Mặc bố quỳ lạy van xin, ngư dân nghèo vẫn bị hành hung đến chết
Mâu thuẫn khi đi “săn” tôm hùm giống, người nhà ông Chỉ cầm hung khí xông vào anh A. hành hung đến chết, mặc dù người cha già 82 tuổi của nạn nhân quỳ lạy van xin.
Chị Oanh và hai con bên ban thờ và di ảnh chồng, cha bị hành hung đến chết
Những ngày qua, dư luận trong nhân dân sống dọc theo ven biển miền Trung đang dậy sóng bởi tại thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vừa xảy ra một vụ án mạng giữa những người ngư dân nghèo, để lại nhiều xót xa. Hậu quả của vụ án là một người vĩnh viễn ra đi, bỏ lại cha mẹ già, cùng người vợ tật nguyền và hai đứa con nhỏ dại.
Chuyến câu khơi và chiếc dây neo oan nghiệt
Vụ án xảy ra vào sáng ngày 31/3/2014, khi hai chiếc ghe lưới mành ra mũi Hòn Đỏ thuộc vùng biển Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) để đánh bắt tôm nhí giống (loại tôm hùm con). Mâu thuẫn giữa hai anh em Nguyễn Văn A. (46 tuổi), Nguyễn Văn Thành (36 tuổi) với cha con ông Nguyễn Chỉ (58 tuổi), Nguyễn Văn Điều (32 tuổi), Đỗ Văn Thanh (em vợ ông Chỉ) và Phan Văn Đạo (32 tuổi, con rể ông Chỉ) xảy ra từ đêm 30 rạng sáng 31/3, khi hai chiếc ghe này neo đậu sát nhau và chong đèn điện sáng để đánh bắt tôm hùm con.
Theo lời kể của anh Thành (em ruột nạn nhân tử vong Nguyễn Văn A.), vào khoảng 15h ngày 30/3, khi ghe đến mũi Hòn Đỏ, hai anh em tiến hành buông lưới để bắt tôm, lúc này cũng có chiếc ghe của ông Nguyễn Chỉ neo đậu gần đó. Dừng ghe được một lúc, ông Đạo bơi thúng sang ghe của hai anh em Thành yêu cầu họ nới dây neo ra xa để tiện cho công việc đánh bắt tôm. Nghe vậy, anh Thành đến mở dây neo đưa ra xa hơn, rồi tiến hành cào lưới để vớt nhặt tôm dính trong lưới.
Sau đó, Thành dùng tay giữ dây neo lại thì phát hiện bị ai đó cắt mất chiếc neo bằng sắt nặng khoảng 70kg, chỉ cò lại dấu dây neo, nên Thành đứng trước mũi ghe hỏi vọng sang: “Anh Tám Chỉ cắt dây neo rồi, cái neo của tui đâu?”. “Tao cắt bỏ cái neo rồi”, ông Chỉ đáp lại. Thành nghe vậy bực tức hét toáng lên thì bị Thanh (em vợ ông Chỉ) đòi đánh, nhưng được ông Điều (con ông Chỉ) can ngăn. Anh A. cầm dầm ghe chọc sang ghe ông Chỉ, làm bể một bóng đèn, rồi cùng Thành tìm kiếm chiếc neo nhưng không thấy.
Hành trình bắt tôm giống của hai anh em anh A. thu hoạch được 4 con tôm. Đến 6h sáng ngày 31/3 thì ghe vào bờ, dừng cách mũi Hòn Đỏ chừng 500m. Lúc này, ghe của ông Chỉ cũng vào bờ biển thôn Lộ Diêu. ông Nguyễn Thuận (82 tuổi, cha ruột của Thành và A.) đứng đợi con trên bờ cát. Anh Thành bơi thúng mang những con tôm bắt được vào để bán cho những người mua tôm. Còn anh A. thì ở lại ghe để chờ chị Nguyễn Thị Oanh (38 tuổi, vợ anh A.) đem thức ăn ra ăn rồi mới vào bờ. Nhưng chưa kịp ăn sáng, anh đã bị những cái đầu nóng như quỷ dữ cầm hung khí đánh hội đồng cho đến chết.
Video đang HOT
Được biết, khi thấy vợ mang thức ăn ra, anh A. bơi thúng vào bờ, khi một chân vừa bước ra khỏi thúng, chân kia còn trong thúng thì Điều cầm khúc tre 2m và Thanh cầm một cây sắt tròn dài 1,5m chạy xuống nước để tấn công. Đạo và ông Chỉ mỗi người cầm một khúc cây xông đến đánh tới tấp khiến nạn nhân A. gục ngã xuống nước. Thấy con trai gặp nạn, ông Thuận vội đến can ngăn. ông Thuận vừa khóc vừa van xin: “Xin các ông đừng đánh chết con tui, nó còn vợ còn con nhỏ dại, nó chết cả nhà sẽ khổ”.
Ông Thuận với vết thương do kẻ ác gây nên.
Dọa giết luôn cả… bố, em nạn nhân
Mặc cho người cha khóc lóc cầu xin, nhưng các đối tượng vừa đánh, vừa dìm nạn nhân A. xuống nước. “Thằng già này, mày muốn chết hả, tao dìm nước cho chết luôn”, tên Thanh vừa chửi đổng, vừa đánh cây sắt vào đầu ông Thuận, nhưng ông kịp đưa tay lên đỡ thì bị chấn thương, máu chảy đầm đìa. Thấy cha và anh gặp nạn, Thành chạy tới can ngăn thì bị Thanh dùng tay đánh vào miệng làm gãy 3 chiếc răng hàm dưới. Chưa hết, hai tên côn đồ Thanh và Điều cùng nhau đấm đá vào thân thể, rồi dùng tay dìm đầu anh Thành xuống nước và nói: “Cho mày chết luôn…”.
Trong lúc giữa cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc, anh Thành van xin: “Mấy ông đánh anh tui chết rồi, mấy ông còn nhấn chìm nước cho tui chết nữa hay sao, tui van mấy ông, tui còn vợ và ba đứa con gái nhỏ nữa mà…”. Nghe vậy, chúng buông tay bỏ thả anh Thành ra, rồi bỏ mặc nạn nhân Nguyễn Văn A. nằm dưới nước. Đứng trên bờ, chị Oanh chỉ biết kêu khóc thảm thương. Nhiều người chứng kiến cảnh tượng hãi hùng chưa từng xảy ra nơi đây, đã xót xa căm phẫn nhưng không thể cứu giúp được, bởi nhóm côn đồ với hung khí trong tay, mặt mày dữ tợn.
Có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án, nhiều người thân và họ hàng, làng xóm của các nạn nhân vô cùng bàng hoàng đau xót. Nhiều người tỏ ra căm phẫn, không ngờ lão già Nguyễn Chỉ cùng người thân của ông ta hành động dã man mất hết tính người như vậy. Ba cha con ông Thuận được đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng đến chiều cùng ngày, nạn nhân Nguyễn Văn A. đã tử vong tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Còn ông Thuận được bác sỹ khâu 3 mũi, anh Thành tiến hành chụp cắt lớp nhưng may mắn không bị chấn thương nặng vùng đầu.
Anh Nguyễn Văn Thành (em anh A.) bị côn đồ đánh gãy răng.
Xót xa người vợ tật nguyền và hai đứa con thơ
Nhận được tin báo, cơ quan CSĐT Công an huyện Hoài Nhơn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định có mặt tại hiện trường, nơi xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng để điều tra làm rõ nguyên nhân. Tại nhà vĩnh biệt bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, phòng Pháp y Công an tỉnh Bình Định tiến hành giải phẫu tử thi của anh Nguyễn Văn A., bước đầu xác định, nạn nhân A. tử vong do chấn thương sọ não vì bị đánh. Các đối tượng Chỉ, Điều, Đạo và Thanh lập tức bị bắt tạm giam để đấu tranh làm rõ hành vi vi phạm.
Người dẫn chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Nguyễn Thuận (82 tuổi), bà Nguyễn Thị Ngào (81 tuổi) là Thôn trưởng thôn Lộ Diêu, ông Võ Xuân Mạo (60 tuổi). Trên đường đi, ông Mạo cho biết, gia đình ông Thuận rất khốn khó, tiếng là chiếc ghe của gia đình sắm được, nhưng ông bà và các con phải vay mượn tiền và oằn lưng làm ăn trả dần tiền nợ. Trị giá chiếc ghe đánh bắt lưới mành này khoảng 150 triệu đồng. Cái chết của anh Nguyễn Văn A. đã bỏ lại người vợ bị tật nguyền một bên chân từ lúc lọt lòng, việc đi lại của chị Oanh rất khó khăn. Hai cháu Nguyễn Duy Hưng (3 tuổi), Nguyễn Ngọc Bảo Hân (8 tháng tuổi) thì còn quá nhỏ bé đã phải mồ côi cha. Người mẹ tật nguyền giờ đây biết làm gì ra tiền nuôi các con khôn lớn, trong khi đó vợ chồng ông Thuận, bà Ngào đã mắt mờ chân yếu, ốm đau triền miên.
Bước chân vào nhà, chúng tôi không khỏi xót xa trước ban thờ khói hương nghi ngút, cùng đó là cảnh cha mẹ già khóc than, thương tiếc người con mỏng phận. Cạnh đó, chị Oanh tay ẵm đứa con gái mới vài tháng tuổi. Cháu Nguyễn Duy Hưng nũng nịu và vô tư hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao ba chết vậy mẹ”. ông Đinh Văn Tiến (55 tuổi), bà Nguyễn Thị Thường (54 tuổi) là chòm xóm đến chia buồn nghẹn ngào nói: “Nhà này nghèo nhất nhì trong thôn, anh A. là lao động chính trong nhà nuôi 5 nhân khẩu, anh mất đi không biết những người thân bấu víu vào đâu”. Nhìn ngôi nhà nhỏ xập xệ với nhiều lỗ thủng trên mái nhà do năm tháng bào mòn, ai ai cũng không khỏi xót xa!
Ngày 6/4, trao đổi với chúng tôi, đại diện Công an huyện Hoài Nhơn cho biết, vụ án vẫn đang tiếp tục được cơ quan điều tra làm rõ từng hành vi của các đối tượng gây án, để củng cố hồ sơ khởi tố vụ án. Sau vụ án mạng đau lòng của những người cùng là lao động nghèo, phơi sương gió mưu sinh trên biển này, điều khiến những người dân địa phương bức xúc chính là hành động tàn bạo, coi thường đạo lý, coi thường pháp luật của những kẻ thủ ác. Tội lỗi của chúng khó dung tha, cần có bản án nghiêm khắc để trừng phạt.
Theo Xahoi
Vụ Chứng cứ thiếu thuyết phục vẫn tuyên án: Bỏ lọt tội phạm?
Chứng cứ thể hiện quá rõ ràng về hành vi "chạy" vào ngành công an với giá 120 triệu đồng, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không xử lý.
Giấy biên nhận của Hà Thị Huệ nhận 50 triệu đồng để "chạy" vào Công an H.Bù Gia Mập - Ảnh: Hoàng Tuấn
Phiên tòa sơ thẩm xét xử Mai Xuân Bình (34 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) phạm tội cưỡng đoạt tài sản đã kết thúc vào ngày 27.3. Tuy nhiên, qua phiên tòa sơ thẩm cho thấy có nhiều dấu hiệu cho thấy vụ án còn bỏ lọt tội phạm.
Cầm 120 triệu đồng"chạy" vào ngành công an
Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, nguyên phóng viên Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước) với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước, vào năm 2011 tại nhà riêng của mình, Nguyễn Viết San (SN 1981, ngụ tại xã Thiện Hưng, H.Bù Đốp, Bình Phước) gặp và bàn bạc với bà Hà Thị Huệ (SN 1976, nguyên Phó phòng Tiếng dân tộc Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước) giúp San vào công tác tại Công an H.Bù Gia Mập (nơi ông Điểu Điều, chồng bà Huệ đang giữ chức Phó chủ tịch huyện). Do San không quen biết thân tình nên nhờ bà Thương đứng ra nhận tiền để giao cho bà Huệ. Tổng số tiền bà Thương đã nhận đủ 120 triệu đồng (không làm biên nhận), sau đó đã đưa trước cho bà Huệ 50 triệu đồng để "chạy" vào ngành công an. Việc giao 50 triệu đồng được bà Huệ viết biên nhận: "Hôm nay, ngày 8/9/2011 tôi tên Hà Thị Huệ nhận của chị Nguyễn Thị Thương 50.000.000 (năm mươi triệu đồng) để lo công việc cho Nguyễn Viết San. Nếu không lo được sẽ hoàn trả lại số tiền". Cũng theo lời khai của bà Thương, một tháng sau khi nhận tiền và hồ sơ, bà Huệ đến đòi thêm 70 triệu đồng, nhưng do không chịu viết biên nhận nên bà Thương không đưa tiền. Do xin việc không được nên bà Thương nhiều lần đòi tiền để trả cho San, nhưng bà Huệ không trả. Mãi đến tháng 12.2012 bà Huệ mới trả lại tiền cho bà Thương.
Trong khi đó, theo lời khai của bà Huệ, qua gặp gỡ, bà Thương cho biết: "San chi ra 100 triệu đồng để lo xin việc vào Công an Bù Gia Mập". Đồng thời bà Huệ cũng thừa nhận "cầm" trước 50 triệu đồng để lo việc cho San. Sau khi nhận tiền và hồ sơ, bà Huệ báo cho ông Điểu Điều biết việc San tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Khoảng 1 tháng sau thì ông Điều trả lời cho bà Huệ phía Công an H.Bù Gia Mập không tuyển ngành công nghệ thông tin. Bà Huệ cũng cho San biết tin này và San hỏi bà Huệ có đợt tuyển nào không. Đến tháng 6.2012, do không xin được việc nên bà Huệ đã trả lại tiền cho bà Thương.
Bỏ lọt tội phạm?
Tại bản kết luận điều tra, Công an TX.Đồng Xoài (Bình Phước) vào ngày 5.9.2013 cho rằng hành vi của bà Thương và bà Huệ nhận tiền chạy việc cho San, nhưng thỏa thuận không xin được việc thì trả lại tiền. Khi không xin được việc, bà Thương và bà Huệ đã trả lại đủ tiền nên không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với ông Điều, CQĐT xác định không tác động gây ảnh hưởng đến người khác để lo việc cho San nên không đặt vấn đề xử lý ông Điều.
Chờ bản án của tòa Chiều 31.3, lãnh đạo Đài phát thanh - truyền hình Bình Phước cho biết đã thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Thương và bà Hà Thị Huệ. Theo đó, bà Thương đã phải nhận hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Còn bà Huệ đã phải nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, chuyển công tác từ Phó phòng Tiếng dân tộc sang Phó phòng Chương trình. Riêng ông Điểu Điều, nguồn tin từ Huyện ủy H. Bù Gia Mập, thì không xử lý ông Điều xung quanh vụ vợ ông này cầm tiền "chạy việc". (Đỗ Trường)
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty luật Đức Chánh) phân tích: "Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Thị Thương và bà Hà Thị Huệ, vợ ông Điểu Điều có nhận tiền lo xin việc (vào làm Công an H.Bù Gia Mập - nơi chồng bà Huệ đang làm phó chủ tịch), thì hành vi này của bà Thương, bà Huệ có dấu hiệu cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS. Vì "chạy" việc không phải là dịch vụ theo quy định pháp luật dân sự mà là hành vi bị pháp luật cấm. Để được tuyển dụng vào vị trí nào đó đòi hỏi người được tuyển dụng phải qua một quy trình thi tuyển cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành từ khi bà Thương, bà Huệ nhận tiền "chạy" việc. Việc trả lại tiền chỉ có thể xem là tình tiết giảm nhẹ khắc phục hậu quả mà thôi".
Về phần ông Điểu Điều, theo CQĐT, ông Điều có tìm hiểu thông tin về việc Công an H.Bù Gia Mập có nhu cầu tuyển dụng hay không để nói lại cho bà Huệ biết. "Như vậy, ông Điều có dấu hiệu "giúp sức" cho vợ mình "chạy" việc. Bà Huệ bị truy tố tội gì thì ông Điều là đồng phạm của tội đó", luật sư Chánh cho biết. "Đồng thời, đây là hành vi khó có thể chấp nhận được đối với người đang đương chức phó chủ tịch huyện. Vì vậy, nếu không xử lý ông Điều đồng phạm với bà Huệ thì cũng cần xử lý về mặt Đảng, chính quyền. Nếu chúng ta không xử lý nghiêm hành vi lợi dụng người thân, người "quen biết" có chức có quyền để nhận tiền "chạy" việc thì đã đi ngược lại chủ trương, chính sách của nhà nước. Bộ máy nhà nước sẽ có nhiều cán bộ, công chức từ "chạy chọt" mà ra", luật sư Chánh nói.
Dưới một góc độ khác, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: "Hành vi nhận tiền hứa hẹn "chạy" việc của vợ khi chồng đang đương chức của một huyện rõ ràng cả bà Huệ, ông Điều đã vi phạm pháp luật. Theo quy định bộ luật Hình sự, cả hai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh: tội nhận hối lộ (điều 279), tội đưa hối lộ - điều 289, tội làm môi giới hối lộ - điều 290, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi - điều 293, dù kết quả có được hay không. Cơ quan điều tra kết luận không xử lý là bao che người có chức vụ quyền hạn và bỏ lọt tội phạm", luật sư Hà Hải nhận định. "Ngoài ra, tùy theo quy định của cơ quan, ngành nghề, nếu hành vi trên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cần xem xét để xử lý kỷ luật. Trong trường hợp này thì những người có liên quan rõ ràng đã vi phạm quy định ngành nên chí ít cũng phải bị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật chứ không thể cứ ung dung tại vị", LS Hải nhận định.
Theo TNO
Anh rể cắn 'nhũ hoa' em vợ nhởn nhơ vì khó định tội danh? Chập tối, Thọ bất ngờ trèo qua tường rào, lao tới lôi em vợ từ phòng khách vào buồng ngủ. Bị can Nguyễn Trường Thọ (24 tuổi, ở TP Nha Trang, Khánh Hòa) đến nay vẫn chưa bị xử lý vì cơ quan điều tra và VKS chưa thống nhất quan điểm xử lý. Con rể rình rập trong nhà vợ Chiều tối...