‘Mặc kệ’ con có ‘tự lớn’?
Cha mẹ có thể “mặc kệ” trẻ tùy từng trường hợp nhưng vẫn cần hướng dẫn, chỉ bảo để con được phát triển tốt, nhất là quá trình nuôi dưỡng cảm xúc.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh.
Có thể khiến con phải trả giá đắt
Nhiều cha mẹ có quan niệm về dạy con tự lập, thường cho rằng nó khóc cứ để nó khóc, nó ngã cứ để nó tự đứng lên, nó làm sai phải để nó chịu phạt… Quan niệm này không sai, nhưng thật sự chúng ta hiểu chưa đúng ý nghĩa và đang làm sai.
Dạy trẻ tự lập là cha mẹ cho trẻ sự hướng dẫn và tin vào trẻ có thể làm, chứ chưa bao giờ bỏ mặc trẻ.
Trẻ đến với thế giới này thông qua cha mẹ. Con có giấc mơ của con, có nhiệm vụ cuộc đời của con, tài năng riêng của con, con sẽ tỏa sáng theo đúng tài năng của con. Mỗi người cha, người mẹ cần đồng hành cùng con, định hướng cho con, giúp con trưởng thành trong cuộc đời này để con sống cuộc đời của chính con, để tài năng trong con được bộc lộ. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng nhất trong cuộc đời của người làm cha, làm mẹ.
Trường đời chính là trường học dạy chúng ta trưởng thành. Chúng ta trưởng thành thông qua vấn đề, thông qua vấp ngã, nỗi đau. Do đó, đối với trẻ, nếu mình để mặc kệ con tự lớn, cũng như một cây con không có sự uốn nắn, chăm sóc thì nó sẽ không biết mọc thế nào, không biết hành trình tiếp theo sẽ ra sao.
Một người mà không được dẫn dắt, không được chỉ bảo, định hướng, không được khích lệ động viên thì cũng giống như một người mù không nhìn thấy đường để đi. Các con sẽ không biết cách làm thế nào để trưởng thành, như vậy sẽ dễ vấp ngã trong cuộc đời.
Có những đứa trẻ trưởng thành từ nội động lực bên trong cơ thể, nhưng tỷ lệ đó không nhiều. Nhiều bạn trẻ trưởng thành từ những vấp ngã, nỗi đau trong cuộc đời. Các bạn đó sẽ tự tin hơn, trưởng thành sớm hơn và được tôi luyện nhiều hơn. Tuy nhiên, để học được những bài học đắt giá, “xương máu” đó các bạn có thể sẽ phải trả những giá rất đắt trong cuộc đời.
Nếu để mặc kệ cho con tự lớn hoàn toàn thì có thể trẻ sẽ va vấp bởi các tệ nạn, thói hư tật xấu, niềm tin giới hạn rằng mình không làm được cái này cái kia, bị mắc kẹt trong chính nỗi đau của mình. Khi đó, trẻ sẽ trở nên vô cảm bởi con không được quan tâm, chăm sóc. Con sẽ bị tổn thương về mặt cảm xúc và tinh thần.
Video đang HOT
Một người không thể cho người khác thứ mà họ không có thì khi trưởng thành, những đứa trẻ mang trong mình đầy những tổn thương kia cũng sẽ không biết cách quan tâm và yêu thương người khác. Từ đó có thể dẫn đến rất nhiều hệ luỵ, sai lầm sau này trong cuộc đời.
Ảnh minh họa ITN.
Mặc kệ khiến con thấy mình không có giá trị
Ở bất kỳ lứa tuổi nào bố mẹ cũng không nên mặc kệ con của mình lớn, đặc biệt là các con ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Vì 0 – 7 tuổi là giai đoạn đóng dấu vào vô thức của con, 7 – 14 là giai đoạn mô phỏng hóa người cha, người mẹ thần tượng của con, 15 – 18 tuổi là giai đoạn xã hội hóa, các con sẽ có nhiều mối quan tâm bên ngoài hơn.
Là cha, là mẹ cần phải định hướng cho con, cổ vũ động viên con, gửi niềm tin vào con nhưng không phải là không hỗ trợ con. Trong hành trình phát triển, sai lầm là cách con trưởng thành. Trong giai đoạn này, con rất cần cha mẹ đồng hành cùng con. Cha mẹ có những trải nghiệm, vốn sống nhiều hơn con nên sẽ đưa ra những bài học, lời khuyên và định hướng rất hữu ích cho con của mình.
Khi mặc kệ con trẻ tự lớn sẽ làm cho con cảm thấy mình không có giá trị trên cuộc đời này nữa. Con cho rằng cha mẹ không quan tâm, không yêu thương mình, mình vô dụng trong cuộc đời, từ đó dẫn đến việc chán ghét bản thân. Thậm chí, các con không còn muốn tồn tại trong cuộc đời này nữa, các con sẽ thu mình lại, trầm cảm hoặc tự kỷ, làm những việc không đúng đắn.
Từ thực tiễn, gia đình anh H. (Nam Định) đi sang Nga làm ăn, để con ở nhà với ông bà. Bố mẹ nghĩ rằng chỉ cần gửi tiền nuôi con cho ông bà và gửi đồ chơi cho con là đầy đủ, con mình sướng hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác. Vì ngày xưa bố mẹ thiếu thốn vật chất nên nghĩ giờ chỉ cần đảm bảo đầy đủ vật chất, cho con ăn ngon, mặc đẹp là được.
Tuy nhiên, bố mẹ lại không để ý đến cảm xúc của con, không quan tâm đến hành trình lớn lên của con, không gọi điện tâm sự với con. Kết quả là, khi đứa con học đến lớp 7 thì con bắt đầu bướng, hư, không nghe lời ông bà nữa.
Thật ra, bố mẹ đâu biết rằng cái con cần ở đây là sự quan tâm về tinh thần. Dinh dưỡng tâm lý chiếm 80% sự trưởng thành của đứa trẻ. Các con bây giờ đã lớn, cũng như cái cây trưởng thành rồi, đã hình thành các nhánh cây rồi để uốn lại thì không phải ngày 1 ngày 2 là làm được. Cha mẹ không biết làm cách nào, không đủ kiên nhẫn với con thì con rất dễ dàng sa ngã vào con đường sai lầm. Sau đó, người mẹ quyết định trở về Việt Nam để bắt đầu đồng hành với con, 2 mẹ con đã tìm đến chuyên gia để được tư vấn.
Trong quá trình đồng hành với trẻ, cô nhận thấy, bản chất của con không phải là đứa trẻ hư, láo, mà là do không có người dẫn dắt, định hướng. Ông bà ở cách xa thế hệ, chỉ chăm con ăn uống chứ không quan tâm đến cảm xúc, cảm nhận của con.
Con rất cô đơn, thiếu vắng sự đồng hành của người cha, người mẹ trong hành trình trưởng thành. Khi mình thiếu vắng tình cảm thì rất thèm khát sự quan tâm của người khác, con sẽ làm mọi cách để được quan tâm nhiều hơn, chú ý nhiều hơn nên có những hành động lạc lối như vậy. Khi cha mẹ hiểu được điều đấy thì sẽ đồng hành được cùng con trong hành trình làm lại cuộc đời, giúp con trưởng thành và phát triển tốt nhất.
Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị chấn thương cảm xúc trong một mối quan hệ
Bạn có thể nổi da gà hoặc cảm thấy đau bụng thậm chí là nôn nao. Tuy nhiên, bạn thấy mình bị thu hút bởi người này và không biết tại sao vì rõ ràng là bạn không thích họ.
Chấn thương về mặt cảm xúc, tinh thần khá nguy hiểm. Nó giống như việc bạn bị chìm đắm trong một mối quan hệ độc hại quá lâu mà không thoát ra được. Một mối quan hệ ràng buộc chấn thương xảy ra khi bạn trở nên gắn bó về mặt tình cảm với người lạm dụng bạn.
Bạn có từng nghe đến Hội chứng Stockholm Syndrome - phản ứng tâm lý khi nạn nhân trở nên quý mến và đồng cảm với kẻ bạo hành mình. Mối quan hệ ràng buộc chấn thương cũng vậy, nó khá phổ biến trong các mối quan hệ độc hại, cho dù đó là mối quan hệ với người yêu, bạn đời hay anh chị em bạn bè.
Các dấu hiệu cần cảnh giác:
Bạn nhận ra tuy không thích người này nhưng không thoát ra nổi mối quan hệ đó
Khi bạn dành thời gian với một người độc hại, bạn nhận ra rằng bạn không thích ở gần họ. Bạn cảm thấy tức giận với họ nhưng biết rằng việc bày tỏ cảm xúc của mình là không an toàn. Bạn có thể có phản ứng vật lý khi ở gần người này hoặc để họ chạm vào bạn. Bạn có thể nổi da gà hoặc cảm thấy đau bụng thậm chí là nôn nao. Tuy nhiên, bạn thấy mình bị thu hút bởi người này và không biết tại sao vì rõ ràng là bạn không thích họ.
Ảnh minh họa
Mối quan hệ của bạn được xây dựng xung quanh cảm giác tội lỗi và xấu hổ
Một người độc hại sử dụng nỗi sợ hãi, nghĩa vụ và cảm giác tội lỗi để giữ bạn trong tầm kiểm soát của họ. Nếu bạn nói lên nhu cầu của mình, bạn sẽ bị cho là ích kỷ và đòi hỏi. Tệ hơn nữa, bạn được ghi vào tâm trí rằng bản thân không có quyền đối với những nhu cầu đó.
Khi bạn thiết lập các ranh giới, chúng sẽ bị phá bỏ một cách có hệ thống. Ví dụ bạn định ra ngoài chơi nhưng bỗng dưng cảm thấy áy náy và lại ở nhà. Đối phương nói với bạn rằng bạn "mắc nợ" họ bởi những lý do nào đó như họ từng cứu bạn, giúp đỡ bạn hoặc những người thân của bạn... Họ gieo vào đầu bạn, áp đặt những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn luôn có cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Ví dụ nuôi con không tăng cân là do bạn, con hư cũng vì bạn không biết dạy dỗ, bạn bị bạo hành vì bạn gây lỗi...
Bạn không dũng cảm rời đi nếu lạm dụng gia tăng
Bạn ở bên một người độc hại càng lâu thì hành vi lạm dụng càng được bình thường hóa. Vì cảm giác tội lỗi và xấu hổ mà bạn phải chịu, bạn có thể ít có khả năng bỏ đi nếu tình trạng lạm dụng gia tăng.
Nếu bạn rời đi, bạn, gia đình và con cái của bạn có thể bị đe dọa. Bạn bị cô lập khỏi những người khác, dẫn đến việc bạn không nhận được sự hỗ trợ bên ngoài mối quan hệ của mình. Vậy nên trên thực tế có rất nhiều cô vợ bị chồng đối xử tệ bạc nhưng rất khó để rời bỏ cuộc hôn nhân ấy.
Bạn đã bị Lovebombed (dội bom tình yêu), Devalued (phủ nhận) và Hoovered (hút sạch)
Mối quan hệ của bạn với một người độc hại diễn ra theo chu kỳ đẩy - kéo cực đoan. Khi bắt đầu mối quan hệ, bạn được chú ý, được yêu thương, quan tâm bằng lời mật ngọt, bằng quà tặng và những cam kết bằng lời nói. Người độc hại nói với bạn rằng bạn là người hoàn hảo và họ chưa bao giờ gặp ai đó như bạn. Đây là giai đoạn "dội bom tình yêu".
Khi bạn đặt ra một ranh giới hoặc thể hiện sự độc lập, bạn sẽ cảm thấy bị người độc hại đánh giá thấp. Từ 1 việc đơn giản, bạn không làm sai nhưng cuối cùng bạn vẫn là kẻ không đúng.
Khi bạn cố gắng rời bỏ mối quan hệ, người độc hại sẽ cố gắng thuyết phục bạn ở lại. Nếu bạn chia tay thành công, người độc hại vẫn tìm mọi cách để "hút" bạn trở lại mối quan hệ này.
Bạn là người cảnh giác cao độ
Một mối quan hệ lành mạnh luôn nhất quán. Bạn có thể chắc chắn về tình cảm của nhau qua thái độ, qua cách đối phương phản ứng trong các tình huống cuộc sống.
Nhưng bước vào 1 mối quan hệ độc hại chẳng khác nào "đi trên vỏ trứng". Bạn cẩn thận về những gì mình nói và làm để không khiến đối phương "mất hứng". Đôi khi bạn được họ đối xử dịu dàng nhưng có lúc lại đột ngột cáu gắt. Bạn cố gắng dự đoán những hành vi từ người độc hại - nhưng rất tiếc hành vi của họ không thể đoán trước. Khi bạn quá cảnh giác, bộ não của bạn sẽ phản ứng giống như cách con mồi phản ứng với kẻ săn mồi.
Kết luận
Nếu bạn bị chấn thương tâm lý vì ai đó, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý về trải nghiệm của bạn. Bạn có thể đang mang trong mình cảm giác tội lỗi và xấu hổ, khiến việc rời bỏ người ấy càng trở nên khó khăn hơn. Một trong những cách hiệu quả nhất để giải thoát bản thân khỏi mối ràng buộc tổn thương là không tiếp xúc hoặc ít tiếp xúc với người độc hại. Tuy nhiên, đó có thể là một quá trình phức tạp đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng cũng như quyết tâm cao.
Cảm xúc của người mẹ bị thúc giục chuyện sinh bé thứ 2 "Khi ai đó nhắc tới chuyện này, mình cảm thấy bản thân khó kiểm soát được cảm xúc", người mẹ tâm sự. Mới đây, một người mẹ của bé trai 2 tuổi đã chia sẻ câu chuyện của bản thân và nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người mẹ khác. Cụ thể, chị cho biết bản thân cảm thấy không thoải...