột. Cũng vì vậy cả nghìn tình huống hài hước đã xảy ra, khiến dân tình cười sái quai hàm.
Mới đây, một anh Tây đã chia sẻ lại câu chuyện học tiếng đầy hài hước của mình. Chẳng là trong giờ học Tiếng Việt, anh Tây được dạy nói một câu, nghe có vẻ khá vô nghĩa! Tuy nhiên khi được học, anh chàng mới ngơ ngác, bật ngửa: Hóa ra câu nói này chứa cả tinh hoa của Tiếng Việt. Nếu chỉ mới có vốn từ vựng Tiếng Việt lèo tèo thì sẽ chẳng thể nào hiểu nổi.
"Today in my Vietnamese lesson, I learned how to say "to eat Indian food", anh Tây kể lại. (Tạm dịch: "Hôm nay trong tiết học Tiếng Việt, tôi học cách nói "ăn đồ ăn Ấn Độ"). Nào, bạn đã thấy sự phức tạp chưa!
Tâm sự của anh Tây.
"Ăn đồ ăn Ấn Độ" - nếu là một thanh niên người nước ngoài, lần đầu tiếp xúc với Tiếng Việt ắt hẳn sẽ hoảng hốt lắm lắm! Bởi câu gì mà các từ giống hệt nhau lại còn như lặp đi lặp lại. Nếu viết theo kiểu không dấu thì các anh Tây còn hoảng nữa, bởi nó sẽ thành ra như này: "an do an An Do". Trông có hoang mang, rối bời không cơ chứ! Đó, phải học hết bộ dấu của Tiếng Việt thì mới hiểu được. Cái hay và thú vị là ở chỗ đó.
Tuy nhiên, câu "ăn đồ ăn Ấn Độ" vẫn chưa nhằm nhò gì. Bên dưới bài đăng của anh Tây, cư dân mạng đã góp thêm nhiều câu còn khó nhằn hơn nhiều! Nick Facebook N.L bình luận: "Thế này chưa khó. Mấy nữa bạn sẽ học thêm các câu kiểu: "Đỗ Ân ăn đồ ăn Ấn Độ".
Nick Facebook P.D cũng góp thêm 1 câu: "Đô đố Ân ăn đồ ăn Ấn Độ. Ân đâu ăn được, Đô đem đồ ăn Ấn Độ đi đổ, đổi đồ ăn In-Đô". Ngay lập tức, anh Tây bình luận đầy ai oán: "Giết tôi luôn đi". Còn cư dân mạng hài hước cho rằng, nếu vừa mới học đã "đụng độ" những câu cao siêu như này thì không chỉ người nước ngoài mà cả người Việt cũng trầm cảm mất!
Vlogger Đinh Tiến Dũng với content độc đáo: "0 đến 100 tuổi ở Việt Nam" Tất nhiên, một người Vlogger sẽ vừa phải sáng tạo nội dung đa dạng, vừa phải đảm bảo cho việc người xem của họ yêu thích chúng. Bởi vlogger là những người có khả năng sáng tạo và vận dụng nó vào trong việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông nhằm thu hút người xem và khán giả. Vlogger...