Mạc Can: “Sống bên Mỹ khổ lắm nên tôi mới về”
“Ở bên Mỹ, tôi chẳng kiếm được người bạn Việt Nam nào. Sống bên Mỹ khổ lắm nên tôi mới về”, Mạc Can chia sẻ.
Mạc Can là một nghệ sĩ đa tài, với khả năng diễn hài dí dỏm và ngòi bút viết văn sắc sảo. Nhưng cuộc đời ông cũng nhiều gian truân và đang phải sống đơn độc ở tuổi 75.
Trong chương trình Sau ánh hào quang lên sóng tối 5/2, Mạc Can đã trải lòng về cuộc sống và nghề viết của mình.
Biết diễn từ lúc còn bò trên ghe
Cha mẹ sinh tôi ra trên một chiếc ghe. Khi tôi bò trên sàn chiếc ghe đó cũng là lúc tôi biết diễn. Vai diễn đầu tiên của tôi là giả vờ khóc cho mẹ xem. Lớn lên, tôi theo cha mẹ đi diễn nhiều nơi khác nhau.
Từ nhỏ tới lớn tôi đều diễn hề để gây cười cho mọi người. Thế nên lúc bé, người ta gọi tôi là thằng hề, khi lớn họ kêu là anh hề, bây giờ già rồi thì là ông hề.
Tôi là con nhà nòi. Cha tôi ngày ấy là một ảo thuật gia nổi tiếng, nên có truyền lại nghề cho tôi. Nhưng sau này tôi lại làm diễn viên nhiều hơn.
Nỗi ám ảnh về em gái và sự độc ác của khán giả đã viết lên Tấm ván phóng dao
Cuốn Tấm ván phóng dao ban đầu là tự truyện. Nhưng bây giờ tôi thú thật, nó là tiểu thuyết hóa, có thêm tình tiết hư cấu cho hấp dẫn độc giả, vì nếu thật quá thì không hay.
Các nhà văn lớn và nhà phê bình thường nói tôi không phải nhà văn vì không học ở đâu cả mà chỉ viết theo bẩm sinh mình có. Tuy nhiên, tôi cũng phải đọc nhiều sách để quen với chữ.
Bây giờ tôi vẫn kiếm tiền được từ những nghề khác như ảo thuật, đóng phim… nhưng viết văn luôn nằm trong máu trong tim tôi, không viết là không chịu nổi.
Tôi viết cuốn Tấm ván phóng dao phần nhiều vì thương em gái tôi ngày xưa thường phải đứng dưới dao do anh trai phóng tới. Tôi bị ám ảnh bởi cảnh đó.
Tôi sợ, nếu anh tôi sơ suất mà phóng nhầm vào em gái thì sao. Thế nên, tôi giấu nỗi ám ảnh đó tới tận năm chục tuổi mới dám viết ra.
Tôi thấy những người xem phóng dao như thế là ác quá, xem xong lại vỗ tay hồ hởi. Khán giả nỡ lòng nào thích thú trước cảnh tượng hãi hùng như thế.
Video đang HOT
Bật khóc khi về đến Tân Sơn Nhất vì nhớ nhà
Tấm ván phóng dao không phải tác phẩm đầu tay của tôi. Ban đầu, tôi viết truyện ngắn gửi cho các báo, nhưng toàn bị trả lại.
Thế nhưng, tôi lì lắm, cứ đăng hoài không chán. Mãi tới truyện Như có tiếng bồ câu mới được đăng trên Tuổi trẻ chủ nhật, phát hành đi khắp nước.
Tác phẩm này còn được cho vào tuyển tập truyện ngắn hay nhất năm đó.
Tới khi tôi ra Hà Nội, có một cô biên tập Hội nhà văn mới chạy tới hỏi xem còn truyện nào không. Lúc ấy, tôi đưa cho cô ta bản thảo Tấm ván phóng dao.
Một tuần sau khi tôi về Sài Gòn, cô biên tập đó gọi điện xin tôi in nó thành tiểu thuyết.
Ban đầu, tôi chỉ được in 200 cuốn, nhưng mừng lắm. Sau đấy, cuốn tiểu thuyết này còn được người ta đem đi dự thi hội sách và đoạt giải cao nhất.
Trong thời gian lưu lạc sang Mỹ, tôi mới được biết bà con Việt Kiều cũng thích đọc cuốn sách này. Có người còn tới hỏi tôi để in 2000 cuốn. Toàn bộ 52 bang đều mua sách của tôi hết.
In xong, tôi được cho lại 200 cuốn để tự đem bán lấy tiền. Tôi đem ra chợ của người Việt bên đó để bán. Đầu tiên, họ không cho tôi bán, nhưng rồi lại nhiều người mua và bán hết sạch.
Thậm chí, tôi ra giá 25 đô mà vẫn có người mua tới tận 100 đô. Họ nói tôi mới sang, không có tiền tiêu nên cho luôn.
Có tiền rồi, tôi mua máy bay về nước vì nhớ nhà. Tôi nhớ đường phố, nhớ bạn bè, nhớ phở, nhớ hủ tiếu, nhớ quán cà phê… Máy bay vừa đáp tới phi trường Tân Sân Nhất, tôi bỗng bật khóc.
Ở bên Mỹ, tôi chẳng kiếm được người bạn Việt Nam nào. Sống bên Mỹ khổ lắm nên tôi mới về.
Thích cô độc vì yêu tự do
Cuốn Tấm ván phóng dao đó đã cứu tôi, giúp tôi có tiền trở về Việt Nam. Đến giờ, người ta vẫn mua nó và nhờ tôi kí vào.
Tôi chọn cuộc sống cô độc vì nếu có nhà rồi thì chỉ được ở một nhà thôi, còn không có nhà thì tha hồ ở các nhà khác.
Tôi thích cô độc vì yêu tự do hơn. Đời tôi thường đi diễn trước đám đông. Nhưng hôm nay tôi nói thật, tôi sợ đám đông lắm. Hồi nhỏ diễn xong, tôi toàn về ngồi co ro một chỗ.
Theo Trí Thức Trẻ
Cuộc đời bi kịch của nghệ sĩ Thiên Kim: Một mình nuôi 5 con, về già phải ở viện dưỡng lão
Câu chuyện về cuộc đời bi đát của nghệ sĩ Thiên Kim khiến công chúng không thể cầm được nước mắt.
Thiên Kim: "Làm việc ngày đêm mà các con lại không thương tôi"
Khán giả Việt hẳn không ai là không biết đến nghệ sĩ Thiên Kim, một trong những diễn viên quen thuộc trên màn ảnh.
Nghệ sĩ Thiên Kim ghi dấu ấn bởi những vai diễn phúc hậu, giàu tình thương. Nhưng ít ai biết rằng, ở tuổi 86, bà vẫn phải sống đơn độc một mình.
Tại chương trình Sau ánh hào quang tuần sau (phát sóng 5/2), nghệ sĩ Thiên Kim sẽ trải lòng về cuộc đời của mình.
Từ lúc lọt lòng, nghệ sĩ Thiên Kim đã bị cha ruột ruồng bỏ, không thèm nhận mặt. Cô bé 3 tuổi ngày ấy thậm chí còn chưa nhớ được mặt mẹ đã phải trôi dạt, sống cùng người dì ghẻ.
Tới năm 8 tuổi, Thiên Kim bắt đầu theo đuổi con đường nghệ thuật. Bà khởi nghiệp với những vai đào con và chính thức trở thành nghệ sĩ ở tuổi hoa niên, trong vở Phụng Nghi Đình.
Trong một lần diễn, sân khấu của bà đã bị thiêu cháy vì bom đạn. Quá sợ hãi, Thiên Kim buộc phải rời xa cải lương và chuyển sang tân nhạc, lồng tiếng phim từ năm 1955.
Đời sống gia đình của Thiên Kim chưa bao giờ hạnh phúc. Bà phải làm việc quần quật để một mình nuôi 5 con và một mẹ già.
Vất vả là thế, nhưng Thiên Kim lại không nhận được tình cảm của các con mình. Bà tâm sự: "Làm ngày làm đêm mà các con lại không thương tôi".
Nghệ sĩ Thiên Kim và Trấn Thành
Thế nhưng, Thiên Kim không giận con mà vẫn chấp nhận sự thật ấy một cách nhẹ nhàng. Bà tỏ ra thấu hiểu: "Chắc do mình chỉ chăm kiếm tiền, nhờ mẹ nuôi giúp nên các con không có nhiều tình cảm".
Về già neo đơn, không nhà không cửa, Thiên Kim phải vào viện dưỡng lão do nghệ sĩ nhân dân Phùng Há thành lập để sinh sống.
Một đời bi đát, nhưng nghệ sĩ Thiên Kim luôn hàm ơn Tổ nghiệp. Bà cho rằng: " Được ở trong viện dưỡng lão cũng là một ân xá mà Tổ đã ban cho mình rồi. Ở đó, cô luôn nhận được tình thương của biết bao khán giả gần xa ngày đêm lui tới".
Với Thiên Kim, nghề hát không bạc bẽo mà chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của bà: "Sống nhờ sân khấu thì xin cũng được chết trên sân khấu" - nghệ sĩ Thiên Kim tâm nguyện.
Mạc Can: "Tôi diễn từ khi biết bò"
Mạc Can là một nghệ sĩ đa tài, từng khiến công chúng thổn thức bởi những vai diễn, các trò ảo thuật và tác phẩm văn chương của mình. Để có được những thành công này là cả một quá trình trải nghiệm của ông.
Cũng trong Sau ánh hào quang tuần tới, Mạc Can sẽ được mời tới cùng nghệ sĩ Thiên Kim để chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề của mình.
Từ bé, Mạc Can đã được nuôi nấng bởi câu vọng cổ của mẹ và sự biến hóa diệu kỳ từ cha. Ông cho biết: "Tui diễn từ khi chỉ mới biết bò".
Lớn lên, Mạc Can theo thân phụ đi mưu sinh bằng những vai hề của gánh hát rồi chuyển dần sang ảo thuật. Đêm nào, gia đình ông cũng được sống trong tiếng nhạc, giữa màu khói lửa cùng những màn trình diễn kịch tính.
Nghệ sĩ Mạc Can và nỗi ám ảnh về người em gái
Ám ảnh lớn nhất của Mạc Can là hình ảnh người em gái vất vả, phải đóng nhân vật chính trong trò phóng dao rùng rợn.
Dù sợ hãi, nhưng cô em gái nhỏ của Mạc Can luôn phải gồng mình đối diện với nguy hiểm để đổi lấy tiếng hò reo tán thưởng của người đời.
Mạc Can đã ôm nỗi day dứt ấy gần 40 năm để rồi tỏ bày trong tiểu thuyết đầu tay của mình: "Tấm ván phóng dao".
Mạc Can và Trấn Thành
Chính Mạc Can cũng không ngờ mình lại trở thành "nhà văn". Nghệ sĩ cho biết, ông viết hoàn toàn dựa vào bản năng và được biết đến nhờ tính "lì".
Dù tác phẩm của Mạc Can từng hơn trăm lần bị từ chối, nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi nghiệp viết đến cùng. Chỉ đến khi đưa ra bản thảo "Tấm ván phóng dao", Mạc Can mới có được cuốn tiểu thuyết của riêng mình và đoạt giải thưởng cao nhất của Hội nhà văn.
Phong cách viết văn của Mạc Can là giàu chất thơ, trữ tình và giàu trải nghiệm, khác hẳn với tính cách mộc mạc thường ngày của ông
Theo Thế giới trẻ
Có 5 con nhưng về già phải ở viện dưỡng lão, nghệ sĩ Thiên Kim: Chẳng đứa nào thương tôi "Tôi phải đi làm quần quật cả ngày lẫn đêm để nuôi mẹ và 5 đứa con, cộng thêm 5 đứa cháu của bà chị mình...", Nghệ sĩ Thiên Kim chia sẻ. Nghệ sĩ Thiên Kim năm nay đã ngoài 80 tuổi, nổi tiếng trên màn ảnh bởi những vai diễn phúc hậu, chất phác. Nhưng hiện tại, bà vẫn phải sống một...