Mắc bệnh nan y, đôi trai gái bí mật giao ước, nửa năm sau bố mẹ họ khóc nghẹn
Ba của Hoa Nhi đã mất từ rất sớm, vì không muốn để con chịu thiệt thòi, người mẹ Ngọc Cần cứ mãi không tái giá, bà chịu đựng muôn vàn khổ cực một mình nuôi nấng cô thành người…
Hoa Nhi cũng là một đứa trẻ hiểu chuyện, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ khiến mẹ phải bận tâm lo lắng, cô luôn học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn nghe lời. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô trở thành giám đốc chi nhánh một công ty nhỏ. Dường như chuỗi ngày đau khổ đã kết thúc, may mắn đã mỉm cười với hai mẹ con. Họ cùng nhau lên kế hoạch sửa lại căn nhà và trồng những đóa mẫu đơn trong khu vườn nhỏ, loài hoa mà cả hai mẹ con yêu thích.
Ấy vậy mà số phận thường vốn trớ trêu, một tai họa lớn bất ngờ giáng xuống: Hoa Nhi bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng. Ngay lúc nhận được kết quả, Ngọc Cần mẹ cô đã ngất xỉu.
Bệnh tình của Hoa Nhi ngày càng nặng, nhiều lần hóa trị khiến tóc của cô rụng hết. Mỗi khi nhìn vào trong gương, cô không còn nhận ra mình nữa, khuôn mặt khả ái ngày nào giờ trở nên gầy guộc xanh xao. Đôi mắt cô hõm sâu đầy mệt mỏi và nước da trắng bệch. Cô mong sao có thể chết thật nhanh để không phải chịu đựng những đau đớn này nữa; nhưng mẹ cô, người đã chịu bao nhiêu vất vả, trước nay chưa từng có được một ngày hạnh phúc, cô còn chưa báo đáp được cho bà. Cô nhất định phải chiến thắng ma bệnh này.
Thế nhưng cuộc đời cô có một thay đổi lớn, khi không lâu sau đó có một chàng trai trẻ cũng nhập viện vì căn bệnh quái ác này, anh tên Xuân. Xuân là một chàng trai ân cần và tốt bụng. Mẹ anh mất sớm, anh lớn lên trong sự che chở thương yêu của người cha.
Cuộc đời của Hoa Nhi và Xuân dường như là đã được an bài để gặp nhau, hai trái tim tìm thấy được sự ấm áp đồng cảm mỗi khi ở cạnh nhau, họ tạm thời quên đi cảm giác chán chường đau khổ của bệnh tật. Mỗi buổi chiều hai người tản bộ trong hoa viên của bệnh viện, cùng nhau ngắm sao khi màn đêm buông xuống. Họ kể cho nhau nghe những kỷ niệm thời thơ bé, những ước mơ vẫn ấp ủ, và cả những tâm nguyện còn dang dở… Có lẽ, vì cùng phải chịu đựng nỗi đau bệnh tật, hai người trẻ tuổi trở nên tâm đầu ý hợp và chia sẻ với nhau tất cả mọi thứ. Vào lúc tuyệt vọng nhất, cô đã gặp được một người bạn tốt, quả là Thượng Đế vẫn không bỏ rơi cô. Nụ cười rạng rỡ đã trở lại với Hoa Nhi, và cuộc sống của Xuân cũng có thêm tia sáng. Dù không biết được họ liệu còn có thể gắng gượng được bao lâu khi mà căn bệnh kia cứ ngày càng nghiêm trọng nhưng họ không tuyệt vọng, hai người đều cố gắng khích lệ lẫn nhau, rằng cần dũng cảm mà sống tiếp, vì bản thân mình, vì những người thân yêu, và cũng là vì nhau nữa.
Cuối cùng có một ngày, Xuân can đảm cầm mảnh giấy và đưa ra một thỉnh cầu với Hoa Nhi, đó là một giao ước đẹp đẽ, một giao ước khiến cho hai linh hồn đều có thể an lòng. Hoa Nhi đã bật khóc khi biết tâm nguyện của Xuân, cô nhìn người đàn ông trước mặt mình, muốn khắc cốt ghi tâm thật sâu hình ảnh của anh, để nếu khi hai người không còn nữa, cô vẫn có thể tìm thấy anh ở kiếp sau…
Và họ cùng nhau thực hiện giao ước, dùng một chiếc máy ghi âm, đem hết thảy những lời cần nói lưu vào trong đó, sau đó mỗi người giữ một phần.
Thời gian trôi qua, bệnh tình của Hoa Nhi mỗi ngày một nặng. Vì để cứu con gái, Ngọc Cần đã chuyển cô đến bệnh viện khác tốt hơn. Ngày trước khi đi, Hoa Nhi đã tìm đến Xuân. Những giọt nước mắt không nén được vào trong lòng mà rơi xuống lã chã, họ nắm chặt tay, rất lâu không nói được lời nào. Cuối cùng họ thì thầm vào tai nhau: “Đừng quên giao ước của chúng ta”. Sau đó cả hai để lại số điện thoại rồi tạm biệt. Xuân cứ đứng, cứ đứng nhìn theo Hoa Nhi, mãi đến khi taxi đã đi khuất xa….
Tuy đã chuyển đến bệnh viện tốt nhất nhưng các bác sĩ cũng không có cách nào chữa khỏi cho Hoa Nhi. Chẳng bao lâu sau, cô cũng đành phải từ giã cõi đời. Trước lúc lâm chung, cô đã kể lại câu chuyện của cô và Xuân cho mẹ nghe, cô nói giữa họ có một giao ước, chính là cố gắng sống thật tốt, nhưng bây giờ cô đã không thể thực hiện được nữa rồi. Cô hy vọng rằng mẹ có thể giúp cô làm một việc, đó chính là mỗi ngày giả giọng nói của cô, gọi điện thoại cho Xuân, khích lệ anh kiên định lòng tin, chiến thắng bệnh tật. Tiếp đó, cô lấy ra một máy ghi âm đưa cho mẹ, dặn bà đợi sau khi bệnh của Xuân khỏi rồi hãy đem đến cho anh nghe. Giao phó những việc này xong, Hoa Nhi mỉm cười ra đi.
Ngọc Cần cố nén nỗi đau hoàn thành tâm nguyện sau cùng của con gái. Bà dự định sau khi chuyện này kết thúc, bà sẽ gặp cô ở trên thiên đường.
Ngay lúc bà chuẩn bị nhấc điện thoại gọi cho Xuân, thì điện thoại bỗng vang lên, ở đầu dây bên kia là giọng nói của một người đàn ông:
Video đang HOT
“Em là Hoa Nhi đấy phải không? Anh là Xuân đây, bệnh của em đã đỡ chút nào chưa? Hôm nay bác sĩ nói với anh rằng bệnh của anh đã có chuyển biến tốt rồi, không lâu sau nữa có thể xuất viện được!”
Nghe đến đây, Ngọc Cần nước mắt giàn giụa, bà im lặng một hồi khá lâu mới có thể cất tiếng:
“Em là Hoa Nhi, bệnh của em cũng sắp khỏi.”
Cuộc trò chuyện cứ thế tiếp diễn, họ dành cho nhau nhiều lời khích lệ và hẹn sẽ gặp mặt vào một ngày không xa.
Mỗi ngày họ đều gọi điện nói chuyện rất lâu. Xuân cứ nghĩ Ngọc Cần chính là Hoa Nhi, anh hay kể cho cô nghe những chuyện vui để cô cười; ngày nào trước khi đi ngủ anh cũng nói chuyện cho đến khi cô chìm vào giấc ngủ rồi mới gác máy.
Thấm thoắt đã nửa năm trôi qua, Xuân với sự cỗ vũ của Ngọc Cần, cuối cùng đã chiến thắng ma bệnh. Ngọc Cần cũng dùng giọng nói của Hoa Nhi nói rằng mình đã khỏe mạnh và rời khỏi bệnh viện. Họ hẹn gặp nhau ở công viên trong thành phố, Xuân dặn cô nhớ mang theo máy ghi âm. Ngọc Cần nghĩ đã đến lúc nói với Xuân tất cả sự thật, cho anh biết được dụng tâm vất vả của Hoa Nhi, khiến anh càng thêm trân quý cuộc sống này mà sống thật ý nghĩa, không cô phụ hy vọng mà Hoa Nhi đã dành cho anh.
Ngày hôm sau, Ngọc Cần mang theo máy ghi âm đến công viên từ rất sớm, bà ngồi ở ghế đá đợi rất lâu mà không thấy một bóng dáng chàng trai trẻ nào đến, chỉ thấy có một người đàn ông trung niên cứ đi đi lại lại hàng ghế nơi bà ngồi, chốc chốc lại nhìn đồng hồ. Bà bấm số điện thoại gọi cho Xuân, người đàn ông kia rút điện thoại ra và nghe máy, chính là giọng nói ôn tồn mà nửa năm nay vẫn mỗi ngày nói chuyện với bà. Ngọc Cần chết trân hồi lâu không cất được tiếng nào, bà tự hỏi bản thân người đàn ông kia lẽ nào là ba của Xuân. Ông cũng quay lại nhìn bà, cả hai đều im lặng. Họ đã hiểu được tất cả chuyện này, hóa ra lâu nay họ đều đang cố gắng thêu dệt một câu chuyện hoang đường.
Cả hai lại im lặng một hồi lâu, cha của Xuân lấy ra một cuộn băng nhét vào chiếc máy ghi âm cỡ nhỏ, Ngọc Cần cũng lấy ra cuộn băng Hoa Nhi đưa cho bà từ nửa năm trước. Rồi hai người cùng nghe âm thanh phát ra từ chiếc máy nhỏ nhắn:
“Ba mẹ à, khi hai người nghe được những lời này có lẽ chúng con đã không còn trên đời nữa. Chúng con là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian. Chúng con vô cùng biết ơn cuộc đời vì đã được sinh ra, từ bé đã được lớn lên với sự yêu thương ân cần của ba mẹ, đó là những điều tuyệt vời nhất mà ba mẹ đã dành cho chúng con. Dù cuộc sống này có ngắn ngủi nhưng chúng con chưa từng cảm thấy bi ai, bởi sau cùng mỗi người đều đã tìm thấy tri kỷ của cuộc đời mình. Chúng con đã vô cùng mãn nguyện rồi, vậy nên ba mẹ đừng buồn vì sự ra đi này nhé. Ba mẹ đã vì chúng con mà hi sinh cả tuổi xuân, chịu nhiều khổ cực, chưa từng vui vẻ hạnh phúc trọn vẹn ngày nào, bây giờ đã đến lúc hai người sống cuộc đời của chính mình rồi đó. Ba hãy thay con trồng thật nhiều hoa mẫu đơn trong khu vườn nhỏ nhé, đó là loài hoa mà mẹ rất thích. Chúng con mong rằng ba mẹ có thể tiếp tục sống thật hạnh phúc bên cạnh nhau. Ở chốn thiên đường, hai đứa trẻ này vẫn luôn bên cạnh và dõi theo hai người”.
Nghe xong những lời này, Ngọc Cần hai mắt ngấn lệ, trong mông lung mơ hồ, bà đã nhìn thấy ánh mắt ấm áp và nụ cười rưng rưng nước mắt của người đàn ông ngồi đối diện …
Cuộc sống, thật giống như một bộ phim với đầy rẫy những khổ đau trong giai đoạn đầu, khiến người ta muốn buông xuôi trong tuyệt vọng. Nhưng đến cuối cùng, Thượng Đế vẫn sẽ mở rộng tấm lòng từ bi, dành món quà tốt đẹp cho những ai luôn giữ trong tâm hạt giống thiện lành của sự yêu thương và sẻ chia.
ĐKN (ST)
Hôm nào cũng chì chiết mùi sữa của vợ nái sề rồi 1 ngày khóc nghẹn khi thấy em làm chuyện đó
Nói rồi thằng bé mếu máo, còn tôi cảm giác lạnh sống lưng vì thấy quá xấu hổ với con. Hôm đó tôi quyết định về nhà sớm và vô tình nhìn thấy cảnh tượng đau lòng ấy của vợ trên giường.
Ngày còn yêu và mới cưới vợ về tôi nghĩ sau này mình sẽ không bao giờ thay đổi. Mình sẽ luôn yêu và chở che cho người phụ nữ này, nhưng giờ đây tôi thấy mình không những không làm được như vậy mà trái lại mình còn là 1 người chồng rất tệ.
Tôi và vợ cưới nhau đến nay đã được hơn 7 năm. Chúng tôi có với nhau 2 mặt con, bé nào cũng trắng trẻo kháu khỉnh đáng yêu cả. Hễ có ai khen con xinh đáng yêu và giống bố thì tôi lại cười tít mắt mà quên đi rằng vợ mình đã rất vất vả mới sinh ra được 2 thiên thần đó.
Ngày vợ sinh con thứ nhất tôi còn cưng chiều quan tâm từng tý 1. Nhưng đến lúc con thứ 2 ra đời bỗng dưng tôi dị ứng với mùi sữa của cô vợ nái sề. Nhìn cô ấy lúc nào cũng vận mấy bộ đồ hoa thùng thình mà tôi phát chán. Lên cơ quan ra đường các cô gái đều ăn mặc body bó sát, đôi môi căng mọng đỏ chót, nhìn đã con mắt ấy vậy mà về nhà nhìn vợ thì tôi thấy chán hẳn.
(Ảnh minh họa)
Nhiều hôm tôi nghe con khóc khó chịu quá cộng với mùi sữa của vợ nó cứ xộc vào mũi nên tôi cau có ôm gối ra phòng khách ngủ mà chẳng đoái hoài vợ buồn hay nghĩ gì không. Tôi vô tâm đến đáng sợ, ngày trước vợ hay ríu rít như chim non cả ngày bên chồng còn giờ đây cô ấy chỉ lầm lũi chăm con, dọn dẹp. Cô ấy trở nên ít nói, cam chịu và nhiều lần cũng hay cáu gắt con cái.
Hình như vợ tôi đang mắc phải chứng trầm cảm sau sinh như mọi người hay nói. Có lẽ nguyên nhân phần lớn là do tôi, có hôm vợ vừa cho con bú xong tôi liền chì chiết:
- Sao vợ người ta đẻ xong vẫn đẹp đẽ thơm tho mà em thì hôi vậy nhỉ? Hôm nay em tắm chưa đấy, sao toàn mùi sữa vậy.
Nghe đến vậy vợ đơ ra mấy giây, nước mắt lăn dài ôm con qua phòng khác khóc . Tôi nhìn thấy thế thì bực dọc:
- Người ta nói cho để biết còn sửa thế mà lại tự ái là sao, thật không hiểu nổi.
Nói rồi tôi leo lên giường ôm cậu con ngủ ngon lành.Ôi đáng sợ quá, tôi biến thành con người vô cảm như thế từ bao giờ vậy. Rồi 1 hôm tôi đèo con đi học, ông con 6 tuổi thỏ thẻ với bố:
- Bố ơi sao dạo này bố hay quát mẹ vậy à, con thấy mẹ khóc nhiều lắm bố à.
Nói rồi thằng bé mếu máo, còn tôi cảm giác lạnh sống lưng: &'Trời ơi! Tôi làm bố, làm chồng kiểu gì thế này'. Hôm đó lên cơ quan tôi đã bần thần cả buổi tôi nghĩ về câu nói của con trai. Chợt nhận ra lâu lắm rồi gia đình tôi không còn vui vẻ như trước, tôi cũng chẳng vào bếp nấu nướng cho vợ con ăn như trước. Nghĩ tới nghĩ lui, chiều ấy tôi quyết định về sớm, nấu 1 bữa thật ngon cho vợ. Tôi cũng không quên chọn cho cô ấy 1 chiếc váy suông màu hồng mà cô ấy yêu thích.
Về đến nhà tôi nhẹ nhàng lên phòng, hình như con gái tôi đã ngủ vì nhà rất yên ắng. Tôi lén mở hé cửa thì vô tình thấy cảnh tượng đó. Trên giường vợ tôi đang ngồi cởi váy ra, lấy khăn lau lau ngực đến đỏ rát. Vừa lau cô ấy vừa khóc nức nở, rất nhiều chiếc khăn xô của con vứt khắp giường. Hình như vợ sợ phải nhìn thấy sữa, cô ấy nói trong tiếng khóc:
- Đến bao giờ mới hết cái mùi này đây, mình đã cố tắm 1 ngày 3, 4 lần nhưng tại sao anh ấy vẫn ghét nó. Mẹ phải làm gì đây hả con.
Tôi đứng đó nước mắt rơi vô thức lúc nào, nhìn vợ bất lực, đau khổ, mặc cảm mà lòng tôi thắt lại. Tất cả là tại tôi, tại sự vô tâm của tôi đã làm tổn thương đến vợ. Tôi phải hít 1 hơi thật dài mới có thể rời chân khỏi cửa phòng. Tôi quay xuống bếp âm thầm nấu ăn. 1 lúc sau ngửi thấy mùi thơm, vợ hốt hoảng xuống nhà vì ngỡ có trộm. Khi thấy tôi đứng trong gian bếp, cô ấy ú ớ:
(Ảnh minh họa)
- Anh về lúc nào vậy, hôm nay nhà có khách hả chồng.
Tôi cố mỉm cười ngăn cho nước mắt không chảy ra:
- Không, anh nấu cho mẹ con em ăn thôi. Lâu rồi không nấu, sợ không được ngon, em cố ăn nha. Anh nấu món sườn mà em thích đấy.
Vợ đứng đó mím chặt môi, cô ấy có vẻ rất cảm động. Tôi hào hứng đưa cho vợ chiếc váy mình vừa mua lúc chiều:
- Bà xã à, tặng em nè. Em thử vào xem có đẹp không?
- Anh... tặng em ư?
- Ừ, lâu rồi anh chẳng làm như vậy, anh xin lỗi.
Tôi chạy đến ôm vợ:
- Anh sai rồi, anh xin lỗi. Hãy tha lỗi cho anh, anh vô tâm quá.
- Hu hu...
Vợ tôi khóc nấc lên, dường như những ấm ức ấy chất chứa quá đầy giờ được dịp tràn ra ngoài vậy. Đêm đó tôi đã hôn lên bầu ngực vợ, tôi mân mê nó rồi hôn vợ nhẹ nhàng, cái điều mà lâu lắm rồi tôi không làm. Mùi sữa thơm hơn tôi nghĩ, thứ mà con tôi uống mỗi ngày sao tôi lại từng thấy nó hôi cơ chứ, tôi sai thật rồi. Liệu có ai cũng đang sai lầm như tôi không, nếu có xin các anh cũng hãy thức tỉnh nhé. Chúng ta đừng làm tổn thương người phụ nữ của mình nữa, làm ơn...
Theo Afamily
Nhìn bữa cơm của vợ cũ nấu sau 3 năm ly hôn tôi khóc nghẹn khi đã đánh mất người đàn bà ấy Vợ cũ tắt máy rồi tôi vẫn run run. Giọng nói ấy thực sự tôi thấy nhớ. Tôi chờ từng ngày để về thăm con. Thú thật bữa cơm hôm ấy rất ngon nhưng tôi cứ thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, mắt cay xè... Tôi và Mai từng có một mái ấm hạnh phúc. Đó là 1 người phụ nữ hiền lành...