Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể tử vong
Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây biến chứng hôn mê sâu, mất phản xa, liệt, thậm chí tử vong.
Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước nước ghi nhận gần 260 ca viêm não; 4 trường hợp tử vong do viêm não Nhật Bản. Bộ Y tế dự báo, trong thời gian tới bệnh viêm não tiếp tục tăng.
Tại miền Bắc, nắng mưa kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển nên nguy cơ lây bệnh viêm não Nhật Bản ngày càng cao.
Trao đổi với phóng viên, TS.BS. Phạm Thanh Thủy, Phó Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Khoa bắt đầu ghi nhận các ca viêm não Nhật Bản. Đáng chú ý nhiều trường hợp đến bệnh viện muộn, dễ để lại di chứng.
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đến thời điểm này có khoảng gần chục ca mắc viêm não Nhật Bản nhập viện khám và điều trị.
Trẻ đang điều trị tại bệnh viện
Trong khi đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang điều trị cho 14 ca. Đa số bệnh nhi đều phát hiện bệnh muộn, qua giai đoạn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các chuyên gia y tế nhận định, bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền sang người do muỗi đốt. Hiện nay, ở miền Bắc, nắng mưa kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển nên nguy cơ lây các bệnh do muỗi truyền càng cao.
Hầu hết người bị nhiễm virut viêm não Nhật Bản ở thể ẩn, nghĩa là không có triệu chứng lâm sàng. Nhưng dù ở bất cứ nhiễm bệnh ở thể nào thì bệnh nhân vẫn tạo kháng thể đặc hiệu.
Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây tử vong, còn một số biến chứng như hôn mê sâu do ứ đọng đàm nhớt, mất phản xạ ho, sặc hoặc liệt hầu họng
Video đang HOT
Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét…
Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não mùa hè, viêm não B. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm não Nhật Bản gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 tuổi. Bệnh chủ yếu xuất hiện vào các tháng 5, 6 và 7 trong năm.
Hiện nay, do thời tiết nắng nóng là điều kiện cho viêm màng não, viêm não có nguy cơ bùng phát ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ sốt cao, có dấu hiệu buồn nôn cần đưa trẻ đến viện ngay.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tiêm phòng vắc xin. Những người du lịch có thời gian lưu trú ở nông thôn hơn 1 tháng hoặc trên 12 tháng ở thành phố có dịch cần được tiêm phòng.
Diệt muỗi và phòng chống muỗi đốt là cách để ngăn bệnh lây truyền. Diệt muỗi bằng cách: dùng thuốc xịt muỗi, dùng vợt điện. Diệt bọ gậy bằng các biện pháp: thả cá bảy màu, cá đuôi cờ vào các nơi chứa nước như bể, chum, vại, lu, khạp… để cá ăn bọ gậy.
Loại bỏ nơi muỗi đẻ: hủy bỏ các vật phế thải xung quanh nhà là những nơi có thể chứa nước mưa tạo nơi đẻ trứng của muỗi như chai lọ vỡ, ống bơ, gáo dừa, lốp xe… Bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát nước kê chân chạn.
Hà Nội: Tiêm miễn phí vắc xin viêm não cho trẻ
Theo các chuyên gia, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ đầy đủ và đúng lịch: mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Theo đó, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội vừa có kế hoạch tiêm vắc xin miễn phí phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
Cụ thể trẻ sinh từ ngày 1/1/2011 đến 31/5/2013 sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản miễn phí.
Dự kiến, đợt I từ ngày 22 đến 23/6, Hà Nội sẽ tiêm mũi 1 cho trẻ chưa tiêm lần nào và những trẻ đến lịch tiêm từ mũi 2 trở lên. Đợt II diễn ra từ ngày 29 đến 30/6 sẽ tiêm mũi 2 cho trẻ đã tiêm mũi 1 và tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm trong đợt I.
Theo TTVN
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, các loại muỗi ở những nơi có nước, thấp trũng như ruộng lúa. Trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng nặng nề.
Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy cơ tử vong cao, di chứng nặng nề
Mùa hè, mùa của viêm não
Theo ông Trần Đắc Phu - Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết hiện nay nhiều khả năng bệnh viêm não Nhật Bản sẽ bùng phát. Trước tình hình dịch chồng dịch, ông Phu khuyến cáo người dân nên ngừa bệnh thay vì chữa bệnh.
Theo đại diện của Cục Y tế dự phòng, viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não mùa hè, viêm não B. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh.
Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6, chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh. Bệnh có thể xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu vào các tháng 5, 6 và 7, tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng cao.
Hiện nay, do thời tiết nắng nóng là điều kiện cho viêm màng não, viêm não có nguy cơ bùng phát ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ sốt cao, có dấu hiệu buồn nôn cần đưa trẻ đến viện ngay.
Giống như các chứng viêm não khác, viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn.
Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đến nay, viêm não Nhật Bản B cũng như nhiều bệnh khác do siêu vi gây ra là bệnh chưa có thuốc đặc trị. Điều trị chủ yếu là giảm bớt phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch. Sau đó, điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.
Ngừa bằng tiêm chủng
Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt.Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê). ... trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng lên khi trẻ thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.
Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh bệnh viêm não Nhật Bản B cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng ngừa. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ những điều dưới đây.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ đầy đủ và đúng lịch: mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Văcxin viêm não Nhật Bản có các phản ứng nhẹ sau tiêm có thể là sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt, nhức đầu. Các dấu hiệu này sẽ tự hết nhiều nhất sau vài ngày. Hầu như các phản ứng phụ nặng nề là rất hiếm gặp. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không hiệu lực của vắc xin, khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.
Đối với các biện pháp phòng ngừa khác là khi ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt.
Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu. Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng.
Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Hà Nội: Sắp tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết đã xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa (Nguồn: SK&ĐS) Theo đó, trẻ em có mốc sinh từ ngày 01/01/2011 đến 31/5/2013 sẽ trong diện được tham gia tiêm vắc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn đường phố

Canh bổ dưỡng từ các loại đậu

Các bước chuẩn bị thay thủy tinh thể mắt

Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Raynaud

Bé trai 7 tuổi thở ra...tiếng kèn

Một số thuốc dùng trị viêm quanh khớp vai

Bác sĩ chỉ ra loạt nguy cơ 'đặc thù' gây vô sinh hiếm muộn

Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Lợi ích sức khỏe bất ngờ khi sử dụng giấm táo

Đi bộ theo cách này, giảm nguy cơ 13 loại ung thư

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâm

4 sao bóng đá may mắn lấy được vợ hoa hậu, bên nhau hàng chục năm vẫn viên mãn
Sao thể thao
08:53:43 25/04/2025
Bộ Công an, Viện KSND tối cao đề xuất nhiều điểm mới về án tử hình
Pháp luật
08:48:47 25/04/2025
Làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ ở Bảo Lộc
Tin nổi bật
08:38:40 25/04/2025
Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng
Thế giới
08:27:51 25/04/2025
1 nhóm fan Kim Soo Hyun nhận đòn "gậy ông đập lưng ông", bị vạch trần bản chất thật
Sao châu á
08:23:08 25/04/2025
Sao Việt 25/4: Hòa Minzy đáp trả tin 'qua Mỹ định cư', Bảo Thanh tự nhận manly
Sao việt
08:19:46 25/04/2025
"Vị thần" của những cảnh tuyết rơi trên phim Trung Quốc: Nâng tầm nhan sắc, thẩm mỹ xứng đáng phong thần
Hậu trường phim
08:16:53 25/04/2025
Nữ Trung úy cao 1m73 tham gia diễu binh 30/4, dân tình tấm tắc "thiếu mỗi vương miện là thành Hoa hậu"
Netizen
08:03:13 25/04/2025
Siêu sao số 1 Việt Nam đang nắm giữ kỷ lục mà không ai muốn tranh giành
Nhạc việt
07:56:39 25/04/2025
Top nghệ sĩ được trả nhiều tiền nhất Spotify: Hạng 1 "out trình" loạt siêu sao, kiếm hơn 9.2 nghìn tỷ gây choáng
Nhạc quốc tế
07:52:51 25/04/2025