Mặc cảm phận ‘tầm gửi’ vào chồng
Nhiều lúc tôi chỉ ước rằng chồng tôi làm một nhân viên bình thường, ít thành công, hay khó khăn một chút để gia đình tôi có thể quay về như buổi ban đầu.
Tính tới nay tôi đã kết hôn với anh được hơn 10 năm. Tôi đã làm tròn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ cùng với lời hứa lúc đám cưới là sẽ ở nhà chăm lo gia đình còn để anh xông pha ngoài “chiến trường” kinh tế.
Chồng tôi kiếm tiền và để cho vợ chẳng thiếu thứ gì, từ những bộ quần áo hàng hiệu, những chiếc điện thoại cao cấp, rồi những chiếc xe đẹp. Anh còn rất tâm lý khi thường xuyên khuyến khích vợ đi tập thể dục hay thư giãn, spa…
Như thường ngày công việc của tôi là sáng dậy sớm cho con ăn sáng, đưa con đi học, đến trưa đón con về rồi lại lo lắng, nhắc nhở con học hành. Nếu có thời gian rảnh tôi tranh thủ đi tập thể dục rồi cũng vội vàng về nhà chuẩn bị bữa tối cho chồng, con để anh còn yên tâm “kiếm tiền”.
Ai cũng nói số tôi thật sung sướng, chẳng bao giờ phải lo tiền bạc, kinh tế đi lên hay đi xuống nhưng ai tinh ý sẽ thấy những nỗi buồn lẩn quất đâu đó trên khuôn mặt tôi chứ không như hình ảnh của một cô gái hay cười ngày nào nữa.
Không ai hiểu rằng, mỗi ngày trôi đi tôi lại thêm lo lắng. Lo khi chồng không còn trò chuyện với mình, lo rằng một ngày nào đó anh sẽ khác. Bởi từ ngày lên chức rất ít khi anh có thể dành một bữa tối trọn vẹn cho vợ con. Nếu có thì lại kèm theo những lời cằn nhằn, trách cứ con cái ồn ã, vợ làm ăn không ra gì.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Allabout.
Từ lâu lắm rồi anh chẳng còn dành cho tôi một lời khen tặng, một bó hoa nhỏ hay một món quà “bất ngờ” bởi tiền đó tôi thiếu gì thì tự đi mua. Nhiều khi tôi rất sợ những phút giây cô đơn chờ chồng về để sau đó tôi chỉ thấy một người đàn ông nồng nặc mùi bia rượu kèm theo chút “hương lạ” đắt tiền của đối tác.
Nhiều lúc tôi chỉ ước rằng chồng tôi làm một nhân viên bình thường, ít thành công, hay gia đình tôi khó khăn một chút để gia đình tôi có thể quay về như buổi ban đầu. Gia đình được ở bên nhau chứ không phải lúc nào cũng chỉ thấy mấy mẹ con lủi thủi một mình. Thậm chí, tôi càng đau lòng hơn khi có lúc nghe con hỏi bố đâu, sao bố vẫn chưa về, bố kiếm nhiều tiền để cho mẹ con mình à.
Dần dà, tôi cũng ngại tiếp xúc với mọi người, bạn bè bởi tôi không muốn mọi người khen ngợi, ngưỡng mộ tôi vì cuộc sống hiện tại. Nhất là khi mọi người chia sẻ, nói chuyện tới công việc, đó là lúc tôi chạnh lòng và tủi thân nhất. Liệu tôi có đang suy nghĩ quá mọi chuyện không? Tôi có phải con người tham lam, không biết thế nào là đủ, là an phận không? Tôi thực sự rơi vào bế tắc. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Ngoisao
Cam phận tầm gửi
Nhiều phụ nữ có nhan sắc, có học thức nhưng cam chịu sống phụ thuộc vào người khác.
Quen Linh trên mạng xã hội đã lâu nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp gặp nhau khi cùng đưa mấy đứa trẻ đến khu vui chơi ở Công viên Tao Đàn, TP HCM.
Sau khi bọn trẻ chơi chán, tôi đề nghị: "Mình đưa bọn nhóc qua ăn gà rán đi em", Linh thoáng bối rối rồi lí nhí: "Lần sau nhé chị, em không có tiền". Nghe qua, tôi hơi bất ngờ vì nhìn Linh sang trọng, 2 đứa bé ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ thế kia mà bảo không tiền cũng lạ.
Chồng phát 100.000 đồng mỗi tuần
Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. Chồng Linh là con trai một trong nhà. Tuy không giỏi giang nhưng anh ta rất giàu có vì của cải của cha mẹ để lại. Đặc biệt, chồng Linh rất yêu vợ, luôn sợ mất cô. Linh thích gì, chồng cũng chiều; muốn ăn uống, mua sắm gì, chồng cũng cho. Có điều là mỗi tuần, anh ta chỉ phát cho Linh 100.000 đồng. Số tiền 100.000 đồng không hơn không kém này duy trì từ ngày cưới cho đến nay.
"Ban đầu em cũng bức bối, khó chịu lắm nhưng chồng bảo em cần tiền làm gì khi ăn uống, mua sắm, anh ấy trả hết rồi nên dần dần em cũng nguôi ngoai" - Linh giải thích. Một đứa rồi 2 đứa con ra đời, số tiền ấy vẫn không nhích lên vì "cần gì đã có chồng lo".
"Sao anh ta kỳ vậy? Anh ta đối đãi với gia đình bên vợ thế nào?" - tôi thắc mắc. "Anh ấy tốt lắm. Năm ngoái, chồng em đã trả số nợ hơn 200 triệu đồng cho ba mẹ của em vì trót mê đề đóm" - Linh cho biết. Linh kể cô từng đi học trang điểm và có chứng chỉ quốc tế nhưng anh chồng không cho đi làm vì sợ ra đường nhiều người "nhìn ngó" vợ, sợ Linh thành công sẽ bỏ anh ta. "Bây giờ em đi làm vẫn còn kịp mà"- tôi gợi ý. Linh cười buồn: "Em lại có thai nữa rồi, việc đi làm còn xa lắm".
Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. (ảnh minh họa)
"Không quen sống cực khổ"
Đề cập chuyện nhiều phụ nữ xinh đẹp, có học thức lại cam chịu "sống nhờ" vào người khác, bà Bùi Thanh Huyền, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM, lý giải: "Có nhiều lý do để chị em sống phụ thuộc vào người khác: bận chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người thân bị bệnh, không tìm được công việc phù hợp, chồng có điều kiện kinh tế tốt... Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em sống phụ thuộc vào người khác vì không quen lao động, không thích cực khổ. Điều này thật đáng trách và đáng tiếc!".
Bà Bùi Thanh Huyền kể mới đây, một cô gái trẻ, xinh đẹp đến tìm gặp bà để nhờ tư vấn có nên giữ lại cái thai hay không. M., tên cô gái, cho biết cô 22 tuổi, sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TP HCM. Người yêu cô 55 tuổi, làm giám đốc một doanh nghiệp lớn ở TP. Ông ta đã có gia đình, con cái và không bao giờ muốn bỏ gia đình để lấy M. dù nói yêu cô mỗi ngày. M. khoe tuy không có danh phận nhưng cô được người yêu chu cấp đầy đủ, mỗi tháng đi du lịch trong nước một lần, mỗi năm thì có một chuyến du lịch nước ngoài.
"M. cho biết ông ấy nhất định bắt cô phải bỏ thai và đây là lần thứ 3 mang thai nên M. có chút băn khoăn. Tôi đã khuyên M. nên suy nghĩ kỹ vì thêm một lần phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của cô. Sau một giờ trò chuyện, tưởng đâu M. đả thông tư tưởng, ai dè cô ấy nói: "Nhưng mà anh ấy hứa sẽ mua nhà nếu em bỏ thai. Em không quen sống cực khổ..." - bà Huyền ngao ngán.
Theo VNE