Mắc COVID-19, sinh viên y khoa Ấn Độ vẫn gồng mình chăm bệnh nhân
Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng ở Ấn Độ, các sinh viên y khoa như Siddharth Tara phải gánh khối lượng công việc nặng nề trong khi sức khỏe không được đảm bảo.
Siddharth Tara, một sinh viên y khoa tại bệnh viện công Hindu Rao ở New Delhi, Ấn Độ, có nhiều triệu chứng mắc COVID-19 từ một tuần nay. Anh đã đi xét nghiệm, nhưng mãi chưa nhận được kết quả chính thức do hệ thống y tế của đất nước đang quá tải. Bệnh viện Hindu Rao cũng gặp tình trạng tương tự, vì vậy Tara vẫn phải làm việc liên tục để chăm sóc các bệnh nhân dù chính anh cũng là một người bệnh.
” Tôi không thể thở nổi. Thực ra tôi có nhiều triệu chứng (mắc COVID-19) hơn cả các bệnh nhân của mình. Sao họ có thể bắt tôi làm việc như vậy được? “, Tara thậm chí vẫn tiếp tục công việc dù đang sốt cao.
Các sinh viên y khoa là nhân lực chủ yếu tại các bệnh viện công ở Ấn Độ và phải nhận khối lượng công việc khổng lồ. (Ảnh: AP)
Làn sóng COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ đang khiến đất nước điêu đứng. Các ca bệnh tăng vọt theo ngày trong khi cơ sở vật chất và nhân lực trong ngành y tế đều thiếu hụt nghiêm trọng.
Do không có đủ bác sĩ, áp lực đó đang đè nặng lên 36.000 sinh viên từ 541 trường cao đẳng y tế ở Ấn Độ. Họ là nhân lực chủ yếu tại các bệnh viện công và phải nhận khối lượng công việc khổng lồ, thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh trong khi đãi ngộ lại rất thấp.
Trường hợp của sinh viên y 26 tuổi Jignesh Gengadiya, anh đã biết trước rằng mình phải làm việc 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần khi đăng ký tại trường cao đẳng Y tế công ở thành phố Surat, bang Gujarat. Anh tới đây với tâm thế sẵn sàng phục vụ, nhưng lại chẳng ngờ rằng mình là bác sĩ duy nhất chăm sóc cho 60 bệnh nhân bình thường và 20 bệnh nhân tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
” Mỗi bệnh nhân ICU đều cần được chú ý liên tục. Nếu có nhiều người gặp vấn đề, vậy tôi phải chọn ai? “, Gengadiya cảm thấy rất hoang mang.
Bệnh viện Hindu Rao, nơi sinh viên Tara làm việc, là phiên bản thu nhỏ phản ánh tình hình thảm khốc của đất nước. Tara cho biết bệnh viện đã trang bị thêm giường cho bệnh nhân COVID-19 nhưng lại không thuê thêm bác sĩ nào, khiến khối lượng công việc của anh tăng gấp bốn lần. Kết quả của việc bổ sung 200 giường bệnh chăm sóc đặc biệt là thay vì 2 nhân viên y tế phụ trách 15 giường, giờ mỗi cặp bác sĩ phải lo cho 60 giường.
Tệ hơn nữa là các bác sĩ chuyên nghiệp cấp cao từ chối điều trị cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Theo Tara, các bác sĩ lớn tuổi lo rằng mình sẽ lây bệnh vì trên lý thuyết, người cao tuổi dễ nhiễm virus hơn.
Video đang HOT
Số lượng nhân viên y tế vốn đã khan hiếm của Ấn Độ đang giảm mạnh do số sinh viên y khoa dương tính với COVID-19 ở mức báo động. Một sinh viên giấu tên cho biết gần 75% sinh viên thuộc khoa phẫu thuật đã mắc COVID-19.
Số sinh viên y dương tính với COVID-19 tại Ấn Độ đang ở mức báo động. (Ảnh minh hoạ: AP)
Đãi ngộ cho nhân viên y tế thấp
Siddharth Tara chia sẻ rằng anh cùng các đồng nghiệp tại bệnh viện Hindu Rao thường bị chậm lương hai tháng. Năm ngoái, các sinh viên như anh chỉ được nhận bốn tháng lương sau khi tuyệt thực giữa cơn đại dịch để kêu gọi bệnh viện trả công. Số tiền này vẫn đang trong tình trạng “chờ xử lý”.
Các sinh viên y tại 5 bang Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt dịch này đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối “thái độ nhẫn tâm của các nhà quản lý” và kêu gọi cải thiện mức đãi ngộ. Nhưng tiếng nói của họ vẫn bị phớt lờ.
Ấn Độ chỉ chi 1,3% GDP cho chăm sóc sức khỏe, ít nhất trong số các nền kinh tế lớn. Thời kỳ đầu của đại dịch, nước này có vẻ đã xoay sở chống dịch thành công, tuy nhiên sự đầu tư ít ỏi đó không thể giúp họ vượt qua giai đoạn sau.
Ấn Độ chỉ chi 1,3% GDP cho chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: AP)
Tiến sĩ Rakesh Dogra, chuyên gia y tế cấp cao tại bệnh viện Hindu Rao, chia sẻ rằng cô cảm thấy “bị phản bội” vì cách bệnh viện xử lý trong đại dịch.
” Tại sao không có nhiều người được thuê hơn? Tại sao cơ sở hạ tầng không được tăng cường? Cứ như thể chúng tôi chẳng rút ra được gì từ đợt dịch đầu tiên “, bà Dogra nói.
Tương tự, ở bệnh viện Sassoon, số giường cho bệnh nhân COVID-19 tăng từ 525 lên 700, chưng chỉ có 11 bác sĩ mới. Trước đó, bệnh viện đã hứa sẽ thuê thêm 66 bác sĩ để giảm áp lực cho nhân viên.
Năm ngoái, bệnh viện Sassoon thuê 200 y tá hợp đồng, nhưng hầu như tất cả đều bị sa thải vào tháng 10/2020, sau khi các ca bệnh thuyên giảm. Tambe cho biết hợp đồng cho phép bệnh viện chấm dứt dịch vụ của họ khi thấy phù hợp.
” Trách nhiệm chính của chúng tôi là các bệnh nhân chứ không phải nhân viên “, ông Murlidhar Tambe, bác sĩ đứng đầu tại bệnh viện Sassoon, cho biết.
Các sinh viên y phải gánh khối lượng công việc nặng nề trong khi sức khỏe không được đảm bảo. (Ảnh: AP)
Việc học tập bị bỏ bê
Sarkar, một sinh viên y tại bệnh viện Sassoon, cho biết sau một năm hoạt động chống dịch, cô nắm hầu hết mọi kiến thức cần thiết về COVID-19, nhưng gần như không được tiếp xúc với những kiến thức y học khác. Việc đưa các sinh viên chưa hoàn thành việc học lên hàng ngũ tuyến đầu chống dịch đã khiến họ phải trả giá đắt.
Tại một trường cao đẳng y tế của công ở thành phố Surat, các sinh viên cho biết họ chưa được tham gia một lớp học thuật nào. Từ tháng 3 năm ngoái, hầu như toàn bộ thời gian của họ đều dành cho công tác chống dịch. Việc phải tập trung vào đại dịch và không được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành khiến nhiều sinh viên y lo lắng về tương lai của mình.
Tại Ấn Độ, sinh viên khoa phẫu thuật không biết cách cắt bỏ ruột thừa, sinh viên chuyên khoa phổi chưa học được căn bản về ung thư phổi, còn các nhà hóa sinh tương lai đang dành toàn bộ thời gian để làm xét nghiệm PCR về COVID-19.
” Một năm như vậy sẽ cho ra lứa bác sĩ mới như thế nào đây? “, tiến sĩ Shraddha Subramanian, bác sĩ nội trú tại khoa phẫu thuật của bệnh viện Sassoon, nói.
Tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiện lắng xuống. (Ảnh: AP)
Tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn chưa có dấu hiện lắng xuống. Hôm 27/4, nước này ghi nhận 323.144 ca nhiễm mới. Thêm 2.771 người đã chết vì COVID-19 chỉ trong 24 giờ qua. Các chuyên gia y tế cho rằng con số thực tế có thể lớn hơn nữa.
Nhật Bản là đối tác quan trọng bậc nhất của Australia
Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật Bản vào thời điểm dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn đã cho thấy mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến thăm của Thủ tướng Australia Scott Morrsion.
Ngày mai (17/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản 2 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song phương cũng như bàn cách phối hợp hành động trong các vấn đề khu vực và trong quan hệ với chính quyền mới ở Mỹ. Diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường, chuyến thăm cho thấy dịch bệnh không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo của hai nước nỗ lực nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định.
Tối nay (16/11), Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ lên đường thăm Nhật Bản. Nguồn: AAP
Dịch Covid-19 đã làm các nhà lãnh đạo thế giới dừng mọi chuyến công du nước ngoài để có thời gian xử lý tình hình trong nước và bảo vệ sức khỏe. Tuy vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và những đòi hỏi cấp bách của tình hình đã thúc đẩy Thủ tướng Australia Scott Morrison tới thăm Nhật Bản trong ngày 17-18/11 và cách ly 14 ngày sau khi trở về. Với chuyến đi này, Thủ tướng Scott Morrison trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp gặp mặt Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9/2020. Chưa cần nói đến nội dung thảo luận mà chỉ riêng việc tới Nhật vào thời điểm này đã thấy được mức độ quan trọng và không thể trì hoãn của chuyến đi của Thủ tướng Scott Morrsion.
Nhật Bản và Australia có mối quan hệ gần gũi và lâu đời ở khu vực Châu Á. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai và cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Australia. Về đầu tư nước ngoài, Nhật Bản là nơi cung cấp vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ ba cho Australia. Nếu như quan hệ kinh tế chặt chẽ giúp hai nước xích lại gần nhau thì việc có cùng chung lợi ích chiến lược, cùng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, và tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như cách tiếp cận đối với an ninh quốc tế đã làm hai nước tin tưởng nhau hơn và chọn nhau làm đối tác đồng hành trong các vấn đề khu vực.
Thời gian gần đây khi cả Australia và Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức giống nhau ở khu vực trong khi Mỹ, đồng minh của hai nước lại giảm bớt sự can dự tại khu vực cũng như mức độ cam kết đối với hai nước. Thực tế này đã làm cho Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau để gia tăng sức mạnh và phối hợp hành động hiệu quả.
Trong bối cảnh tại Mỹ sắp có chính quyền mới và khu vực tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức phát sinh từ đại dịch cũng như giai đoạn sau đại dịch, Australia và Nhật Bản cũng mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn để thuyết phục Mỹ quan tâm nhiều hơn tới khu vực và cùng chung hay với hai nước ứng phó với những thách thức lớn đang đặt ra. Mặc dù nước Mỹ đang đối mặt với sự chia rẽ vô cùng lớn song nhưng những vấn đề mà thế giới và khu vực đang phải đối mặt cũng không nhỏ và cần có sự tham gia của Mỹ. Vì vậy cả Thủ tướng Australia và Thủ tướng Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng, đó là cùng tìm cách để thuyết phục chính quyền mới tại Mỹ chấp nhận lời đề nghị mà hai nước này đưa ra.
Australia và Nhật Bản đang bắt tay nhau để xây dựng tầm nhìn chung cho khu vực mà ở đó, hai nước là những cường quốc tầm trung sẽ đóng vai trò dẫn dắt nhằm đảm bảo khu vực hòa bình, ổn định. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison là cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước bàn cách chung tay ứng phó với dịch Covid-19, thực hiện chính sách ngoại giao vaccine tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như ứng phó với môi trường kinh tế toàn cầu.
Ngoài các vấn đề khu vực, không gian hợp tác giữa Australia và Nhật Bản cũng vẫn còn nhiều cơ hội để hai nước có thể thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương như thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, năng lượng và biến đổi khí hậu.
Nếu như quan hệ kinh tế thương mại đã đưa Australia và Nhật Bản xích lại gần nhau thì bối cảnh khu vực và thế giới đang làm cho mối quan hệ này khăng khít hơn, đưa hai nước trở thành những đối tác quan trọng bậc nhất của nhau vào thời điểm hiện tại. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Australia Scott Morrison vào ngày mai sẽ là một minh chứng rõ nét cho điều này./.
Lễ hội ánh sáng Diwali khác lạ trong đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ Lễ hội ánh sáng (Diwali) được coi lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hindu tại Ấn Độ. Khác với không khí nhộn nhịp của những bữa tiệc và những màn pháo hoa rực rỡ mọi năm, qui mô của lễ hội năm nay buộc phải thu nhỏ hơn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những người tị nạn Hindu ở...