Mạc Hồng Quân vừa lên tuyển, vừa ôn thi
Vào tháng 5 tới, Hồng Quân sẽ bước vào đợt thi hết cấp và nguyện vọng của tiền đạo này sau đó là tiếp tục theo học Đại học.
Mạc Hồng Quân hăng say tập thể lực ở tuyển Việt Nam. Ảnh: Thế Kiên.
Trong tuyển Việt Nam hiện tại, có lẽ Hồng Quân là cầu thủ vất vả nhất. Ngoài chuyện tập luyện hai buổi một ngày cùng các đồng đội, tiền đạo người CH Czech còn tranh thủ luyện thi. Vào tháng 5 tới, Hồng Quân sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp hoàn thành chương trình cấp ba với 5 môn: Kinh tế, Kế toán, Tiếng Czech, Tiếng Anh, Toán. Sự nghiệp rất quan trọng, nhưng Hồng Quân cũng muốn mình phải học thật tốt, thậm chí anh còn tự đặt ra cho mình mục tiêu theo học Đại học, với chuyên ngành yêu thích là Kinh tế.
Sang CH Czech từ năm 8 tuổi nên Hồng Quân nghe nói đọc viết thông thạo tiếng Czech. Ham mê và học giỏi môn Toán từ bé, nên Hồng Quân đã thi vào lớp chuyên ngành Toán (cấp 3). Việc một cầu thủ vừa đá bóng hay vừa học giỏi không phải chuyện đơn giản. Những buổi tập luyện chiếm thời gian rất lớn trong ngày và Hồng Quân đã phải sắp xếp một cách khoa học để dành thời gian cho học văn hóa.
So với cấp 3 của Việt Nam, tại CH Czech, cấp 3 kéo dài tới 4 năm và các học sinh được chọn học theo ngành luôn. Trước khi trở lại Việt Nam, Hồng Quân cũng đã thi tốt nghiệp năm thứ 4 của cấp 3, với số điểm rất ấn tượng.
Đợt thi “tổng kết” 4 năm cấp 3 sắp tới rất quan trọng với Quân, nhưng nhiệm vụ của anh tại tuyển Việt Nam cũng rất nặng nề. Ngày 23/3 tới, đội tuyển sẽ có trận đấu trên sân của Hong Kong (Trung Quốc) với mục tiêu giành trọn 3 điểm. Đây là giai đoạn cần có sự tập trung, nên việc học văn hóa với Hồng Quân không phải chuyện dễ dàng. Tiền đạo này cho biết, anh phải tranh thủ học qua mạng với thầy giáo bên CH Czech. Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi, Hồng Quân cũng tự học. Vì thế, trong khi các đồng đội thảnh thơi, ngồi “chém gió” sau những buổi tập thì Hồng Quân lại lao vào học.
Quyết tâm thi đạt kết quả tốt, Hồng Quân cũng xác định sẽ theo học Đại học. Với anh, sự nghiệp bóng đá là quan trọng nhưng luôn phải song hành với việc học văn hóa. Bóng đá có thể chỉ chục năm nữa là giải nghệ, nhưng việc học thì cả đời.
Tại CH Czech có rất nhiều trường Đại học, như Đại học Kỹ thuật Ostrava, Tổng hợp Ostrava, Kinh tế Praha, Hoá – công nghệ Praha, Nông nghiệp Praha, Tomas Bata, Tổng hợp Tây Czech… Nền giáo dục CH Czech hoàn toàn hoà nhập với thế giới khi hệ thống bằng cấp được toàn thế giới công nhận.
“Tôi rất thích theo học Đại học và nếu được chọn, tôi sẽ theo học ngành kinh tế. Tuy nhiên, trước mắt tôi sẽ thi đấu thật tốt cho tuyển Việt Nam và hoàn thành nốt kỳ thi cuối cấp, rồi sau đó sẽ dành thời gian để ôn luyện Đại học”, Hồng Quân chia sẻ.
Chuyện học với các cầu thủ luôn rất khó khăn. Vì thế, việc Hồng Quân vừa đá bóng hay, vừa học giỏi và có mơ ước theo học Đại học là rất đáng khen ngợi. Tại Việt Nam, nhiều cầu thủ hiện nay cũng có xu hướng theo học Đại học sau khi giải nghệ. Tất cả đều muốn có một tương lai ổn định, sau khi cống hiến nhiều năm cho bóng đá.
Video đang HOT
Trưởng thành từ lò đào tạo chuyên nghiệp của CLB Sparta Praha, tiền vệ Mạc Hồng Quân được đánh giá là cầu thủ gốc Việt sáng giá nhất CH Czech hiện nay. Mạc Hồng Quân sinh ngày 1/1/1992. Cả bố và mẹ của anh đều là người Việt Nam. Bóng đá là niềm yêu thích lớn nhất của anh. Năm 2000, Hồng Quân chuyển sang CH Czech sinh sống. Ngay sau khi chuyển sang CH Czech, Mạc Hồng Quân đã tham gia tập luyện và chơi bóng tại đội trẻ của CLB Tachov. Đến năm 15 tuổi, anh được các chuyên gia của CLB Sparta Praha phát hiện và ký hợp đồng chuyên nghiệp. Mùa giải 2011, Mạc Hồng Quân đã được đôn lên thi đấu trong đội hình Sparta Praha B tại giải hạng hai. Đang thử việc tại CLB Hertha Berlin, đầu năm 2013, Hồng Quân được gọi vào tuyển Việt Nam.
Theo Ngoisao
GS Ngô Bảo Châu thích học vẽ trước học Toán
Đó là chia sẻ của Giáo sư Ngô Bảo Châu trong dịp về Việt Nam tham dự chuỗi sự kiện "Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Đông Nam Á.
Trong chuyến thăm này, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu sẽ có bài giảng về chủ đề "Phương pháp học tập" cho sinh viên các trường đại học.
PV: Xin Giáo sư cho biết, cảm xúc của mình khi tham dự chuỗi sự kiện "Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Đông Nam Á trong đó có cuộc nói chuyện với sinh viên các trường đại học tại Việt Nam?
GS Ngô Bảo Châu: Tôi cảm thấy rất vinh dự được tham gia chuỗi sự kiện "Cầu nối- Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Đông Nam Á.
Đây là nguyên nhân để tôi suy nghĩ rất nhiều về bài nói chuyện về vấn đề "Học như thế nào"? Câu hỏi này khó quá khiến tôi suy nghĩ và muốn viết về vấn đề này nhiều lần rồi nhưng đều bị hoãn lại. Đây là lần cuối cùng bắt buộc phải viết, phải hoàn thành. Tất nhiên, kết quả ra sao thì các bạn sẽ đánh giá.
PV: Xin GS cho biết lịch làm việc cụ thể của Giáo sư trong đợt về Việt Nam lần này?
Tôi về Việt Nam được một tuần rồi. Tuần đầu tôi làm việc ở Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Tôi đi vắng từ giữa tháng 9 năm ngoái cho đến bây giờ. Tất nhiên vẫn thường xuyên trao đổi anh chị em ở Viện về công việc.
Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ảnh: Đỗ Hợp
Tuần này tôi làm việc theo chương trình tổ chức bởi Quỹ hòa bình Quốc tế. Ngày mai (13/3), tôi có buổi nói chuyện ở ĐH Bách Khoa Bách Khoa Hà Nội về chủ đề "Phương pháp học tập". Ngày 15/3 tại ĐH Mở TPHCM, tôi cũng có cuộc gặp mặt học sinh trường Quốc tế Anh. Thứ bảy tới, tôi sẽ có một buổi nói chuyện với học sinh khiếm thị.
PV: Hiện nay, có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về nước? Tuy nhiên,, thực sự để đảm bảo mức lương và chế độ đãi ngộ như nước ngoài thì ngân cách không thể lo nổi. Đó có phải là lí do các nhà khoa học và chuyên gia nước ngoài hạn chế về nước hay không, thưa GS?
Cách đây vài năm có một khảo sát trên mạng rất hay hỏi ý kiến các bạn đang làm tại Mỹ và Châu Âu là các nhà khoa học trẻ: "Yếu tố gì quan trọng nhất để quay lại làm việc ở Việt Nam".
Câu trả lời không hoàn toàn giống như câu hỏi trên. Thu nhập là một trong những yếu tố. Kết quả khảo sát thì thu nhập đứng thứ ba chứ không phải đứng đầu tiên. Hai yếu tố đầu là môi trường làm việc và khả năng thăng tiến trong công việc (khác với thăng tiến trong thu nhập).
Tuy nhiên, tôi nghĩ ý kiến này phản ảnh đúng tâm tư của các bạn trẻ làm việc ở nước ngoài. Các bạn trẻ đang làm việc ở nước ngoài chưa có gia đình, chưa phải nhiều trách nhiệm với con cái thì vấn đề thu nhập không phải yếu tố đặc biệt lắm. Họ về mà sống một cuộc sống nghèo khổ thì không ai lựa chọn nhưng không nhất thiết đòi hỏi phải có cuộc sống giàu sang gì.
Cái họ cần là có điều kiện làm việc thực sự, làm khoa học, làm cái họ muốn không mất thời gian vào việc khác. Đấy là điều kiện làm việc, tức là họ có thể lao động chân chính trong lĩnh vực họ muốn và được quyền tự do làm công việc của họ, có điều kiện tập hợp bạn bè đồng nghiệp làm gì đó.
Nhưng thực tế cho thấy, một số bạn bè tôi, dưới tuổi tôi, nhiều người gặp nhiều khó khăn. Rất nhanh chóng họ bị guồng vào cách làm việc hiện tại. Đương nhiên tôi không có chỉ trích cách làm việc. Nhưng rõ ràng, thời gian họ tập trung vào nghiên cứu khoa học, làm việc đơn thuần ít trong khi họ mất rất nhiều thời gian mà đáng ra họ không mất thời gian vào những việc đó.
PV: GS là người làm Toán nhưng cũng là người viết sách và trau chuốt câu từ của mình. Theo GS, văn học có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Tôi nghĩ là tất cả những người làm khoa học tự nhiên cũng như trong ngành nghệ thuật việc chăm chút câu từ là rất quan trọng. Trong mỗi phát ngôn, những cái mình viết ra tự đặt chuẩn, tự đòi hỏi nỗ lực lớn để ý kiến mình được diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc. Không dùng từ thừa, không dùng sáo từ.
Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng bạn đọc, tôn trọng người đối thoại với mình cũng là tôn trọng chính mình. Quan trọng nhất mà ít người để ý đến là cần cố gắng trong nỗ lực, nỗ lực bắt mình lựa chọn câu từ thích hợp, diễn đạt sáng sủa. Chính điều đó làm cho tư duy của mình sáng sủa, mạch lạc hơn. Ngôn ngữ của mình quyết định tư duy của mình, tự bằng lòng trong cách diễn đạt mập mờ, thì suy nghĩ của họ cũng không được.
PV: Từ khi đảm nhiệm vai trò ở viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Xin Giáo sư chia sẻ về công việc cũng như dự án mà GS đang làm?
Viện Cao cấp về Toán được nhà nước thành lập từ năm 2011 nhưng thực sự đi vào hoạt động từ năm 2012. Tuy còn non trẻ nhưng rất may mắn đội ngũ anh chị em làm việc ở Viện nghiêm túc, chuyên nghiệp và trơn tru. Khách ở trong nước và ngoài nước đến tham dự ở Viện đều tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng về cách làm việc ở đây.
Bản thân tôi rất là vui vì các bạn trẻ đang làm việc ở Viện rất hăng say, đang làm khoa học thực sự. Đối với chúng tôi đây là phần thưởng lớn cho những cố gắng trước đây của mình.
Tất nhiên, tôi có nhiều việc ở Viện và Công việc bên ĐH Chicago. Tôi đảm nhận hai mảng việc lớn. Ở mảng hoạt động chuyên môn, ba tháng hè về tôi tổ chức một lớp học cho các em sinh viên năm cuối và giảng viên các trường đại học. Năm ngoái có gần 20 em đến từ khắp mọi miền đất nước do các khoa Toán của các trường cử các em lên học. Ngoài ra, có 5-7 em làm nghiên cứu ở nước ngoài, các em này rất khá. Các học viên làm việc từ sáng đến chiều, học, trao đổi cùng nhau. Có hôm tôi giảng bài, có hôm tôi giao sách vở để các em tự đọc, tự thảo luận với nhau. Các em sinh hoạt khoa học rất là vui. Năm nay tôi vẫn sẽ tổ chức như vậy.
Công việc về quản lý, tôi không tham gia vào trực tiếp. Việc này của GS Nguyễn Tuấn Hoa đảm nhiệm. Tôi chỉ đảm nhiệm mảng khoa học của Viện. Viện không có biên chế vĩnh viễn, các nhà khoa học chỉ đến làm việc ở Viện một thời gian ngắn, hàng năm ngày 15/3 là hạn chót để cho các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài cũng như trong nước gửi hồ sơ làm việc ở Viện. Họ đến Viện để làm đề tài gì, họ làm việc cùng với ai, sinh viên nào, muốn giáo sư nước ngoài nào làm việc với họ- đó là những điều kiện mà Viện có thể hỗ trợ các nhà khoa học ở Việt Nam.
Tôi là chủ tịch hội đồng khoa học và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Hội đồng khoa học gồm 15 người này sẽ thỏa luận tất cả những hồ sơ đó, loại ra những hồ sơ yếu, chọn hồ sơ tốt. Ngoài ra, tôi chủ động mời các anh chị em đang là chuyên gia ở nước ngoài để khuyến khích họ, tập hợp họ đến làm việc ở Viện.
PV: Điều gì thôi thúc GS đến với Toán học và ai là người giáo sư ngưỡng mộ, yêu thích?
Tôi thực sự không thích thú lắm với môn Toán, cũng thích nhưng không phải thích thú vì học ở trường thực nghiệm vui lắm. Lúc đó, tôi thích học vẽ hơn, học mỹ thuật, học vẽ bánh xe, về cơ chế chuyển lực. Rất thú vị.
Sau lên cấp 2, cụ thân sinh đi Liên Xô về không muốn tôi tiếp tục học ở trường thực nghiệm. Khi thi sang trường chuyên Toán tôi bị trượt. Lúc đấy tôi khó chịu lắm, nghĩ lúc đó mình học rất giỏi lại thi trượt. Cũng nhờ một số thầy cô giáo bạn thân, bạn bè, học trò của bố tôi dạy thêm về Toán, lúc đó tôi mới bắt đầu tiếp xúc bài Toán khó. Đặc điểm, đó là một trong những đặc điểm của các em học sinh thích môn Toán, càng làm những bài toán khó càng thích. Vì nó khó nên càng thích Toán hơn.
Hiện tại, người ta cứ nghĩ là cần phải làm nhẹ chương trình vì nặng quá. Tôi không đồng ý với việc giảm nhẹ chương trình. Sẽ rất sai lầm vì nhiều khi những cái khó, cái hóc búa làm trẻ em thích học hơn, nó có điều kiện chứng tỏ mình. Nếu cố tình làm việc học trở lên quá tẻ nhạt, đơn điệu, dễ dàng chẳng có cách gì học sinh thích học tập.
Người ảnh hưởng nhất đến tôi với tư cách nhà khoa học chính là người thầy giáo người Pháp của tôi là Giáo sư Gerard Laumon, người đã hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi. Thầy Laumon không có nhiều học sinh lắm, số lượng học sinh cũ của ông dưới 10 người, nhưng trong số nhóm học sinh của ông có một chị bây giờ trên 30 tuổi, lúc bạn ấy được nhận chức Giáo sư của ĐH Havard khi chưa ba mươi tuổi. Có lẽ, đó là một trong những giáo sư trẻ nhất của trường đó từ trước đến nay.
Bây giờ, tôi vẫn chưa biết thầy sắp xếp thời gian như thế nào. Mỗi lần tôi có việc gì gọi điện cho ông để hỏi chuyện, ông nói chuyện quá hai tiếng đồng hồ, mà không bao giờ cảm thấy thiếu thời gian. Ngay đến bây giờ, tôi và các bạn bè đã trưởng thành, ông vẫn thường xuyên, cứ một tháng gọi điện thoại một lần cho từng người một, hỏi xem có việc gì không, có chuyện gì buồn không? Đó là một con người tuyệt vời.
Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học thứ năm đến Việt Nam trong khuôn khổ chương trình "Cầu nối" lần thứ 4 tại Đông Nam Á, sau chuyến thăm của các giáo sư đạt giải Nobel Kinh tế, Y học, Vật lý và Hóa học trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến 1/2013.
Theo 24h
GS Ngô Bảo Châu: Người ta không tin tôi Chia sẻ với hàng nghìn bạn trẻ có mặt tại hội trường ĐH Bách Khoa Hà Nội chiều nay, 13/3, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết, ông từng... thi trượt vào một viện nghiên cứu ở Pháp, vì "người ta không tin tôi". Chiều 13/3, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu nói chuyện với các bạn trẻ ở ĐH Bách Khoa Bách...