Mắc bệnh vì… sợ bệnh!
Có những người hoàn toàn không có bệnh gì nhưng vẫn nằng nặc đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc, xét nghiệm nhiều lần vì… “cảm giác trong người có bệnh”…
Trong số những bệnh nhân tới khám do những vấn đề sức khỏe tâm thần, có không ít bệnh nhân phát bệnh vì ám ảnh với một căn bệnh truyền nhiễm nào đó mà họ mắc phải.
Ám ảnh bệnh tật
Sau khi phát hiện một bệnh nhân được chính mình tiêm truyền, tiếp xúc với máu mà không đeo găng tay, chị M.D.H, 26 tuổi, ở một bệnh viện (BV) tại TP Hà Nội, vô cùng hoang mang. Mặc dù vùng trên da chị không có bất kỳ tổn thương nào nhưng chị H. vẫn nằng nặc xin được dùng thuốc kháng virus. Thậm chí, những tháng sau đó, chị H. liên tục đi xét nghiệm, kể cả kết quả đó âm tính với HIV nhưng chị H. vẫn lo lắng và cho rằng mình đã bị nhiễm HIV.
Ngày càng có nhiều thanh niên bị hội chứng rối loạn ám ảnh tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị Ảnh: Ngọc Dung
Trong khi đó, chị L.B.V, 35 tuổi, ở Hà Nội, cũng nằng nặc đòi đi xét nghiệm, uống thuốc điều trị vì lo sợ mình bị nhiễm viêm gan B từ người thân. Theo chị B., chồng chị bị viêm gan B mạn tính nhưng sức khỏe hoàn toàn bình thường. Tuy vậy, chị B. vẫn cẩn thận phòng bệnh bằng cách chích ngừa viêm gan B cho mình và các con. Thế nhưng, gần đây chị bỗng thấy mình có các biểu hiện như vàng mắt, vàng da nên đến một phòng khám tư nhân xét nghiệm máu. Dù kết quả xét nghiệm chức năng gan hoàn toàn bình thường nhưng chị vẫn tiếp tục đến BV Bạch Mai để xét nghiệm lại. Sau khi bác sĩ hỏi, chị V. mới kể: Thời gian gần đây, chị “nghiện” món đu đủ, mỗi ngày ăn cả quả to. Theo bác sĩ điều trị, đây chính là lý do khiến chị vàng da do ăn quá nhiều thực phẩm có chứa beta – thường có trong các loại quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, dầu gấc, xoài…
Không nguy hiểm nhưng cần điều trị
Bác sĩ Trịnh Bích Huyền, Khoa Khám bệnh BV Bạch Mai, cho biết trong quá trình khám bệnh, chị từng gặp một số bệnh nhân có những biểu hiện ám ảnh về bệnh tật. Có những bệnh nhân khá trẻ tuổi, có kiến thức đủ để biết con đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm nhưng luôn bị ám ảnh mình bị nhiễm HIV. “Thậm chí, có những bệnh nhân kể khi đi gội đầu, cắt tóc cũng lo lây nhiễm từ người gội đầu cho mình, còn đi chợ cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và biết đâu có thể lây truyền virus. Nhiều bệnh nhân chia sẻ rằng dù biết ý nghĩ này vô lý nhưng vẫn không thoát ra được ám ảnh” – bác sĩ Huyền kể. Theo bác sĩ Huyền, những bệnh nhân này được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh. Khi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng không thể chống lại được nó.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Điều trị bệnh nhân tâm thần nam và Điều trị nghiện chất Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (thuộc BV Bạch Mai), để đánh giá một bệnh nhân bị chứng rối loạn ám ảnh thì hiện tượng này phải kéo dài trên 6 tháng. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng điển hình như ám ảnh bị lây nhiễm. Đó là người bệnh sợ bị lây nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn, virus, phân, nước tiểu và sau nỗi sợ là hành vi rửa tay hoặc lảng tránh. Nhiều trường hợp thường tin rằng sự lây nhiễm lan truyền từ vật này sang vật khác hoặc từ người này sang người khác. “Ngoài ra, có những trường hợp bị ám ảnh độ cao đến mức ngay cả trong ngôi nhà của chính mình nhưng họ cũng không dám lên tầng 2, tầng 3 và cứ mỗi khi phải di chuyển bằng cầu thang hoặc đi một mình thì thấy choáng váng, vã mồ hôi, đánh trống ngực” – bác sĩ Dũng kể.
Video đang HOT
Bác sĩ Dũng cho biết thêm hội chứng rối loạn ám ảnh chỉ tác động đến thần kinh chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Với bệnh lý này, người bệnh được sử dụng liệu pháp tâm lý, sau đó mới dùng đến thuốc, khác hoàn toàn với điều trị hội chứng stress. Tuy vậy, đây là triệu chứng song hành với lo âu và trầm cảm, cần được điều trị sớm.
Các bác sĩ chuyên ngành tâm thần khuyến cáo: Xã hội càng phát triển thì những chứng bệnh về rối loạn ám ảnh càng phổ biến. Những người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép càng dễ mắc phải. Theo bác sĩ Trịnh Bích Huyền, điều trị bệnh này không dễ và mất nhiều thời gian, do đó khi thấy mình lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý thì nên đi khám để được tư vấn, điều trị…
Theo NGỌC DUNG (Người lao động)
Bác sĩ kê thuốc viêm gan cho người bị bệnh não
Ngày 29/8, cả gia đình ông Nguyễn Xuân Nhụ trú tại thôn 8 xã Quảng Phú, Quảng Xương (Thanh Hóa) đã phát hoảng khi phát hiện ông Nhụ đang uống thuốc điều trị bệnh viêm gan thay cho thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não.
Bệnh nhân rối loạn tuần hoàn não uống thuốc... viêm gan
Sáng 28/8, ông Nhụ đến khám bệnh theo thẻ BHYT tại Bệnh viện 71 Trung ương. Ông Nhụ có triệu chứng khó vận động tay trái nên ông đã đề nghị bệnh viện cho siêu âm khớp vai và khám chẩn đoán.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệu - Phó trưởng Khoa Khám bệnh, đã kết luận ông Nhụ bị rối loạn tuần hoàn não và viêm đa khớp. Theo đó, BS Hiệu đã kê đơn gồm các thuốc điều trị bệnh trên cho ông.
Tuy nhiên, thay vì viết vào bìa tiếp theo của cuốn sổ khám bệnh thì BS Hiệu đã "tiện tay" viết luôn vào một trang còn trống ở giữa cuốn sổ.
Đưa sang phòng kế toán để nhập vào máy và làm các thủ tục xuất thuốc BHYT thì các nhân viên Nguyễn Thị Mai, Lê Thị Tuyết và Đoàn Thị Quỳnh Loan lại không nhập đơn thuốc mà BS Hiệu vừa kê mà lại nhập đơn thuốc mà ông Nhụ đã đi khám từ 13/6 về bệnh viêm gan.
Bệnh viện 71 Trung ương luôn trong tình trạng khá vắng vẻ.
Cuối cùng, dược sĩ Lê Thị Hương cứ theo giấy của kế toán và cấp cả một túi thuốc chữa bệnh viêm gan cho ông Nhụ mặc dù ông đã khỏi viêm gan và đang điều trị rối loạn tuần hoàn não.
Chiều 29/8, BS chuyên khoa II Lê Xuân Hanh - Phó Giám đốc Bệnh viện 71 Trung ương (thị trấn Môi, huyện Quảng Xương), đã thừa nhận sai sót của bệnh viện này khi cấp thuốc viêm gan cho bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn não.
Đây không phải là trường hợp kê nhầm đơn thuốc duy nhất xảy ra trong ngành ý, trước đó đã xảy ra nhiều trường hợp tương tự khác.
Bé gái phù nề bao quy đầu... do tay đánh máy sai?
Chuẩn đoán kỳ lạ này là từ Phòng khám số 15, Bệnh viện Nhi T.Ư cho bé gái 7 tháng tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội.
Theo thông tin từ gia đình, bé gái kể trên bị sốt virus và được đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi T.Ư hôm 10/8. Tuy nhiên, kết luận của BS Đặng Tự dành cho bé gái này lại là "phù nề bao quy đầu", kèm theo 5 loại thuốc.
Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết nhầm lẫn này là sự cố liên quan đến công tác hành chính. Trong đó một phần do lỗi khách quan vì hệ thống mạng tại bệnh viện quá tải, phần khác, bác sĩ đã không kiểm tra lại đơn thuốc sau khi in.
Đơn thuốc của bé gái khám tại Bệnh viện Nhi trung ương với phần chẩn đoán được ghi là "phù nề bao quy đầu".
Theo bác sĩ Điển, thông thường sau khi khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhi. Trong đơn này, tên, tuổi bệnh nhi và các loại thuốc sẽ được đánh máy, còn phần tên bệnh chẩn đoán là nhập mã bệnh. "Do có sự cố về mạng nội bộ, các chỉ số liên quan đến công nghệ thông tin tại bệnh viện bị nhảy nên mới xảy ra sai sót này", ông Điển nói.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong đơn thuốc gồm 5 loại này, có đến 3 loại thuốc bổ gồm Thymorosin, Kidafort và Calciumgeral, là quá nhiều đối với một em bé 7 tháng tuổi.
Cấp sai đơn thuốc do phần mềm máy tính của bệnh viện
Ngày 31/3, anh Phùng Văn Sỹ (23 tuổi, trú tại T5, xã KRông, huyện M'Đrắk, Đắc Lắc) tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, bác sĩ Võ Thị Quý chẩn đoán anh Sỹ bị viêm họng amygdal cấp. Theo đó, bác sĩ Hạnh kê đơn thuốc gồm 4 loại thuốc để anh Sỹ về điều trị tại nhà.
Theo phản ánh, trong số các loại thuốc mà bác sĩ Quý kê cho anh Sỹ có loại thuốc Levitra không liên quan gì tới việc điều trị viêm họng amygdal cấp. Qua tìm hiểu, được biết, Levitra là loại thuốc kê đơn - sản phẩm của hãng Bayer (Đức) mới được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để điều trị rối loạn cương dương.
Đơn thuốc bác sĩ Quý kê cho bệnh nhân viêm họng amygdal cấp có tên thuốc điều trị rối loạn cương dương.
Trả lời nguyên nhân dẫn tới sự sai sót này, lãnh đạo bệnh viện cho biết: Lẽ ra phải kê thuốc Levoquin để điều trị bệnh viêm amygdal cấp, nhưng do trên phần mềm máy tính của bệnh viện, các tên thuốc được đánh theo thứ tự chữ cái từ A - Z, bác sĩ trong quá trình kê đơn, do bệnh nhân đông nên đánh máy chữ LE và ra tên thuốc Levitra trước, bác sĩ không để ý và in ra đưa cho bệnh nhân nên mới dẫn tới sai sót này.
Bác sĩ Đặng Văn Hoàng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Trưởng khoa Liên Chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh cho biết: sáng ngày 11/4, bệnh viện cũng đã phát hiện ra những sai sót của bác sĩ Quý khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Bệnh viện cũng đã ghi nhận và đang trong quá trình điều tra xác minh.
Theo Đất Việt
20% bác sĩ chỉ hỏi và kê đơn thuốc mà không hề khám "Tông hôi Y học Viêt Nam hiên có hơn 30 hôi chuyên khoa, 63 hôi y học địa phương với trên 200.000 hôi viên. Ảnh minh họa Tăng cường tính chuyên nghiêp là đòi hỏi câp bách đê nâng cao chât lượng trong thực hành y khoa của hôi viên", Viên sĩ - Tiến sĩ Dương Quang Trung, Phó Chủ tịch Tông hôi...