Mặc kệ Mỹ, Ấn Độ khẳng định có “quyền tối cao” để mua hệ thống S-400 của Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết ông “tin tưởng phần nào” rằng Mỹ sẽ hiểu quyết định mua các hệ thống phòng vệ hiện đại của Ấn Độ, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Theo báo The Hindu của Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo các đồng minh và đối tác của mình rằng họ sẽ phải chịu trừng phạt nếu quyết định mua về các loại khí tài quân sự do Nga sản xuất.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các đồng minh và đối tác hãy từ bỏ các hoạt động giao dịch với Nga có thể khiến họ phải chịu trừng phạt theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Hoa Kỳ Thông qua Trừng phạt (CAATSA)”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định New Delhi luôn luôn giữ vững lập trường, đó là việc mua vũ khí từ nước ngoài là “quyền tối cao” của nước này và bày tỏ hi vọng rằng Washington sẽ hiểu quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Video đang HOT
Ấn Độ và Nga đã ký kết một hợp đồng có giá trị 5,43 tỉ USD cho việc cung cấp 5 hệ thống S-400 cho Ấn Độ, mặc cho Mỹ đe dọa áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ đất nước nào mua vũ khí từ Nga.
Trừ phi Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt quyết định miễn trừ, thỏa thuận giữa Ấn Độ và Nga có thể sẽ khiến nước này bị trừng phạt một khi khoản tài chính đầu tiên chi trả cho S-400 được cung cấp. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính phủ hiện vẫn chưa có quyết định nào, tuy nhiên Ấn Độ và Nga được cho là đã thiết lập cơ chế chi trả có thể giúp tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mùa hè này, Nga hoàn tất việc cung cấp S-400 đợt đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ theo một thỏa thuận mà hai nước đã ký kết năm 2017. Sau khi Ankara khẳng định họ sẽ theo đuổi thỏa thuận đến cùng, Washington đã ngừng cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo sẽ còn áp dụng thêm nhiều hình thức trừng phạt khác. Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ sử dụng hệ thống S-400 vào tháng 4/2020.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Tiết lộ mới về S-400 của Nga khiến hai cường quốc hàng đầu thế giới "mất ngủ"
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov vừa tiết lộ các đối tác Ấn Độ rất quan tâm đến việc hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga.
Ông Peskov cũng cho biết, tình hình quanh hợp đồng S-400 giữa Nga và Ấn Độ đang tiến triển "rất thuận lợi". Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Mỹ thêm phần lo ngại trong bối cảnh giới chức Washington thực sự bị ám ảnh bởi việc hàng loạt đối tác và đồng minh của họ có hứng thú với hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga. Ngoài Mỹ, Trung Quốc cũng "đứng ngồi không yên" vì thông tin này.
Tên lửa S-400
Phát biểu trên đài truyền hình Nga ngày hôm qua (4/9), ông Peskov cho hay: "Chủ đề rất nhạy cảm nhưng quan trọng hơn bao giờ hết trong mối quan hệ hợp tác của chúng tôi đã được thảo luận - đó là chi tiết về mối quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Nga và Ẫn Độ. Các đối tác Ấn Độ của chúng tôi đã thể hiện sự quan tâm rất lớn. Và cuộc thảo luận về chủ đề này tiếp tục diễn ra trong cuộc gặp mới nhất giữa phái đoàn hai nước Nga và Ấn Độ".
"Thuận lợi. Và tất nhiên, nó đang được thảo luận. Mọi thứ đang tiến triển tích cực", ông Peskov đã nói như vậy khi được hỏi về vấn đề hợp đồng S-400 giữa Nga và Ấn Độ.
Trước đó, Nga và Ấn Độ đã giải quyết xong vấn đề thanh toán trước của hợp đồng S-400. Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga cho biết, hợp đồng S-400 giữa Nga và Ấn Độ sẽ được hoàn tất theo những thỏa thuận và văn bản mà hai bên đã ký kết.
Moscow và New Delhi đã chính thức ký hợp đồng S-400 vào tháng 10 năm ngoái. Theo hợp đồng này, Nga sẽ bán cho Ấn Độ các tên lửa phòng không tối tân S-400 có trị giá lên tới hơn 5 tỉ USD.
Với những tiết lộ mới ở trên về hợp đồng S-400 giữa Nga và Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc có lý do để lo ngại. Cả Washington và Bắc Kinh đều không muốn New Delhi có trong tay các tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Mỹ có thể thất bại trong việc ngăn Ấn Độ mua S-400 sau khi đã bất lực trong việc ngăn cản đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ mua các tên lửa S-400 của Nga.
Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với Nga, theo đó bất kỳ nước nào có giao dịch với ngành quốc phòng và tình báo của Nga sẽ phải đối mặt với một loạt biện pháp trừng phạt phụ. Tuy nhiên, một dự luật quốc phòng mới cho phép Tổng thống Mỹ có quyền miễn các biện pháp trừng phạt cho một nước nào đó vì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Trong khi nhiều quan chức Mỹ đe dọa trừng phạt Ấn Độ nếu nước này tiếp tục thúc đẩy tiến trình mua các tên lửa S-400 của Nga thì một số quan chức khác của Mỹ phản đối bước đi này do lo ngại nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của nước Mỹ.
Ngoài Mỹ, một nước khác cũng đặc biệt lo ngại về thông tin New Delhi ký được hợp đồng mua S-400 của Nga. Việc Nga bán loại tên lửa có sức mạnh khủng khiếp như vậy cho Ấn Độ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc không chỉ có cảm giác lo ngại, bất an mà còn tức giận. Quan hệ giữa Trung Quốc và nước láng giềng Ấn Độ không mấy êm đẹp. Giữa hai nước có cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở khu vực biên giới. Ngoài ra, còn tồn tại một cuộc đua ngầm rất mạnh giữa hai nước lớn của Châu Á nhằm tranh giành ảnh hưởng về vị thế trong khu vực cũng như quốc tế. Trong những năm qua, New Delhi nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của họ là nhằm để đối phó với hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan.
Theo vnmedia
Bất chấp Mỹ can ngăn, Ấn Độ vẫn chuyển tiền mua S-400 của Nga Ấn Độ đã bắt đầu chi trả khoản tiền mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, bất chấp việc Mỹ phản đối. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 New Delhi đã bắt đầu trả tiền để mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga mà họ đã đặt hàng từ trước. Động thái này diễn ra giữa...