Mắc bệnh hiếm, rùa con khó sống vì không thể ngụy trang
Các tình nguyện viên ở Đảo Kiawah, Nam Carolina bất ngờ khi phát hiện một con rùa biển trắng quý hiếm đang nở.
“Bạn có thể tượng tượng những tiếng kêu bất ngờ từ những vị khách, bao gồm cả một số sinh viên Đại học Charleston khi đội tuần tra tìm thấy 1 con rùa non đơn độc, mắc chứng bạch thể (leucistic) đang nở trong tổ”, giới chức Đảo Kiawah cho biết.
Chứng bạch thể khác với bệnh bạch tạng vì động vật bạch tạng bị mất sắc tổ hoàn toàn, khiến chúng có màu trắng hoàn toàn với mắt đỏ và hồng.
Con rùa mắc chứng bạch thể. (Ảnh: Facebook)
Video đang HOT
Các bức ảnh được nhóm tình nguyện viên chụp lại cho thấy con rùa có màu trắng kem chứ không phải màu xám hoặc xanh lá cây đặc trưng của rùa biển.
Tình trạng này được mô tả là cực kỳ hiếm.
Dự án Olive Ridley, một nhóm bảo tồn rùa biển cho biết những con rùa mắc chứng bạch thể thường khó sống sót vì thiếu lớp ngụy trang.
Rùa biển dành vài tháng đầu tiên để ẩn náu dưới những mảng rong biển trong đại dương. Đây là giai đoạn chúng phát triển nhanh nhất vì càng lớn, rùa biển càng loại bỏ được thêm những kẻ săn mồi.
“Ngụy trang rất quan trọng đối với tất cả các loài động vật, đặc biệt là những con rùa biển vừa mới nở. Vì vậy, màu trắng bẩm sinh khiến nó trở nên nổi bật và dễ bị kẻ săn mồi phát giác”, Olive Ridley cho hay.
Rùa biển màu trắng siêu quý hiếm xuất hiện tại Mỹ
Các tình nguyện viên ở Nam Carolina đang kiểm tra rùa biển vào cuối tuần qua đã bất ngờ phát hiện ra một con rùa biển trắng quý hiếm đang nở.
Con rùa con được cho mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp gọi là bệnh leucism khiến động vật bị giảm sắc tố.
Leucism khác với bệnh bạch tạng vì động vật bạch tạng bị mất sắc tố hoàn toàn, khiến chúng hoàn toàn có màu trắng với mắt đỏ hoặc hồng. Tuy nhiên, rùa biển bị bệnh leucism có đôi mắt đen và một lượng nhỏ sắc tố trên da.
Các bức ảnh được công bố cho thấy con rùa nhỏ bé có màu trắng kem chứ không phải màu xám hoặc xanh lá cây đặc trưng của rùa biển.
Tình trạng này được mô tả là cực kỳ hiếm và ngay cả các nhà khoa học cũng không rõ chính xác tần suất những con rùa như vậy được tìm thấy trong tự nhiên.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu bảo tồn rùa biển thuộc dự án Olive Ridley tuyên bố rằng những con rùa biển bị bệnh leucism thường khó sống sót vì thiếu lớp ngụy trang.
Thông thường, rùa biển thường dành vài tháng đầu tiên để ẩn náu dưới những mảng rong biển trong đại dương, phát triển nhanh nhất có thể vì chúng càng lớn thì càng có ít kẻ săn mồi hơn.
"Ngụy trang rất quan trọng đối với tất cả các loài động vật, đặc biệt là những con rùa biển rất nhỏ nở ra vốn bị hầu hết mọi thứ săn mồi. Vì vậy, màu trắng bẩm sinh có thể khiến rùa trở trở nên nổi bật và rất dễ nhìn thấy trước những kẻ săn mồi", các nhà nghiên cứu cho biết.
10 loài động vật bạch tạng sinh ra để khiến thế giới kinh ngạc Nhờ vẻ ngoài độc đáo và gần như chỉ có trong các câu chuyện thần thoại, động vật bạch tạng đã trở thành một trong những loài hiếm nhất trong thế giới tự nhiên hoang dã. Bạch tạng là một chứng bẩm sinh do rối loạn quá trình tổng hợp ra sắc tố melatin. Bệnh sẽ khiến da, lông, mắt của động vật...