Mắc bệnh lạ, người phụ nữ “bốc mùi”… như cá ươn
Cô Claire Rhodes, 34 tuổi, sống tại Anh đã vô cùng khốn khổ khi mắc phải chứng bệnh lạ khiến toàn thân cô từ mồ hôi, nước tiểu đến hơi thở đều bốc mùi hôi tanh… như cá ươn.
Được biết, cô Claire đã “sống dở chết dở’ với mùi tanh bốc ra từ cơ thể mình kể từ năm hơn 20 tuổi nhưng cô chỉ mới biết mình mắc phải chứng Trimethylaminuria (TMAU), hay còn gọi là “chứng bệnh mùi cá” cách đây 2 năm.
Chứng bệnh này khiến cơ thể cô, từ mồ hôi, nước tiểu đến hơi thở đều bốc mùi hôi tanh khó chịu… như mùi cá thối.
Ban đầu, bản thân cô Claire cũng không nhận ra mình bị mắc chứng bệnh đó. Bỗng một ngày, cô đang đánh răng và được em gái khuyên nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ 3 lần/ngày vì cơ thể cô có mùi hôi tanh. Kể từ đó, mỗi ngày cô đều phải đánh răng tới 20 lần và tắm 10 lần.
Cô ngượng ngùng thổ lộ: “Tôi không hề biết cơ thể mình lại có mùi tanh hôi như thế. Một ngày, khi tôi đang đánh răng trước khi ra ngoài thì em gái tôi khuyên tôi nên đánh răng ít nhất 3 lần vì tôi có mùi rất khó chịu. Tôi đã gạt bỏ điều đó vì nghĩ rằng đó chỉ là ý kiến cá nhân của em gái tôi. Nhưng, khi nhiều người hơn bắt đầu phàn nàn về điều đó, tôi mới nhận ra. Đó cũng là thời điểm tôi bắt đầu bị ám ảnh với việc đánh răng”.
Kể từ khi mắc chứng bệnh quái dị, cô Claire đã bị những người lạ gặp trên phố xa lánh và phải nghỉ việc và thậm chí, đã có lúc cô từng nghĩ đến cái chết. Có lần, cách đây 3 năm, khi rời nhà vệ sinh công cộng ra, một người phụ nữ khác đã ném vào người cô thỏi kẹo cao su và bảo rằng, cơ thể cô có mùi của phân.
“Tôi chỉ dám ra khỏi nhà khi làm việc vào ban đêm, mọi đồng nghiệp xa lánh tôi. Tôi biết họ luôn nghĩ tôi không rửa sau khi đi vệ sinh và họ thường gièm pha sau lưng tôi. Điều đó làm tôi mất tự tin và thất vọng vô cùng”, bà mẹ 4 con tâm sự.
Video đang HOT
Giờ đây Claire phải thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để hạn chế tối đa “bốc mùi”
Khi Claire đến gặp bác sỹ, họ kết luận cô mắc chứng thở hôi và mùi cơ thể. Cô cho biết: “Tôi tới gặp bác sỹ thường xuyên mỗi tháng”. Tuy nhiên, sau khi xem một chương trình về những người mắc “chứng bệnh mùi cá”, Claire cuối cùng cũng đã hiểu hơn về chứng bệnh quái dị cô đang gặp phải và phần nào cảm thấy thoải mái hơn.
Bác sỹ đã đề ra cho Claire một chế độ ăn kiêng đặc biệt trong đó, cô chỉ được dùng dâu tây, lê, cà rốt, củ cải, khoai tây và salat. Cô có thể ăn một chút mật ong và cơm hay bánh mì nhưng phải là bánh mì mới nướng. Nhờ vào một chế độ ăn kiêng với toàn trái cây và rau quả, Claire đã có thể kiểm soát mùi tanh cơ thể của mình, đồng thời có thể giảm cân.
Tất cả 4 đứa con của cô cũng giúp cô rất nhiều để cô có thể vượt qua chứng bệnh này và sống tích cực hơn. Cô tâm sự: “Nếu không phải vì tất cả những đứa con của mình, tôi đã không thể sống nổi”.
Lý giải về căn bệnh hiếm này, tiến sỹ Robin Lachmann, một chuyên gia tư vấn tại trường đại học College Hospital (London, Anh) cho biết: “Trimethylaminuria được gây ra do sự mất khả năng phá vỡ liên kết trimethylamine trong gan. Hiện tại, vẫn chưa có thuốc chữa nhưng có các biện pháp điều trị để giảm tối đa hàm lượng trimethylamine trong cơ thể và kiểm soát các triệu chứng. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo các bệnh nhân nên áp dụng một chế độ ăn kiêng đặc biệt, chứa rất ít chất trimethylamine”.
Bùi Huyền
Theo dân trí
Các biến chứng của viêm họng do liên cầu
Viêm họng do liên cầu có thể xảy ra đối với mọi người, nhưng gặp nhiều hơn ở trẻ em từ 6-12 tuổi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như thấp khớp, tổn thương các van tim.
Liên cầu lây nhiễm từ đâu?
Liên cầu lây nhiễm mạnh qua thức ăn, nước uống, hơi thở, dính vào đồ vật lây sang tay rồi đưa lên miệng. Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, liên cầu có thể lan truyền qua những giọt nước bọt li ti khuếch tán vào không khí, người lành hít phải sẽ bị nhiễm bệnh, đồng thời, một số lượng liên cầu từ các giọt nước bọt rơi xuống bề mặt đồ vật, người lớn và trẻ em có thể bị nhiễm khuẩn do sờ vào đồ vật, núm cửa rồi đưa chúng lên mũi hoặc miệng.
Liên cầu khuẩn nhóm A.
Liên cầu cũng có thể từ nước bọt của bệnh nhân bắn ra, rơi nhiễm vào thức ăn, nước uống, người lành ăn uống phải sẽ bị lây bệnh. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với bệnh truyền nhiễm nói chung và liên cầu nói riêng do hệ miễn dịch đang phát triển, chưa hoàn thiện nên dễ lây bệnh trong gia đình, trường học và nhà trẻ.
Biểu hiện khi bị viêm họng do liên cầu
Một người bị viêm họng do liên cầu thường có các triệu chứng như sau: tuyến amidan đỏ và sưng to. Đau họng không kèm theo cảm lạnh hoặc chảy nước mũi. Nhưng cũng có những bệnh nhân bị viêm họng liên cầu mà không đau họng. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy vệt trắng hoặc một vài đốm mủ trên amidan. Ở trẻ em, amidan có thể có màng màu xám hoặc màu trắng.
Viêm hong do liên cầu có nhiều đờm, mủ trên 2 tuyến amidan.
Sưng và đau hạch ở cổ. Bệnh nhân có sốt trên 39,5C, đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau bụng và có thể nôn. Nếu trẻ bị viêm họng liên cầu, chúng sẽ đau họng và khó nuốt. Trẻ em có thể có rối loạn nhịp thở, hơi thở nông, đau đầu nặng, đau ngực, nổi ban hoặc đau khớp. Xét nghiệm: ngoáy ở họng hoặc ở đốm mủ ở amidan nuôi cấy tìm thấy liên cầu họng.
Biến chứng viêm họng do liên cầu gồm các nhiễm khuẩn khác như viêm amidan, viêm xoang và viêm tai. Đặc biệt, bệnh có thể có biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp. Thấp khớp có thể thấy các nốt viêm hình thành ở khớp, da và cơ. Các nốt này cũng có thể hình thành ở cơ tim, nội mạc tim và đặc biệt là ở van tim, gây ra sẹo có thể cản trở dòng máu trong tim. Trong một số trường hợp, tổn thương này có thể dẫn tới suy tim.
Chăm sóc trong điều trị và phòng bệnh
Hầu hết các trường hợp viêm họng do liên cầu đều phải dùng kháng sinh như penicillin, cephalosporin hoặc clindamycin. Thuốc penicillin có thể dùng đường tiêm trong trường hợp trẻ khó nuốt hoặc có nôn. Điều cần lưu ý là bạn phải bảo đảm cho trẻ uống thuốc đầy đủ số ngày theo chỉ định của bác sĩ để tránh tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc do dừng thuốc sớm. Nếu có vi khuẩn kháng thuốc, nó cũng gây nhiều ca viêm họng do liên cầu hơn và các biến chứng nặng như thấp khớp, hở van tim cũng nhiều hơn. Điều trị triệu chứng dùng các loại thuốc: acetaminophen để giảm đau họng và giảm sốt. Nhưng lưu ý không dùng aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. Dùng các loại vitamin nhóm B, C để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Cách chăm sóc để bệnh nhân mau lành bệnh gồm: nghỉ ngơi nhiều, nếu bệnh nhân ngủ được sẽ nâng cao sức chống đỡ bệnh tật. Đối với trẻ em, nên cho ở nhà tới khi không còn sốt và thể trạng tốt lên. Uống nhiều nước có tác dụng giúp họng đau được trơn, ẩm, dễ nuốt, giúp đề phòng mất nước. Bạn cũng nên cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm như nước canh thịt hoặc súp như súp gà có đặc tính kháng khuẩn. Các thức ăn như cơm cháo gạo, cháo khoai tây, hoa quả mềm, sữa chua và trứng nấu mềm vừa dễ tiêu vừa tăng sức đề kháng.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn cay hoặc chua như nước cam, nước chanh, dưa cà muối... Nên cho bệnh nhân súc họng bằng nước muối ấm, pha 1/2 - 1 thìa cà phê muối trong 220ml nước ấm. Làm ẩm không khí cũng giúp bệnh nhân, nhất là trẻ nhỏ dễ chịu vì hơi ẩm giúp niêm mạc họng khỏi bị khô rát. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cũng giúp làm ẩm niêm mạc. Tránh khói thuốc lá vì khói thuốc lá kích thích họng và có thể làm tăng viêm nhiễm.
Phòng bệnh bằng các biện pháp sau đây: bạn thường xuyên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với các đồ vật trong phòng. Dạy trẻ che miệng khi ho hay hắt hơi.
Theo Sức khỏe đời sống
Tôi phải làm sao khi bị em gái mình sàm sỡ? Tôi tỉnh giấc thì thấy bàn tay của em gái đang sờ mó khắp ngực tôi và cảm nhận được hơi thở dốc của em phả vào khuôn mặt mình. Tôi có một cô em gái sinh đôi. Hai chị em chúng tôi giống nhau như hai giọt nước. Từ nhỏ, chúng tôi học chung một lớp, ăn mặc quần áo giống nhau...