Mặc kệ bẫy nợ, Philippines vẫn vay Trung Quốc 175 tỷ Peso làm đường sắt
Không màng đến những dự án vay vốn Trung Quốc đã bị hàng loạt các nước khác hủy bỏ, Tổng thống Duterte vẫn chuẩn bị vay vốn Trung Quốc một khoản tương đương 77 nghìn tỷ đồng Việt Nam để làm dự án đường sắt.
Trong tháng này, ông Tập và Duterte sẽ gặp nhau để ký kết dự án Đường sắt quốc gia Philippines vay vốn 77 nghìn tỷ đồng của Trung Quốc
Theo tờ Philstar Global, ông Duterte đã lên lịch trong tháng này gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình để ký kết dự án Đường sắt quốc gia Philippines (PNR), trị giá 175 tỷ Peso (gần 77 nghìn tỷ đồng), dài 639 km nối Manila và Bicol.
Dự án này là một phần của chương trình Hệ thống Luzon, nằm trong số các dự án cơ sở hạ tầng lớn được tài trợ theo Thỏa thuận Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA), một quan chức Bộ Ngoại giao (DFA) giấu tên vừa cho biết vào hôm qua (6/11).
Quan chức này cho biết chuyến thăm của ông Tập sẽ diễn ra sau Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương từ ngày 12 đến 18/11 tại Papua New Guinea.
Ông Albay Rep. Joey Salceda, người đề xuất ban đầu của dự án cho biết, dự án đường sắt hiện đại này sẽ là xương sống chính để phát triển kinh tế ở miền nam Tagalog và Bicol với lợi ích lan tỏa đến các vùng khác của đất nước.
“Dự án đường sắt phía nam PNR mà chúng tôi đã thiết kế đơn giản là một chiếc chìa khóa để mở ra tiềm năng kinh tế của khu vực miền nam Tagalog và Bicol rộng lớn, cuối cùng cũng đã sắp trở thành hiện thực”, ông Salceda nói.
Công trình được khởi công vào quý II năm 2019 và sẽ hoạt động một phần từ quý II năm 2022.
DFA cho biết dự án là một phần của chương trình cơ sở hạ tầng “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng” khổng lồ của chính quyền ông Duterte.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trước đó, Malaysia đã chính thức hủy 3 dự án hợp tác với Trung Quốc, trong đó có 2 dự án xây đường ống dẫn dầu trị giá 1 tỷ USD mỗi dự án và 2 đường ống dẫn khí đốt trị giá 795 triệu USD.
Đáng nói, ngoài 3 dự án đã bị hủy bỏ này, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cũng nói với tờ Financial Times rằng dự án xây dựng đường tàu Đường sắt Bờ biển phía Đông (ECRL) dài 620 km cũng đang trong quá trình xem xét. Đây là dự án do Công ty xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) chịu trách nhiệm thi công.
Thêm nữa, hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Sheikh Rasheed cho biết quốc gia của ông đã cắt giảm quy mô của một dự án đường sắt đường sắt lớn nhất ở Pakistan nằm trong sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc vì lo ngại nợ.
“Pakistan là một quốc gia nghèo không thể ‘gánh’ các khoản nợ lớn. Vì thế, chúng tôi đã giảm khoản vay từ Trung Quốc trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Pakistan – Trung Quốc (CPEC) cho các dự án đường sắt từ 8,2 tỷ USD xuống 6,2 tỷ USD” – ông Rasheed chia sẻ.
Bên cạnh đó, sau khi Tổng thống mới lên nắm quyền, Sierra Leone, một quốc gia Tây Phi, đã bất ngờ hủy một dự án sân bay gây tranh cãi trị giá 318 triệu USD hợp tác với một công ty Trung Quốc và được cấp vốn bằng các khoản vay của nước này.
Động thái này của Sierra Leone diễn ra trong bối cảnh một số quốc gia như Pakistan và Malaysia không mặn mà với các khoản vay của Trung Quốc nhằm phục vụ các dự án hạ tầng lớn trong những tháng gần đây. Nhưng quyết định của Sierra Leone là lần đầu tiên một chính phủ châu Phi hủy một dự án lớn đã được công bố và được Bắc Kinh hậu thuẫn.
Theo Philippines, dự án đường sắt quốc gia này sẽ tăng cường sự kết nối giữa các sân bay lớn và cảng biển ở miền nam Tagalog và vùng Bicol, cũng như phục vụ các khu vực chưa được khai thác dọc theo tuyến đường. Nhưng chưa ai dám nói rằng, dự án này có được hoàn thành không và có dính phải bẫy nợ của Trung Quốc không.
Hồng Vân
Theo Dân trí
Philippines lại "chật vật" chống IS
Năm ngoái, Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thất bại trong việc thiết lập một Vương quốc hồi giáo ở TP Marawi trên đảo Mindanao miền Nam Philippines.
Tuy nhiên, dường như hòn đảo này đang trở thành nơi ẩn náu an toàn của IS, khi những phiến quân nước ngoài tiếp tục tụ hội ở đây, đợi thời cơ phát động một cuộc tấn công mới.
Khủng bố nước ngoài tiếp tục kéo đến Marawi
Theo báo mạng Asia Times (Thời báo châu Á), một số chuyên gia phân tích an ninh và sĩ quan quân đội cho biết, ít nhất 100 tay súng khủng bố nước ngoài đã gia nhập các nhóm phiến quân vũ trang địa phương ở Philippines, vốn cam kết trung thành với IS. Quân đội Philippines đã phải mất 5 tháng để đánh đuổi các tay súng của tổ chức Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf và phiến quân Maute đồng minh với IS ra khỏi các vị trí của chúng ở TP Marawi.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Asia Times, ông Rommel Banlaoi - Chủ tịch Viện nghiên cứu hòa bình, bạo lực và khủng bố Philippines - nhấn mạnh rằng các tay súng IS người nước ngoài đang tràn vào Mindanao và tình hình tại khu vực này đang "trở nên xấu hơn." Ông Banlaoi đưa ra thông tin này dựa trên những thông tin thu thập trong vài tháng qua từ các cơ quan an ninh quốc gia. Chuyên gia này nhấn mạnh, "các tay súng khủng bố nước ngoài tiếp tục đến Philippines, bất chấp việc TP Marawi đã được giải phóng."
Ngoài ra, ông Banlaoi cũng cho biết thêm rằng, ít nhất 60 tên đã được các cơ quan an ninh nhận dạng thông qua những bí danh của chúng, trong khi khoảng 30 tên khác chưa được nhận dạng. Con số này cao hơn số liệu 48 tay súng nước ngoài mà đơn vị tình báo của Lực lượng vũ trang (quân đội) Philippines nói chúng đang hoạt động ở Mindanao kể từ tháng 1-2018.
Việc lặp lại sự chiếm đóng kéo dài nhiều tháng hồi năm ngoái sẽ là thảm họa cho Philippines và khu vực Đông Nam Á. Theo quân đội Philippine, chiến tranh đô thị đã làm gần 1.100 người chết, phần lớn là các tay súng hồi giáo, bao gồm 32 tay súng nước ngoài.
Hơn 350.000 người đã phải sơ tán bởi cuộc chiến bắt đầu từ ngày 23-5-2017, buộc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đặt toàn bộ khu vực Mindanao dưới tình trạng thiết quân luật. Mệnh lệnh này sẽ được duy trì cho đến cuối năm nay.
Ngày 17-10-2017, ông Duterte, vị tổng thống đầu tiên của Philippines đến từ Mindanao, có nguồn gốc meranaw - một cách gọi yêu thích của cư dân Marawi, tuyên bố Marawi đã được giải phóng. Hơn một năm sau, khoảng 70.000 người vẫn chưa thể trở về Marawi, và chính điều này đã dẫn tới sự oán giận của người dân địa phương ở những khu vực di tản vốn trở thành vùng đất tuyển mộ lực lượng của phiến quân.
Quân đội Philippines từng phải rất chật vật để chống IS ở Marawi. (Ảnh tư liệu)
Mindanao - Vùng đất mới của Hồi giáo cực đoan
Theo chuyên gia Banlaoi, các tay súng IS người nước ngoài thường đóng giả những du khách, sinh viên quá hạn visa, công nhân nước ngoài hoặc công nhân xuất khẩu lao động đi nước ngoài để đến Mindanao. Ít nhất 10 người trong số những người như vậy đã bị bắt giữ kể từ đầu năm nay. Chúng đến Mindanao từ nhiều quốc gia, như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Tây Ban Nha, Pháp, Tunisia, Iraq, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc,Somali, Ai Cập, Yemen và Libya.
Tuy nhiên, phần lớn trong số này đến từ hai nước láng giềng của Philippines như Indonesia và Malaysia, bằng cách sử dụng tuyến đường bí mật ở biển Sulu và Celebes, hay còn gọi Biển Sulawesi ở Indonesia. Những kẻ tình nghi khủng bố người Malaysia thường đến miền nam Philippines thông qua tỉnh Tawi-Tawi, bang Sabah trên đảo Borneo của Malaysia, trong khi những tên khủng bố Indonesia đi qua các tỉnh Davao Occidental và Sarangani từ Bắc Sulawesi. Ba quốc gia láng giềng này có chung lãnh hải được coi là tuyến đường biển thương mại nhộn nhịp thứ hai ở ASEAN.
Theo ông Banlaoi, những tay súng khủng bố nước ngoài coi Mindanao là vùng đất mới của hồi giáo cựu đoan, căn cứ địa thay thế và là nơi trú ẩn an toàn. Chúng gia nhập các nhóm cực đoan địa phương ở Philippines nhân danh IS. Các tay súng IS nước ngoài đang lôi kéo những phiến quân địa phương với hứa hẹn về một Wilaya Đông Á, hay tỉnh Hồi giáo, sau khi bị đánh bại ở Marawi và không thể thành lập căn cứ địa ở Mindanao. Nhóm Abu Sayyaf đặt căn cứ địa ở Basilan và Sulu, Tổ chức Chiến binh Tự do Hồi giáo Bangsamoro ở Maguindanao, Nhóm phiến quân Ansar Al-Khilafa Philippines ở Sarangani và Nhóm Abu Dar ở Lanao del Sur, tất cả đều ủng hộ các tay súng nước ngoài.
Thiếu tá Gerry Besana, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Tây Mindanao thuộc quân đội Philippines, nhận định rằng IS tiếp tục truyền cảm hứng cực đoan cho các nhóm vũ trang Hồi giáo địa phương bất chấp việc chúng thất bại ở Marawi hồi năm ngoái. Ông cũng nói rằng các tay súng nước ngoài cam kết trung thành với IS tiếp tục gia nhập các nhóm phiến quân hồi giáo địa phương, khẳng định đánh giá của chuyên gia Banlaoi.
Theo sĩ quan quân đội này, Philippines, Malaysia và Indonesia đã tăng cường các cuộc tuần tra chung trên biển để đối phó với những mối đe dọa khủng bố. Thừa nhận rằng chỉ riêng các lực lượng an ninh không thể phát hiện các tay súng khủng bố nước ngoài bởi bờ biển quá dài và các khu rừng gồ ghề ở Mindanao, ông Besana yêu cầu người dân cung cấp thông tin về những đối tượng nước ngoài tình nghi cho chính quyền địa phương để nhận dạng.
Trước đây, các nhóm phiến quân địa phương đã cung cấp chỗ trú ẩn cho những tên khủng bố nước ngoài, chẳng hạn như tên khủng bố khét tiếng người Malaysia Zulkifli bin Hir, bí danh "Marwan", một chuyên gia chế tạo bom bị bắn chết ở thị trấn Mamasapano, tỉnh Maguindanao tháng 1-2015. Marwan được cung cấp nơi trú ẩn bởi Tổ chức Chiến binh Hồi giáo Tự do Bangsamoro, một nhóm phiến quân hồi giáo, tuyên bố trung thành với IS và bị buộc tội gây ra các vụ đánh bom gần đây ở khu vực.
Ông Besana cho rằng những tay súng khủng bố nước ngoài đến Mindanao bởi "ảnh hưởng suy yếu của IS ở Trung Đông và nhiều nơi trên thế giới". Theo ông, việc ngăn chặn các tay súng khủng bố nước ngoài đến Philippines là khó khăn cho quân đội và các cơ quan thực thi luật pháp khác bởi vì chúng thường cải trang.
Và trong khi các nhóm thân IS bị đánh bại ở Marawi, thì chưa rõ chúng dự định phát động một cuộc tấn công tiếp theo ở đâu và bằng cách nào. Chỉ biết rằng, Philippines và Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác trong bối cảnh hiện nay.
Hồng Phúc
Theo baophapluat
Tình thế "lợi bất cập hại" nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga Cây viết Ankit Panda của tạp chí The Diplomat cho rằng nếu việc Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga là để nhằm vào Trung Quốc, lợi ích thực sự từ hành động của Mỹ là khá gây tranh cãi khi nó có thể đẩy châu Âu vào thế nguy hiểm. Một tên lửa của Mỹ (Ảnh: US Navy)...