Mắc Covid-19 khiến não bị lão hóa lên đến 10 năm
Nghiên cứu tại Anh cho rằng người từng mắc Covid-19 bị suy giảm nhận thức, tương đương với sự lão hóa não đến 10 năm.
Nghiên cứu mới cho rằng Covid-19 ảnh hưởng đến não sau khi bệnh nhân hồi phục – AFP
Nghiên cứu do tiến sĩ Adam Hampshire tại Đại học Hoàng gia London (Anh) dẫn đầu cho thấy những bệnh nhân hồi phục sau khi mắc Covid-19 vẫn chịu tác động lớn đến não, trong đó có những ca thần kinh bị lão hóa đến 10 năm.
Theo Reuters, nghiên cứu được thực hiện trên hơn 84.000 người và phát hiện một số trường hợp nặng gồm những bệnh nhân suy giảm nhận thức nặng trong nhiều tháng.
“Phân tích của chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Covid-19 gây hậu quả mãn tính về nhận thức. Những người đã hồi phục, bao gồm những người không còn triệu chứng nào, đã bị suy giảm nhận thức nặng”, theo các tác giả.
Các thử nghiệm về nhận thức tính toán các chức năng của não, chẳng hạn như ghi nhớ các từ hoặc kết nối các điểm từ những dấu chấm. Những bài kiểm tra này thường được dùng đối với bệnh nhân Alzheimer giúp bác sĩ đánh giá về các vấn đề của não.
Hội chứng Covid-19 kéo dài: khi cuộc chiến không bao giờ kết thúc
Theo nghiên cứu, trong một số trường hợp Covid-19 nặng, người đã hồi phục bị suy giảm nhận thức tương đương với mức trung bình 10 năm của nhóm người từ 20-70 tuổi.
Trong khi đó, một số nhà khoa học không tham gia cho rằng nên thận trọng với kết quả nghiên cứu trên.
“Chưa rõ chức năng nhận thức của những người tham gia vào thời điểm trước khi mắc Covid-19, và kết quả không thể hiện quá trình phục hồi lâu dài. Do đó, tác động lên khả năng nhận thức có thể là ngắn hạn”, theo giáo sư Joanna Wardlaw tại Đại học Edinburgh (Anh).
Metformin có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Theo một nghiên cứu mới, những người cao tuổi dùng metformin - phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh đái tháo đường typ 2, có tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức thấp hơn đáng kể so với những người bị đái tháo đường nhưng không dùng thuốc này.
TS.BS. nội tiết Katherine Samaras, Viện Garvan và Bệnh viện St Vincent, Austrilia cùng các cộng sự đã xác định được 1.037 người sống trong cộng đồng không bị sa sút trí tuệ trong độ tuổi từ 70 đến 90 có trong Nghiên cứu Lão hóa và Trí nhớ Sydney ở Australia.
Kết quả, sự suy giảm nhận thức trong vòng 6 năm ở những người được điều trị bằng metformin thấp hơn đáng kể so với những người bị đái tháo đường không dùng metformin và không khác biệt so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.
Sự suy giảm chức năng vận động cũng chậm hơn ở những người được điều trị so với không được điều trị bằng metformin, kết quả tương tự giữa những người được điều trị metformin và những người không bị đái tháo đường.
Tuy nhiên, mặc dù tốc độ suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và tốc độ chú ý/xử lý ở nhóm metformin cũng chậm hơn so với nhóm không sử dụng metformin, những kết quả này không khác biệt đáng kể.
Metformin có thể làm giảm tỉ lệ suy giảm nhận thức.
Sau khi kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ có thể thúc đẩy quá trình lão hóa nhận thức, metformin dường như làm giảm tác động của bệnh đái tháo đường đối với quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi lớn tuổi, có 60% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, khả năng thực hiện các công việc hàng ngày và khả năng duy trì sự độc lập.
Nhận xét về kết quả này, BS. Mark E. Molitch, Trường Y khoa Feinberg, Đại học Northwestern, Mỹ, cho biết, điều này củng cố ý tưởng rằng metformin nên là loại thuốc đầu tiên sử dụng để điều trị đái tháo đường và nên tiếp tục dùng thuốc nếu có thêm các thuốc khác nữa để kiểm soát đường huyết.
Kiểm tra giấc ngủ chẩn đoán mất trí nhớ Phương pháp kiểm tra giấc ngủ không xâm lấn do các nhà khoa học Mỹ tạo ra có thể giúp chẩn đoán và dự báo tình trạng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Ảnh: Daily Mail Do lão hóa và thoái hóa thần kinh, giấc ngủ của người cao tuổi thường bị gián đoạn trong khi thời lượng giấc ngủ sóng chậm...