Mặc kệ cảnh báo của Washington, Pháp tăng thuế với nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ
Vào hôm 11-7, quốc hội Pháp vừa chấp thuận luật đánh thuế nhằm vào các công ty công nghệ lớn của nước ngoài đang hoạt động tai nước này, điều có thể tạo ra sự phản ứng từ Washington do phần lớn các công ty này đến từ Mỹ.
Mức thuế 3% sẽ được đánh vào các công ty công nghệ đa quốc gia đang hoạt động tại Pháp có doanh thu toàn cầu đạt ít nhất 750 triệu euro và doanh thu ở Pháp đạt trên 25 triệu euro.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết mức thuế mới sẽ có hiệu lực vào 30 công ty, phần lớn là từ Mỹ, bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha và Anh. Điều này giúp Pháp thu được khoảng 500 triệu euro mỗi năm.
Trước đó, các công ty trên né được thuế tại Pháp do không có sự hiện diện vật lý lớn tại quốc gia này. Chính quyền Paris khẳng định rằng, thuế cần phải được áp dụng theo doanh thu chứ không phải sự hiện diện.
Video đang HOT
Pháp có thể nhận lại sự phản ứng từ Mỹ với luật đánh thuế mới
Vào hôm 10-7, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho điều tra biện pháp đánh thuế mới của Pháp. Cuộc điều tra có thể dẫn đến một cuộc đối đầu thương mại mới và Mỹ có khả năng sẽ tăng thuế với hàng hóa của Pháp.
Phản hồi với lời c ảnh báo trên, Bộ trưởng Tài chính của Pháp Bruno Le Maire cho biết: “Pháp là quốc gia có chủ quyền và Pháp sẽ tự quyết định các thuế quan của mình. Mức thuế mới của Pháp tuân thủ các thỏa thuận quốc tế. Mỹ và Pháp có thể cùng nhau đi đến một thỏa thuận chung về việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ đa quốc gia thay vì đe dọa và trả đũa nhau”.
Theo anninhthudo
Mỹ trả tiền thuê Anh và Pháp 'thế chân' ở Syria
Một báo cáo mới cho biết, Anh và Pháp sẽ cử lính đến Syria để tiếp quản nhiệm vụ ở đây thay cho Mỹ. Nhưng sự thế chân này sẽ được Washington chi trả.
Khoảng 1.000 đến 2.000 lính Mỹ hiện đang đóng quân ở Đông Bắc Syria. Tuy nhiên, khi Mỹ mong muốn giảm bớt sự có mặt tại Syria, chính phủ của ông Trump đang quay sang các đồng minh trong việc tiếp quản nhiệm vụ. Hôm 8/9, Đức đã từ chối yêu cầu cử lính bộ binh, dựa trên chính sách lâu đời của nước này.
Mặt khác, Anh và Pháp lại sẵn lòng nghe theo lời kêu gọi của Washington, theo một báo cáo mới từ tờ Foreign Policy. Cả hai nước hiện đang có một lượng giới hạn lính bộ đặc công tại Syria, và sẽ cam kết tăng lượng này từ 10-15% để cho phép Mỹ rút quân.
Lính Mỹ và lực lượng đối lập Syria tuần tra tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở Hasakah, Syria.
Hồi tháng 12, ông Trump đã thông báo về việc Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn khỏi Syria, đất nước mà ông miêu tả là toàn "cát bụt và chết chóc". Tuyên bố này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các quan chức "diều hâu" ở Washington. Tuy nhiên, Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton đã lập tức trấn an rằng lực lượng Mỹ sẽ ở lại Syria cho đến khi những mảnh vụn cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị tiêu diệt, và ảnh hưởng của Iran được khống chế. Hai điều kiện này sẽ phải mất nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm mới có thể đạt được.
Vài ngày sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt đầu một chuyến công du vòng quanh Trung Đông để trấn an các đồng minh rằng Washington vẫn chưa mất đi sự quan tâm, và sẽ lại thực hiện các hành động quân sự tại Syria nếu cần thiết. "Khi Mỹ rút lui, hỗn loạn theo sau", ông Pompeo nói. "Mỹ sẽ không rút lui cho đến khi cuộc chiến chống khủng bố kết thúc".
Vì vậy, nước cờ thay thế lính Mỹ bằng lính nước ngoài được cho là để ông Trump có thể xoa dịu những quan chức như John Bolton và Mike Pompeo. Đồng thời, việc này cũng cho phép Tổng thống tái khẳng định cam kết trước cử tri.
Tuy nhiên, cái giá phải trả sẽ là gì? Đó là câu hỏi đang được đặt ra khi Pháp và Anh sẽ không cung cấp đủ binh lính để thay thế hoàn toàn cho việc Mỹ rút lui. Vì vậy, nhiều khả năng lực lượng sẽ được điều thêm từ Italia, cũng như một số từ các nước Baltic và Balkan. Tuy nhiên, Mỹ sẽ phải trả tiền cho những củng cố lực lượng này - nguồn tin của Foreign Policy cho biết.
Anh Thư
Theo VNN
Đức và Hà Lan tạm ngừng sứ mệnh huấn luyện quân sự ở Iraq Ngày 15/5, Đức và Hà Lan quyết định tạm đình chỉ sứ mệnh huấn luyện của binh sỹ nước này ở Iraq do lo ngại về căng thẳng khu vực đang gia tăng. Các binh sỹ Hà Lan đang hỗ trợ huấn luyện cho các lực lượng sở tại ở Erbil, miền Bắc Iraq. (Nguồn: EPA-EFE) Ngày 15/5, một người phát ngôn Bộ...