Mắc bệnh lạ, người đàn ông lớn mãi không ngừng
Một thiếu niên đến từ Anh đã gây ngạc nhiên lớn cho mọi người, khi cơ thể anh phát triển không ngừng do mắc phải một căn bệnh chưa từng thấy trên thế giới
Josh Gott (18 tuổi) với biệt danh là Lanky Legs, đã phải chiến đấu với căn bệnh kỳ lạ trên từ khi còn nhỏ. Năm 11 tuổi Josh đã cao 1m73, đến năm 15 tuổi là 1m83.
Bà Sharon, mẹ “người khổng lồ Josh” lo sợ rằng con trai mình đang trên đường trở thành người đàn ông cao nhất nước Anh, bởi hiện nay Josh đã cao hơn 2m và vẫn không ngừng phát triển, trong khi các bác sĩ cho biết, chưa có bất kì ai trên thế giới mắc căn bệnh tương tự Josh.
“Tôi nhận ra điều khác biệt khi Josh 11 tuổi. Thật là một cơn ác mộng khi không có loại quần áo nào vừa với nó. Tôi phải xem hàng trực tuyến và đang suy nghĩ về việc đặt mua quần áo từ bên Mỹ… Tôi không biết khi nào Josh ngừng lớn, nó cao thêm 5cm chỉ trong vòng 2 tuần. Josh luôn bị cụng đầu vào khung cửa và gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang”, bà Shara chia sẻ.
Được biết, ngoài căn bệnh kì lạ trên, Josh còn mắc các vấn đề khác về sức khỏe như bệnh động kinh, chứng tự kỉ và bệnh vẹo cột sống.
Sau khi nghiên cứu, các bác sĩ đã đưa ra một kết luận rằng chiều cao “đột biến” của Josh là do rối loạn nhiễm sắc thể gây ra và không có phương thức chữa trị. Tuy nhiên, năm ngoái trường hợp của Josh đã được giới thiệu đến các nhà khoa học tại Trung tâm
Theo Datviet
Video đang HOT
Kinh hoàng hủ tục chôn sống trẻ bị bạch tạng ở vùng núi miền Trung
Những đứa trẻ bị bệnh bạch tạng ở vùng miền núi được coi là con của thần A'ul, khi sinh ra đứa trẻ sẽ bị chôn sống, nếu không cha mẹ và buôn làng sẽ gặp họa.
Những đứa trẻ mắc bệnh bạch tạng.
Tộc người Cơ Tu tại huyện miền núi Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) tới ngày nay vẫn có người cho rằng có một vị thần quyền năng vẫn hiện hữu trong cuộc sống của họ: Thần A'ul (thần Nước). Trong những đêm trăng sáng, thần có thể tìm gặp các cô gái thần thương nhớ thông qua giấc mơ, đôi khi "gửi lại" cả đứa trẻ, khi trào đời sẽ có màu da trắng, mi, tóc bạc... Những đứa trẻ này thực chất bị bệnh bạch tạng, nhưng vì hủ tục, quan niệm lạc hậu mà bị gán ghép "con thần" khiến nhiều em bị xa lánh, chôn sống...
Quan niệm mê muội trẻ mắc bệnh là "con của thần"
Người Cơ Tu quan niệm chỉ có người phụ nữ bị thần A'ul yêu thương rồi tìm gặp trong giấc mơ mới sinh ra những đứa trẻ da trắng, tóc bạc như vậy. Và nếu "chẳng may" thần "gửi lại" đứa con thì lúc chào đời đứa trẻ phải trả lại cho thần bằng cách chôn sống. Nếu không sinh linh này về sau sẽ gây tại họa cho cha mẹ và bà con buôn làng.
Câu chuyện của chị Đinh Thị Thơm (SN 1989, ngụ xã Tà Lu, huyện Đông Giang) mới xảy ra đang được người làng xôn xao kháo nhau như vậy. Người nhà cho biết cứ mỗi đêm trăng, trong ngôi nhà thường có những tiếng động kỳ lạ, tiếng leng keng như người gõ chén, tiếng lạo xạo như bàn chân người đi, cứ diễn ra suốt đêm, khiến không ai chợp mắt được. Đó chỉ là tiếng gió dội vào nhà, nhưng người mê tín nghi ngờ rằng dưới nền nhà là nơi ở của thần nước, mỗi đêm trăng thần hiện về lang thang.
Ngay người mẹ của đứa trẻ cũng mê muội. Chị Thơm kể, bốn năm trước, đúng vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người trong nhà ngạc nhiên thấy nhiều kẹo bánh được đặt ngay trên chiếc bàn thờ tổ tiên, trong khi nhà mình không ai đi mua. Chưa hết, phía dưới nền nhà lại xuất hiện những nét chữ tượng hình nguệch ngoạc tô màu đỏ giống như màu sơn. Bẵng đi một thời gian, thiếu nữ mang thai đứa con thứ hai với chồng.
Oái ăm, đứa trẻ sinh ra giống y như mô tả về những đứa con của thần A'ul trong truyền thuyết: Da trắng tinh, tóc bạc, mắt mờ, không nhìn được vào ban ngày. Người làng quả quyết đứa trẻ đích thực "con của thần A'ul", phải trả lại thần để trừ hậu họa sau này. Hết mực năn nỉ, khóc hết nước mắt, bà mẹ vẫn chịu thua hủ tục của buôn làng, ý đồ xấu của một vài người nào đó, đành để đứa bé cho mọi người mang đi... chôn sống. Không ai tính đến tình huống có ai đó đã cố tình "chơi xấu", vu vạ gia đình đứa bé khốn khổ.
Cũng ở Đông Giang, hai bé gái Ating Thị Lúi (SN 2001) và Ating Thị Liễu (SN 2003) may mắn hơn hàng chục đứa trẻ mắc bệnh bạch tạng bị người làng bắt phải "bỏ đi". Hai chị em còn giữ được mạng sống đến nay. Mẹ của hai chị em không hiều vì lý do gì mà khi vừa cưới chồng, bỗng hay đau yếu liên miên, sức khoẻ ngày càng yếu, cứ ngủ là nằm mộng. Sợ "thần nước" quấy rối, người chồng huy động thanh niên trong làng đến thức thâu đêm "diện kiến thần". Nhưng không hiểu sao cứ đến đêm là những "vệ sĩ" dù có dùng cách nào cũng không chống được cơn buồn ngủ, lăn lóc trên sàn nhà.
Nửa năm sau, thai phụ sinh ra đứa con bạch tạng. May nhờ chính quyền biết trước, kịp thời ngăn cản, đứa bé may mắn thoát chết. Hơn một năm sau, lại một bé khác tiếp tục ra đời, cũng không khác chị mình là mấy. Kể từ ngày đó, gia đình hai đứa trẻ không ngày nào được sống yên ổn. Hai em không được người làng coi là... người, hễ làng có chuyện lại bị bắt vạ. Cha mẹ đứa bé không làm ăn được gì, cả ngày ở nhà ôm khư khư hai đứa con, sợ những người mê tín trong làng rình rập bắt mang đi "tế thần".
Ban ngày, đôi mắt những người mắc bệnh bạch tạng rất kém, buổi tối cũng rất khó nhìn (Ảnh minh họa)
Vùng đất có nhiều đứa trẻ mắc bệnh lạ
Có một câu hỏi đặt ra từ nhiều năm nay mà chưa có lời giải đáp: Vì sao vùng đất này có nhiều trẻ mắc bệnh bạch tạng như vậy?
Phóng viên đã tìm đến gia đình hai cô bé may mắn vượt qua được hủ tục. Hai bé gái Ating Thị Lúi và Ating Thị Liễu đều khác lạ so với tộc người Cơ Tu vốn có làn da đen nhẻm. Các bé có làn da trắng bóc, cả tóc, lông mi, lông mày đều một màu trắng bạc.
Đặc biệt, thị lực các em không được tốt, ban ngày khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường đau rát, rất khó chịu. "Ban ngày mắt kém, buổi tối cũng khó nhìn, chỉ ít nhức rát hơn", Ating Lúi nói. Hai cô bé vạch áo cho khách xem làn da: Ngoài việc trắng khác lạ còn có những vết da bị bong tróc, xuất hiện những đốm đỏ ở cổ, hai cánh tay, bàn chân. Các em cho biết, hễ đi ra nắng là ngay lập tức xuất hiện hiện tượng này.
Khác với nhiều người mê tín dị đoan, không tin vào những chuyện huyền bí mê hoặc, gia đình hai cô bé khẳng định những đứa con trong nhà bị bệnh. Thế nhưng vì họ nghèo khó, họ chưa thể đưa các con đi xuống bệnh viện dưới xuôi khám chữa bệnh.
Để biết chính xác, PV đã đưa hai em đến Trạm y tế xã A Tiêng. Theo nhận định của một cán bộ y tế, hai cô bé đã mắc chứng bệnh bạch tạng, một loại bệnh ở miền đất này. Để biết chắc chắn hơn, cần đưa các em đến bệnh viện da liễu khám, xét nghiệm máu, là những nhiệm vụ vượt quá khả năng của trạm y tế.
Trước mắt, trạm y tế khuyến cáo gia đình là loại bệnh này rất khó chữa, phải đội mũ, mặc áo dài tay trước khi ra nắng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đề phòng bị ung thư da. Về nguyên nhân gây bệnh, địa phương chưa giải thích được. Phải chăng vùng núi này năm xưa là nơi nhiễm chất độc hoá học của Mỹ - Nguỵ, để lại di chứng đến đời con cháu?
Già làng Bh'riu Prăm (86 tuổi), được mệnh danh như kho tàng sống của tộc người Cơ Tu ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang nhiều năm nay cũng trăn trở với vấn nạn trẻ bạch tạng bị sát hại. Già làng cho biết truyền thuyết về những đứa con được thần A'ul "gửi gắm" nên bị xa lánh, bị giết đã có từ rất lâu, nhưng một số người dân vẫn tin, muốn duy trì hủ tục man rợ này. "Biết là vô căn cứ, song để thay đổi nhận thức của người dân, chính quyền nên có những đoàn công tác vào tìm hiểu nguyên nhân, giải thích căn bệnh, cấp thuốc chữa chạy mới hết hủ tục được", già làng Prăm nói.
Bệnh bạch tạng là hiện tượng chuyển hoá bẩm sinh, do cơ thể không tự tổng hợp được chất sắc tố melamin - sắc tố màu đen được tạo thành từ một axit amin gọi là tyrozinaza. Nếu không có sắc tố melamin, da và tóc sẽ bị trắng bệch, mắt không đen, sợ ánh sáng và thường bị rối loạn thị giác (có thể ban ngày nhìn thấy mờ mờ, ban đêm nhìn rõ). Đứa bé vẫn phát triển bình thường. Thực chất, bệnh bạch tạng là do đột biến gen lặn. Nếu gen bạch tạng chỉ di truyền ở một trong hai người (nghĩa là cha hoặc mẹ mang gene lặn bệnh lý của cha, ông... ), thì người con sinh ra vẫn bình thường, không có biểu hiện bệnh bạch tạng, nhưng vẫn mang gene lặn bệnh lý. Nếu cả cha và mẹ đều mang gen lặn bệnh lý (dù hai người bình thường về sắc hình) thì người con sẽ bị bạch tạng do đồng hợp tử về gen lặn. Gen lặn bạch tạng di truyền trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nếu vợ và chồng cùng mang gene lặn thì dễ sinh ra những đứa con bạch tạng. Trường hợp cặp vợ chồng mà bạn hỏi, nếu tiếp tục sinh con thì khả năng mắc bệnh ở những đứa con tiếp theo là rất lớn. Bệnh này hiện nay chưa có cách chữa. (Bác sĩ Trương Tuấn).
Theo xahoi
Cô bé mắc bệnh lạ mong được giúp đỡ Em Nông Thị Oi, sinh năm 1996, ở xóm Bản Mỏ, xã Mông Ân (Bảo Lâm) mắc căn bệnh hiểm nghèo đang rất cần sự giúp đỡ. Khi được sinh ra, em Oi vẫn phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đến tháng 6/2008, tự nhiên em mắc phải căn bệnh lạ ở miệng. Ban đầu thấy em kêu đau...