Mặc hai bộ tranh cãi, “chất độc” amiăng vẫn đe dọa công nhân
Trong khi hai bộ Xây dựng và Y tế tranh cãi gay gắt việc cấm hay tiếp tục sản xuất tấm lợp fibro ximăng chứa chất amiăng thì các nhà khoa học chỉ ra rằng, hằng ngày hằng giờ, công nhân sản xuất và người dân sử dụng tấm lợp fibro ximăng vẫn tiếp xúc với nguy cơ nhiễm độc gây ung thư.
Đại diện Bộ Y tế, TS Lương Mai Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế – cho biết, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, 80% các trường hợp bệnh ung thư trung biểu mô có liên quan tới amiăng.
Đại diện Bộ Y tế nêu rõ, các quy định của quốc tế khá rõ ràng, WHO và ILO đều kêu gọi các quốc gia thành viên cấm sử dụng amiăng trắng (chất cấu tạo nên tấm lợp fibro ximăng). Theo Bộ Y tế thì không nên kéo dài thời gian sử dụng ở Việt Nam.
Tranh cãi gay gắt
Trái với quan điểm trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng ( Bộ Xây dựng) – cho rằng “hiện có hai quan điểm về sử dụng amiăng, thứ nhất là amiăng gây hại sức khỏe và cấm sử dụng. Thứ hai là nếu được sử dụng có kiểm soát thì amiăng không gây hại sức khỏe.
Bộ Y tế nghe theo khuyến cáo của WHO ( Tổ chức Y tế thế giới) là đại diện cho quan điểm chống sử dụng amiăng. Để củng cố thêm quan điểm sử dụng amiăng, ông Tới cho rằng: “Ngay cả các nước tiên tiến như Nga, Mỹ, Canada họ vẫn dùng amiăng trắng thì lý do gì Việt Nam không dùng”.
Khi được hỏi ý kiến về những nhận xét của Bộ Xây dựng, TS Lương Mai Anh nói rằng: “Bộ Xây dựng có quan điểm của Bộ Xây dựng, Bộ Y tế không thể nói thay được. Việt Nam là thành viên của WHO thì những khuyến cáo của WHO Việt Nam nên làm theo”, bà Anh nói.
Công nhân bị… nhiễm độc hằng ngày
Theo nghiên cứu dẫn ra từ Bộ Y tế, thời gian ủ bệnh của các căn bệnh do amiăng gây ra thường từ 15 – 20 năm nên người tiếp xúc với bụi amiăng có thể vài chục năm mới phát bệnh. Bộ Y tế tỏ rõ quan điểm cấm sản xuất, sử dụng amiăng càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Công nhân sản xuất tấm lợp có chứa chất amiăng vẫn hằng ngày đối mặt với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi và ung thư.
Thừa nhận amiăng là độc hại, tuy nhiên Vụ Vật liệu xây dựng cho rằng, có thể kiểm soát tác nhân độc hại của amiăng. Theo ông Tới, bụi amiăng phát tán gây hại nhiều nhất là lúc trộn vật liệu khi amiăng chưa liên kết. “Tại các cơ sở sản xuất tấm lợp fibro ximăng, công nhân được bảo đảm khẩu trang đầy đủ để hạn chế thấp nhất tác hại của amiăng. Ngoài ra nước dùng sản xuất tấm lợp fibro ximăng là nước tuần hoàn khép kín không thải ra môi trường”.
Tuy nhiên, nhận định trên bị các chuyên gia về bảo hộ lao động phản bác. Theo ông Võ Quang Đức – Phó phòng Vệ sinh lao động kiểm soát môi trường (Phân viện Bảo hộ Lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam) – thì nhận định có thể kiểm soát độc hại amiăng của Bộ Xây dựng là “chủ quan”.
Ông Đức nói rằng, hầu hết công nhân trong các cơ sở sản xuất tấm lợp fibro ximăng chỉ được trang bị khẩu trang thông thường chứ ít được trang bị mặt nạ phòng độc. “Kể cả nếu có dùng mặt nạ phòng độc thì tôi thấy họ trang bị cũng không đúng tiêu chuẩn mà chỉ mang tính đối phó”.
“Người dân hứng nước mưa từ tấm lợp fibro ximăng thì nước mưa cũng có thể bị nhiễm độc. Ngoài ra, khi phá dỡ công trình nhà dân lợp fibro ximăng thì bụi amiăng cũng xâm nhập vào phổi dẫn đến ung thư. Nói kiểm soát được tác hại của amiăng là chủ quan, Hằng ngày hằng giờ kể cả công nhân sản xuất và người dân sử dụng tấm lợp fibro ximăng vẫn đang bị nhiễm độc.
WHO gửi thư cho Thủ tướng kiến nghị cấm amiăng
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương và Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày 5.8 đã viết thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị cấm sử dụng amiăng trắng trong vật liệu xây dựng tại VN.
Theo WHO và ILO, mỗi năm có 107.000 người chết do các bệnh liên quan tới amiăng và 1,5 triệu người khác phải sống chung với khuyết tật do các bệnh liên quan tới amiăng. Amiăng được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp.
VN là nước tiêu thụ amiăng lớn thứ 10 thế giới về số lượng và đứng thứ 7 về bình quân lượng amiăng tiêu thụ trên đầu người. Tại VN, amiăng được sử dụng trong việc sản xuất tấm lợp amiăng xi măng (tấm lợp fibro ximăng), phanh ôtô, xe máy, vật liệu cách nhiệt trên tàu, các lò hơi và các ứng dụng khác. WHO và ILO khuyến cáo và đề nghị VN cấm toàn bộ các loại amiăng như là biện pháp hiệu quả nhất nhằm loại trừ bệnh tật liên quan tới amiăng. T.L
Theo TS Đặng Văn Hải- nguyên GĐ Trung tâm Khoa học môi trường và Phát triển bền vững (thuộc Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động – Tổng LĐLĐVN)
Khảo sát tại 36 nhà máy sản xuất tấm lợp thì chỉ có 5 nhà máy được trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ lao động, khi đó công nhân ít có nguy cơ nhiễm độc từ amiăng. Có tới 14 nhà máy ở mức độ trung bình. Còn lại là hời hợt, nghĩa là nguy cơ nhiễm độc amiăng của công nhân rất cao. WHO và ILO đều kêu gọi các quốc gia thành viên cấm sử dụng amiăng trắng (chất cấu tạo nên tấm lợp fibro ximăng).
Theo Vietbao
Thủ tướng chỉ đạo nóng ngăn chặn đại dịch Ebola
Sáng 9/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc họp khẩn cấp với các Bộ, ngành chức năng chỉ đạo các biện pháp chặn dịch Ebola.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, mức độ lây lan mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về mức độ nghiêm trọng, sự bùng phát lây lan của dịch ra các nước trên thế giới...
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh và mục tiêu cao nhất là bảo vệ sự an toàn tính mạng cho người dân, ngành y tế, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương phải nỗ lực cao nhất, chủ động, khẩn trương, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, với mục tiêu cao nhất là không để lây lan dịch bệnh do virus Ebola vào Việt Nam.
Đồng thời nếu phương án xấu là có dịch bệnh xảy ra, phải chuẩn bị sẵn sàng, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch nhằm ứng phó có hiệu quả nhất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, thông báo kịp thời diễn biến, tính chất nguy hại của dịch bệnh đề toàn dân biết, đồng thời thực hiện tốt công tác thông tin về cơ chế, con đường lây lan dịch bệnh, các biện pháp phòng chống đến người dân; mỗi người dân cũng phải có ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh, hiểu về dịch bệnh để chủ động phòng ngừa.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng phải chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, có hướng dẫn rõ trong ngành về điều trị bệnh nếu xảy ra, nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ phải có các biện pháp hiệu quả trong giám sát, xét nghiệm, xác định, cách ly, khoanh vùng, điều trị...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành hữu quan tập trung trang thiết bị máy móc giám sát y tế ở tất cả các cửa khẩu, nếu phát hiện có dấu hiệu, có nghi ngờ về dịch bệnh phải cương quyết cách ly; có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Theo đó, Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện hiệu quả các biện pháp cần thiết hạn chế công dân di du lịch, làm việc ở các nước có dịch bệnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý, trong công tác thông tin, truyên truyền về dịch bệnh phải cập nhật kịp thời, song cũng phải hết sức bình tĩnh, tránh gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.
Liên quan đến dịch bệnh nguy hiểm này, theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), đến nay đã có 932 người thiệt mạng vì đại dịch Ebola. WHO nhận định đây là dịch bệnh diễn biến tồi tệ nhất trong lịch sử 40 năm qua tại các nước Tây Phi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
Tại châu Á, hôm 4/8, các quan chức y tế của Philippines cho biết, 7 công nhân người nước này trở về từ Sierra Leone bị nghi nhiễm Ebola. Theo tờ Philstar, hôm 5/8, Bộ trưởng Y tế Philippines cho biết cơ quan này đang giám sát số công nhân này trong vòng 30 ngày. Ngoài ra, Philippines cũng tạm ngừng đưa công nhân tới Sierra Leone, Guinea và Liberia.
Bên cạnh đó, tờ Bangkok Post dẫn lời tiến sĩ Sophon Mekthon, người đứng đầu Cục kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho hay cơ quan y tế Thái Lan đang theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của 21 du khách đến từ Tây Phi có dấu hiệu nhiễm virus Ebola.
"21 người trong tổng số hơn 300 du khách có thể vẫn trong thời gian ủ bệnh", ông Mekthon nói.
Theo tiến sĩ Mekthon, mặc dù nguy cơ bùng phát dịch Ebola ở Thái Lan không cao, song chính phủ nước này đang thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa dịch Ebola dành cho các khách du lịch.
Ebola là một căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ do vi rút Ebola gây nên. Giới khoa học phát hiện virus Ebola lần đầu vào năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Sau đó, nó tấn công các nước xa hơn về phía đông như Uganda và Sudan. Virus này được đặt theo tên của con sông nơi người ta phát hiện nó lần đầu. Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài từ hai ngày đến 3 tuần và việc chẩn đoán rất khó.
Theo_Báo Đất Việt
Châu Á hối hả phòng chống dịch Ebola Sau khi Tổ chức y tế thế giới WHO phát tín hiệu cảnh báo toàn cầu về nguy cơ bùng nổ bệnh dịch chết người Ebola, các Cơ quan Y tế tại châu Á hối hả triển khai các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus Ebola. Tarik Jasarevic, một phát ngôn viên của WHO tại Geneva...