Mặc đẹp như quý cô nước Pháp cùng Maje: Thương hiệu 22 năm tuổi tới từ Paris
Mang trong mình mã gen thanh lịch của kinh đô ánh sáng Paris, Maje phần nào phản ánh cá tính của những quý cô nước Pháp khi giữ nguyên nét thanh lịch mộng mơ xưa cũ, đồng thời cũng kết hợp nhiều biến tấu lạ mắt và hiện đại từ ngôn ngữ thiết kế được Judith Milgrom định hướng ngay từ những ngày đầu tiên.
Nữ tính hiện đại cùng các quý cô của Maje
Maje là cái tên không còn xa lạ với các quý cô toàn cầu trong phân khúc thời trang cao cấp. Có nhiều lý do để một nhà mốt non trẻ chỉ trong vòng 22 năm đã xây dựng thành công hệ thống bán lẻ trên toàn thế giới, trong đó có cả những cửa hàng tọa lạc tại những kinh đô thời trang danh tiếng. Không làm “Haute Couture”, không quảng bá rầm rộ, Maje đã “mưa dầm thấm lâu” khi từ từ mua chuộc phái đẹp toàn cầu nhờ vào những món phục trang mang tính thẩm mỹ cao và chất lượng tuyệt vời.
Với chiếc váy còn được yêu mến gọi là “little black dress”, Maje đã tạo ra ấn tượng nhỏ nhắn, yêu kiều của một quý cô hiện đại. Không từ bỏ phong vị lãng mạn của Paris, chiếc váy nhỏ nhắn buông một dải ren mềm mại bao trọn bờ vai thiếu nữ, phối kèm một đai lưng xinh xắn rực rỡ như tái hiện ánh đèn đêm đô thị dưới bầu trời sao sâu thẳm.
Ngược lại với “little black dress”, Maje cũng từng gây sốt với một chiếc váy maxi mang phong cách Bohemian. Lấy cảm hứng từ những cư dân du mục nổi tiếng nhất, váy Boho tạo cảm giác phóng khoáng cho một quý cô hiện đại với dáng suông dài mềm mại và họa tiết tie-dye màu loang gợi nhớ về sắc xanh bất tận của sông Seine êm đềm.
Chẳng gì yêu kiều và mạnh mẽ hơn một nàng thơ trong thứ trang phục nam giới nổi tiếng nhất mọi thời đại – nay được cải biên cho phái đẹp. Chiếc áo khoác da đã luôn là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, độc lập và cá tính hiện đại của phái mạnh giờ đây xuất hiện trong một phiên bản tinh chỉnh phom dáng và phối kèm áo len cùng jacket mỏng mặc trong. Chic? Thể thao? Hay thậm chí là phong cách “đồ của bạn trai” tinh nghịch, Maje đều có thể chiều lòng các quý cô với món phục trang thú vị này.
Tuyệt đối nữ tính, một chiếc váy xếp li luôn là lựa chọn hàng đầu cho những nàng Maje thanh lịch. Kết hợp hoàn hảo cùng mọi kiểu áo, hàng năm sẽ dần trông ngóng những bóng hồng sải gót ngọc trên phố, với tà váy xếp li nhẹ nhàng lướt theo từng bước chân.
Video đang HOT
Tân thời hơn, các quý cô của Maje hẳn sẽ xiêu lòng với chiếc váy được làm từ chất liệu mesh này. Bạn chọn mặc cùng áo khoác jersey thể thao và giày sneakers năng động – hoặc, đem tới diện mạo tươi mới cùng áo khoác biker trắng tinh khôi và sandals tiệp tông đều là ý kiến hay với món phục trang này.
Maje cũng hoàn thiện phong cách của các quý cô với loạt phụ kiện và nữ trang xuất sắc. Không phải là một nhà mốt danh giá lâu đời nhưng chiếc túi “M Bag” của Maje cũng đã lọt top IT Bag được các quý cô yêu mến và săn tìm nhờ vào thiết kế đẹp mắt, tiện dụng và quan trọng nhất là giá thành cực kỳ dễ chịu.
Đảm bảo đáp ứng gần như tất cả các phong cách cho một quý cô tín đồ thời trang, Maje sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho một buổi shopping cuối năm với đủ mọi ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, chất lượng cao cấp và độ đa dạng sản phẩm tuyệt vời.
Maje đã chính thức có mặt tại Việt Nam
Vẫn còn là tên tuổi mới lạ tại thị trường Việt Nam, Maje hứa hẹn sẽ đem tới những BST thời trang mới lạ và thời thượng nhất của thương hiệu Paris, thổi một làn gió mới tươi mát vào thị trường thời trang cao cấp Việt Nam dành cho giới trẻ khi ra mắt 2 cửa hàng mới của hãng tại TP.HCM, tọa lạc ở TTTM Diamond Plaza và Saigon Centre sầm uất.
Xuất hiện tại TP.HCM, Maje cũng đem tới BST cho mùa Xuân – Hè 2021 của hãng. Loạt phục trang và phụ kiện lấy cảm hứng từ phong thái tự tin, quyến rũ của những nàng thơ hiện đại hứa hẹn sẽ mua chuộc các quý cô Việt, đồng thời tạo thành trào lưu mới cho nửa đầu của năm 2021. Tại Việt Nam, Maje được phân phối chính hãng bởi Công ty Quốc tế Tam Sơn. Maje hiện có 2 cửa hàng tại TP.HCM:
Maje Saigon Center:
Địa chỉ: L2, Saigon Centre, 67 Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 84 28 3 9152986
Maje Diamond Plaza:
Địa chỉ: L2, Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 84 28 3 5356498
Bài toán khó: chọn phục trang cho nhân vật phim lịch sử
Còn nhớ, năm 2015, đạo diễn Đinh Thái Thụy làm bộ phim "Mỹ nhân" lấy từ ngân sách nhà nước, đã bị dư luận lên tiếng về phục trang trong phim không chuẩn xác, thiếu bản sắc của văn hóa Việt.
1.Phục trang phim lịch sử vẫn là một vấn đề tồn tại của phim Việt. Nhiều năm qua, các dự án phim được đầu tư lớn đều vướng câu chuyện phục trang không thuần Việt, thậm chí vay mượn một cách cẩu thả và thiếu văn hóa.
Năm 2010, bộ phim "Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long" - bộ phim được làm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nhưng cuối cùng "đắp chiếu". Một trong những lý do đó là vấn đề phục trang mang đậm màu sắc của Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Rồi dự án được trông chờ của đạo diễn trẻ Đinh Thái Thụy, "Mỹ Nhân" cũng vậy. Hình sư tử trong bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Holywood "Lion King" được đặt ngay trên áo của Chúa Trịnh. Những cái sai không đáng có, nếu không nói là thiếu trách nhiệm của các nhà làm phim. Ngoài ra, phim chiếu mạng "Bí mật Trường Sanh" cũng bị khán giả phản ứng khi đạo nhái hai bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc là "Diên Hy công lược", "Như Ý truyện" về cả ý tưởng lẫn sản xuất ở nhiều khâu.
Phục trang mũ và áo trong phim "Đường tới thành Thăng Long" được cho là không giống Việt Nam.
Đến bây giờ, sau nhiều năm, câu chuyện phục trang phim lịch sử vẫn không thay đổi. Mới đây nhất, dự án phim "Quỳnh Hoa nhất dạ" về cuộc đời Thái hậu Dương Vân Nga và "Kiều" dựa trên "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du đã trình làng những trailer đầu tiên và nhận được những phản hồi gay gắt về trang phục.
Với "Quỳnh hoa nhất dạ", lỗi sai sơ đẳng nhất có thể thấy là một trong năm lớp áo dành cho nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga (do Thanh Hằng đảm nhiệm) được nhà thiết kế Thủy Nguyễn thiết kế lại mang đậm dạng thức Mãn Thanh của Trung Quốc. Phải biết rằng nếu tính theo niên đại lịch sử, Thái hậu Dương Vân Nga sống ở thời Đinh - Tiền Lê (thế kỉ thứ X), còn triều Thanh ở Trung Hoa lại tồn tại ở khoảng thế kỉ XVII - XIX. Vậy tại sao lại đưa họa tiết thời Mãn Thanh vào trang phục của một bậc mẫu nghi thiên hạ có thật trong lịch sử Việt.
Trường hợp của "Kiều", ngoài việc lùm xùm quanh câu chuỵện dùng chữ quốc ngữ thay chữ Nôm thì phục trang cũng là điều cần bàn. Mặc dù mới chỉ tung ra các trailer tạo hình, nhưng phục trang của hai nhân vật chính Kiều và Hoạn Thư đang gây xôn xao dư luận. Kiều khoác một bộ áo màu vàng - màu chỉ dành cho các bậc vua chúa. Còn Hoạn Thư cũng khoác một bộ xiêm y rực rỡ, phối với yếm đen. Đầu đội mấn đỏ đính hoa. Tạo hình này được cho là giống phong cách Nhật Bản.
Dù đoàn phim thông báo sử dụng thể loại phái sinh (sáng tạo dựa trên bản gốc) làm chất liệu nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều từ khán giả. Đạo diễn Mai Thu Huyền chia sẻ: "Ước mong của chúng tôi là làm một bộ phim thuần Việt, dành cho khán giả Việt. Do đó, bối cảnh, trang phục đều cố gắng theo phong cách của người Việt chứ không phải như trong Kim Vân Kiều truyện". Tuy nhiên, làm thế nào để phù hợp với một câu chuyện, hình tượng đã in vào ký ức của người Việt không hề đơn giản mà khâu phục trang lại đóng vai trò quan trọng.
Phục trang của "Quỳnh Hoa Nhất dạ" đang bị khán giả phản ứng.
2. Vì sao, nhiều năm qua, dòng phim lịch sử vẫn luôn gặp phải vấn đề phục trang? Lý giải cho vấn đề này, các nhà làm phim cho rằng, chúng ta thiếu những cứ liệu về các giai đoạn lịch sử. Do đó, các đạo diễn, nhà làm phim khá lúng túng trong vấn đề thiết kế phục trang. Có người thì cho rằng, họ muốn sáng tạo, tạo dấu ấn mới trên các bộ trang phục. Nhưng sáng tạo hay làm mới đều phải dựa trên lịch sử vì đó là những nhân vật có thật, câu chuyện có thật về một thời kỳ có thật trong lịch sử Việt Nam. Không thể nhân danh sự sáng tạo mà bóp méo hình ảnh, vì trang phục thể hiện văn hóa của dân tộc trong từng thời kỳ.
Họa sĩ thiết kế phục trang Thu Hà, người đã thiết kế cho nhiều phim nổi tiếng như "Lều chõng", "Long thành cầm giả ca", "Trò đời"... cho rằng, cơ hội làm phim lịch sử ở Việt Nam không nhiều, rất tiếc là các đạo diễn đã từ chối cơ hội của mình khi ngay từ khâu phục trang đã gây tranh cãi.
"Thiết kế phục trang điện ảnh không giản đơn chỉ là phác thảo lên mấy bộ quần áo. Ở đó còn có cả sự hiểu biết, thông tuệ của người làm về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Phải gắn bó, sống chết với nó, chứ thoáng qua, không làm việc này thì làm việc khác sẽ không bao giờ có được sự kỹ lưỡng, tâm huyết đó. Người họa sĩ không chỉ làm công việc sáng tạo mà còn phải lao động thực thụ như một người thợ để đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện nhất", họa sĩ Thu Hà nói.
Họa sĩ Thu Hà chia sẻ, hiện nay nguồn tư liệu lịch sử rất thiếu, cho nên điều cốt lõi nhất khi làm phim là phải quan tâm đến phong cách nghê thuật của bộ phim, ý đồ của đạo diễn, văn hóa, lịch sử của thời kỳ đó. Trên cơ sở dữ liệu đó, họa sĩ mới tạo hình cho các nhân vật của mình. "Chúng ta có thể sáng tạo nhưng vẫn phải trên cái nền cốt lõi của văn hóa, lịch sử từng thời kỳ. Chúng ta nên nhớ đang làm phim Việt, về các nhân vật sử Việt, vì thế, phải là những trang phục của người Việt chứ không thể bắt chước nước ngoài".
3. Các dự án phim "Quỳnh Hoa Nhất Dạ", "Kiều", "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" hay "Mỹ Nhân"... dù làm với mục đích gì thì cũng mang sứ mệnh giúp khán giả Việt hiểu thêm về văn hóa, lịch sử nước mình, trong đó cả về trang phục cổ. Đây là một mảnh đất màu mỡ cần khai phá, nhưng cũng là một thử thách đối với các nhà làm phim. Ai cũng hiểu, điện ảnh là kênh quảng bá văn hóa một cách hữu hiệu nhất, nếu các khâu từ trang phục, câu chuyện không được đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu thì chắc chắn sẽ phản tác dụng và gặp phải những phản ứng của khán giả.
Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần cho rằng, hiện nay chúng ta đang bị chạy theo trào lưu, nhân danh sự đổi mới cách tân để làm phim lịch sử. Lịch sử là lịch sử, chúng ta không thể bóp méo hay thay đổi. Những sáng tạo, nếu có cũng phải dựa trên cái gốc của lịch sử, những nhân vật có thật. Phục trang là một vấn đề quan trọng của phim lịch sử, không thể sáng tạo, bóp méo được mà phải nghiên cứu, dựa vào các cứ liệu lịch sử. Nhân vật chúng ta làm là nhân vật có thật chứ có phải là huyền sử đâu. Nhìn sang các nước Trung Quốc, Hàn Quốc làm phim lịch sử mà thấy ngậm ngùi cho chúng ta.
Tạo hình Kiều vừa được tung ra đã gặp phản ứng.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh, người trăn trở với văn hóa Việt và luôn mong muốn làm những bộ phim thuần Việt cũng cho rằng, các nhà làm phim lịch sử cần nghiên cứu kỹ về giai đoạn, nhân vật lịch sử của bộ phim. Phục trang là yếu tố quan trọng để góp phần làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Phục trang cũng chính là văn hóa, là lịch sử của dân tộc.
"Trong các thời kỳ lịch sử, chúng ta có những thay đổi đáng kể về phục trang, người Việt có trang phục của mình, các vua chúa cũng vậy. Tôi nghĩ rằng, chúng ta cần có những nghiên cứu hệ thống, khoa học về trang phục qua các thời kỳ, các họa tiết để từ đó các nhà làm phim lấy cơ sở sáng tạo phục trang cho phim của mình. Có như vậy, chúng ta mới tránh được những sai sót đáng tiếc vừa qua", ông Ninh nói.
Làm phim lịch sử vẫn luôn là một bài toán khó đối với các nhà làm phim. Khó nhưng không phải không thể làm. Điều tiên quyết đó là sự đào sâu tìm hiểu và tâm huyết để tạo dựng nên những tác phẩm thuần Việt, giúp người xem hiểu hơn về quá khứ của ông cha.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có những bộ phim lịch sử nổi tiếng về đất nước họ. Việt Nam có lẽ vẫn phải chờ đợi trong tương lai, bởi đơn giản khâu phục trang bao nhiêu năm vẫn chưa khắc phục được.
3 chiêu diện blazer giúp nâng cấp vẻ sành điệu được lăng xê "ác liệt" nhất trong phim Hàn Chị em sẽ khó lòng mà làm ngơ trước những biến tấu tuyệt hay khi diện blazer trong drama Hàn Quốc. Blazer là một trong những items chiếm sóng nhiều nhất trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu cứ mãi diện blazer với những kiểu áo sơ mi basic, hay kết hợp với áo thun thì sẽ hơi nhàm...