Mặc cấm, thuốc lá vẫn đỏ rực nơi công cộng
Ngày 1-5, Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực. Tuy nhiên, tình trạng hút thuốc lá tại nơi công cộng vẫn diễn ra tràn lan
Từ ngày 1/5, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá bắt đầu có hiệu lực. Để người dân tự ý thức và chấp hành hút thuốc đúng nơi quy định, không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi, cùng với tuyên truyền, nhắc nhở thì cơ quan chức năng cần xử phạt thật nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, công dân có quyền yêu cầu không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút. Theo luật, những nơi cấm hút thuốc lá gồm: Cơ sở y tế, giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nơi vui chơi giải trí của trẻ em, phương tiện giao thông công cộng… Ngoài ra, hút thuốc lá cũng bị cấm hoàn toàn tại nơi làm việc, địa điểm công cộng, các trường học…
Người dân vô tư hút thuốc lá trong bệnh viện
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV TS sau ngày đầu thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, tình trạng hút thuốc lá tại nơi công cộng vẫn diễn ra rất nhiều.
Có mặt tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người nhà bệnh nhân trốn ra hành lang, sân hoặc lối đi lại để phì phèo điều thuốc.
Bệnh viện là nơi cấm hút thuốc lá hoàn toàn, bệnh viện đã đặt nhiều cấm hút thuốc lá trong khuôn viên, tuy nhiên người dân vẫn thờ ơ với quy định đó. Không chỉ có bệnh viện, tại các khi vui chơi giải trí dành cho trẻ em, người lớn vẫn vô tư đầu độc trẻ và những người xung quanh bằng những làn khói thuốc.
Tại công viên Thủ Lệ, nhiều nhóm bạn trẻ vào đây vui chơi nhưng quên mất quy định cấm thuốc lá ở công viên hoặc họ có tình làm ngơ để vi phạm. Các bậc phụ huynh một tay dắt con đi dạo trong vườn thú, tay kia vẫn không quên cầm thêm điếu thuốc để phì phèo.
Video đang HOT
Phụ huynh vẫn hút thuốc lá tại nơi vui chơi giải trí dành cho trẻ em (Hình ảnh tại Vườn thú Thủ Lệ)
Điều đáng nói, các khu giải trí dành cho trẻ em là nơi cấm thuốc lá hoàn toàn, tuy nhiên các hàng quán trong công viên vẫn ngang nhiên bán thuốc lá, tiếp tay cho hành vi hút thuốc tại khu vực cấm. Tại các bến xe, ga tàu, điểm chờ xe buýt, tình trạng hút thuốc lá vẫn diễn ra thường xuyên mặc cho quy định cấm. Khi quy định xử phạt người hút thuốc lá tại nơi công cộng có hiệu lực, nhiều người dân đã đặt ra câu hỏi: Ai sẽ là người giám sát việc vi phạm đó? Cơ quan nào sẽ đứng ra xử phạt? Việc xử phạt được thực hiện như thế nào?
Theo vietbao
Những quy định bị "bỏ rơi"
Không được nghe điện thoại di động tại trạm xăng, không hút thuốc lá nơi công cộng, chó mèo phải có số... Rất nhiều quy định được ban hành, nhưng sau một thời gian đã rơi vào quên lãng.
Cười rồi lờ đi
Đầu tiên phải kể đến quy định cấm sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) ở cây xăng. Giữa tháng 3, chúng tôi đi ghi nhận tại nhiều cây xăng trên địa bàn TP.HCM về việc chấp hành quy định này. Tại cây xăng Comeco nằm ở góc đường Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh) có gắn nhiều bảng cấm sử dụng ĐTDĐ, song hành khách vào đổ xăng đều phớt lờ.
Sau 1 giờ quan sát, chúng tôi đếm có 16 trường hợp khách vô tư sử dụng ĐTDĐ trong lúc đổ xăng. Anh Mai Xuân Quân (nhân viên cây xăng) ngán ngẩm: "Quy định ra rồi mà chả thấy ai đến đây xử phạt cả. Chúng tôi chỉ biết "chữa cháy" bằng cách nhắc nhở". Tại cửa hàng xăng dầu số 27 Petrolimex (số 749 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5), một nhân viên ở đây cho biết: "Nghe điện thoại ở đây cả đống nhưng từ trước đến giờ không thấy có phạt ai, chỉ nhắc nhở thôi mà còn bị cự lại. Chúng tôi mà làm căng thì có người còn dọa đánh". Vừa tấp vào cửa hàng xăng Mipec (góc Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận), chúng tôi vờ móc điện thoại ra nghe, thì một nhân viên nhắc ngay: "Ở đây sử dụng điện thoại bị xử phạt 5 triệu đồng đó anh". Khi chúng tôi hỏi ai xử phạt thì anh này cười rồi lờ đi...
Nhiều người vẫn vô tư sử dụng điện thoại tại cây xăng Comeco nằm tại góc đường Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Lê Quang
Tương tự, dù quy định cấm hút thuốc nơi công cộng, với mức phạt tiền đến 100.000 đồng/trường hợp vi phạm, đã có hiệu lực từ 8 năm nay, nhưng nhiều người vẫn nhả khói vô tư ở mọi nơi, kể cả tại những nơi dễ cháy nổ như trạm xăng. Không ít lần chúng tôi chứng kiến cảnh một số người giấu điếu thuốc trong tay để ra phía sau lưng đứng cận kề trụ bơm.
Sáng 5.3, chúng tôi có mặt tại khu vực nhà chờ của Bến xe Miền Đông. Bất chấp bảng cấm hút thuốc gắn đầy trên các bức tường và cửa ra vào nhưng nhiều người vẫn đốt thuốc thoải mái. Hơn 20 phút có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận có hơn 10 trường hợp vi phạm. Hỏi ông Lâm (47 tuổi, quê Bình Thuận) sao hút thuốc ngay dưới bảng cấm, ông phân trần: "Hành lý nhiều quá, không ai trông coi thì làm sao ra ngoài hút được. Khi nào bảo vệ nhắc nhở thì mình vứt đi thôi, với lại chẳng bao giờ thấy ai xử phạt".
Tình trạng "khói thuốc tung hoành" cũng phổ biến tại các bệnh viện (BV). Chiều 4.3, ngay khuôn viên trước khu A, B, C của BV Ung bướu (TP.HCM) có rất nhiều người hút thuốc. Đặc biệt, khu vực quanh hồ nước có những tán cây nghỉ mát là nơi hàng chục người thi nhau... nhả khói. Nhiều bệnh nhân phải đưa tay bịt mũi để tránh khói thuốc xộc vào. Tại khu vực ghế đá ngay trước dãy A, C của BV Từ Dũ, một số người nhà bệnh nhân tụ tập thành nhóm vừa nói chuyện vừa thi nhau rít thuốc. Nhìn qua một lượt đã có đến hơn 10 người ngồi ở các góc khác nhau phì phà điếu thuốc nhưng không hề thấy bảo vệ hay bác sĩ nào đến nhắc nhở.
Chó, mèo vẫn "tung tăng" trên phố
Bốn tháng kể từ ngày Quyết định 2891 của Bộ NN-PTNT (về việc phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại, trong đó quy định các hộ nuôi chó, mèo phải đến đăng ký với UBND xã, phường để được cấp số cho vật nuôi) ra đời, chúng tôi đến UBND P.3, Q.8 (TP.HCM) hỏi về thủ tục lập sổ đăng ký nuôi chó, mèo. Nhân viên văn phòng ủy ban tròn xoe mắt ngạc nhiên: "Quy định đó ở đâu? Ai kêu đăng ký?". Khi nghe chúng tôi nhắc đến Quyết định 2891 thì nhân viên này nói thẳng: "Chưa nghe đến quy định này và chưa nghe triển khai gì cả". Hỏi thăm nhiều hộ có nuôi chó, mèo ở phường này, họ cũng lắc đầu: "Làm gì có ai bắt mình đi đăng ký nuôi chó, mèo. Thích thì cứ mua hoặc đi xin về nuôi thôi".
Trên các tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng 8, Trường Chinh..., chúng tôi ghi nhận vẫn còn tình trạng nuôi chó, mèo thả rông ngoài đường.
Quyết định 2891 cũng quy định trạm thú y có trách nhiệm nuôi nhốt chó, mèo bị bắt, theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận sau 3 ngày (72 giờ), nếu không có người tới nhận, chó mèo sẽ bị tiêu hủy. Quy định mới này đã bị phản ứng dữ dội và chính cơ quan ban hành nhìn nhận quy định này thiếu tính nhân văn và sẽ sửa.
"Bán vỉa hè cần gì tập huấn"
Thông tư 30 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20.1 nhằm siết chặt quản lý đối với loại hình buôn bán thức ăn đường phố, hàng rong, nhưng thực tế thông tư này còn xa lạ lắm với những người buôn bán. Tại góc đường An Dương Vương (Q.5) đoạn trước cổng Trường ĐH Sài Gòn, là địa điểm hàng rong hoạt động rất sôi động với đủ các thể loại bánh trái, cơm, bún, cháo, phở. Ngay vỉa hè đoạn giao với đường Nguyễn Văn Cừ, một xe bán xôi, khoai, chuối luộc không hề được che đậy. Khi chúng tôi thắc mắc với người bán thực phẩm rong: "Sao không che chắn thức ăn đã nấu chín vậy chị?", thì chị này nói : "Tôi bán quanh năm suốt tháng ở đây, có bao giờ che chắn mà vẫn tấp nập người mua, có ai đau bụng, ngộ độc bao giờ đâu". Khi chúng tôi đề cập đến quy định người bán phải được tập huấn và có giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thì người này xua tay: "Bán vỉa hè mà cần tập huấn gì, đuổi chỗ này thì bán chỗ kia thôi".
Tương tự, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều người bán cơm, bún trước cổng BV Chợ Rẫy, BV Hùng Vương, BV Chấn thương - Chỉnh hình (TP.HCM)... nói họ chưa hề biết "mặt mũi" Thông tư 30. Một chị bán cơm trên vỉa hè đối diện cổng BV Chợ Rẫy lắc đầu khi được hỏi về việc tập huấn ATVSTP : "Quy định đó có từ bao giờ thế? Chúng tôi có nghe ai nói phải tập huấn gì đâu!".
Theo khảo sát mới nhất (nhưng chưa đầy đủ), tại TP.HCM có 35.000 điểm bán thức ăn đường phố dạng cố định (có vị trí bán cố định một chỗ trong nhà, hay vỉa hè). Với những người buôn bán dạng này, hiện cơ quan quản lý cũng chưa thể tổ chức khám sức khỏe, tập huấn kiến thức ATVSTP cho họ hết được. "Còn với một lượng rất lớn những người bán thực phẩm hàng rong (xe đẩy, gánh, bưng... lưu động) thì hiện nay chính quyền địa phương còn chưa thể nắm được số lượng, nơi họ cư trú thì làm sao để cơ quan chuyên môn tổ chức khám sức khỏe, hay tập huấn ATVSTP cho họ", một chuyên gia phụ trách ATVSTP tại TP.HCM nói.
- Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực từ 5.8.2012 hành vi nghe điện thoại ở cây xăng bị xử phạt từ 2 - 5 triệu đồng.
- Điểm a, khoản 1, điều 16 NĐ 45/2005/NĐ-CP quy định: "Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định cấm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng".
- Ngày 14.11.2012, Bộ NN-PTNT có Quyết định số 2891 về việc phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại, trong đó quy định các hộ nuôi chó, mèo phải đến đăng ký với UBND xã, phường để được cấp số cho vật nuôi UBND các cấp có nhiệm vụ lập đội bắt giữ chó, mèo chạy rông và mắc bệnh dại.
- Theo quy định tại Thông tư 30/2012 của Bộ Y tế, ngoài việc khám sức khỏe, người bán hàng rong, thức ăn đường phố phải có đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu được tập huấn và có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức ATVSTP...
Theo vietbao
Một số điểm mới của Bộ Luật Lao động 2012 Những điểm mới của Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được thông qua năm 2012 (gồm 17 chương và 242 điều) có hiệu lực từ 1.5.2013 so với Bộ luật Lao động năm 1994. Thứ nhất: Về chương việc làm Thay vì quy định các hành vi cấm tại điều 19 của Bộ luật Lao động hiện hành để cấm các hành...