Mắc bệnh bạch hầu có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày

Theo dõi VGT trên

Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày.

Mắc bệnh bạch hầu có thể khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 6-10 ngày - Hình 1

Mới đây, Bộ Y tế đã ghi nhận 32 ca nhiễm/nghi ngờ nhiễm ở Mèo Vạc, Hà Giang, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Vậy người dân cần phải làm gì để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này?

Theo ĐDCKI Hà Thị Thanh Hoa, Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Thời gian ủ bệnh và phương thức lây truyền

Ổ chứa vi khuẩn nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Người bệnh đã có thể đào thải vi vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, hoặc cũng có thể từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần; hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mạn tính kéo dài trên 6 tháng.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

- Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh Bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.

- Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ:

0 – 2 tuổi: tiêm 4 mũi 5-trong-1 hoặc 6-trong-1 giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm trong đó có Bạch hầu

Video đang HOT

4 – 6 tuổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc tiền học đường

9 – 17 tuổi: tiêm 1 mũi tiêm nhắc tuổi thanh thiếu niên

Người lớn: tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó để duy trì hệ miễn dịch, bảo vệ tối ưu.

- Người đi du lịch đến vùng dịch tễ.

- Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh.

- Trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch.

- Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng – 1 tuổi. Nếu không được tiêm vắc xin, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết

Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2, 3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, những bệnh nhân này có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng những trường hợp này rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.

Biến chứng khôn lường của bệnh bạch hầu

Biến chứng thường gặp nhất ở bệnh là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh. Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc có thể chậm vài tuần sau khi người bệnh khỏi. Khi viêm cơ tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tỷ lệ tử vong thường rất cao. Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và sẽ hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì những biến chứng khác.

Liệt màn khẩu cái (màn hầu) là một biến chứng khác có thể gặp ở bệnh bạch hầu, thường xuất hiện vào tuần 3 của bệnh.

Liệt các dây thần kinh vận nhãn, liệt cơ chi và cơ hoành có thể xuất hiện vào tuần thứ 5 của bệnh. Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả liệt cơ hoành. Ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi có thể gặp các biến chứng như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp.

Bệnh có thể xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc giai đoạn sau sinh. Tỷ lệ tử vong của bệnh đối với sản phụ là khoảng 50%, một phần ba trường hợp sống sót có thể bị sảy thai hoặc sinh non. Điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu có thể cải thiện tỷ lệ sống sót và mang thai, nhưng biến chứng vẫn cần được điều trị kéo dài.

Tỷ lệ tử vong của bệnh thường vào khoảng 5% – 10% và có thể tăng cao lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Phương pháp phòng ngừa

Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin. Hiện nay tại Việt Nam không có vắc-xin đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vắc-xin những vắc-xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.

Cảnh báo đáng sợ về vi khuẩn

Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy vi khuẩn trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 thế giới, chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ

Nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí y học hàng đầu The Lancet hôm 22-11 chỉ ra trong năm 2019 có tới 7,7 triệu ca tử vong liên quan đến 33 mầm bệnh vi khuẩn, chiếm 13,6% tổng số ca tử vong toàn cầu.

Số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm nói chung là 13,7 triệu ca, tức vi khuẩn đã lấn át cả virus. Như vậy, vi khuẩn trở thành nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ.

"Chúng nên được coi là ưu tiên khẩn cấp để can thiệp trong cộng đồng y tế toàn cầu" - trang MedScape dẫn lời chuyên gia Mohsen Naghavi của Trường ĐH Washington (Mỹ), cho biết.

33 vi khuẩn nói trên được tìm thấy trong 11 hội chứng truyền nhiễm chính ở 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, có 5 loài đặc biệt nguy hiểm là tụ cầu vàng, E.coli, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Klebsiella pneumoniae và trực khuẩn mủ xanh và chúng gây ra 54,9% số ca tử vong do vi khuẩn. Tụ cầu vàng (gây ngộ độc tiêu hóa, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng bệnh viện...) gây tử vong nhiều nhất với hơn 1 triệu ca.

Nghiên cứu cũng chỉ ra khoảng cách về tỉ lệ tử vong do vi khuẩn giữa các vùng giàu và nghèo. Vùng châu Phi Hạ Sahara ghi nhận số ca tử vong do nhiễm khuẩn là 230 ca trên 100.000 dân nhưng con số này ở những vùng được cho là có thu nhập cao, như Tây Âu, Bắc Mỹ... là 52 ca trên 100.000 dân.

Khoảng cách vắc-xin, tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng ở các quốc gia đang phát triển được chỉ ra trong sự khác biệt này.

Cảnh báo đáng sợ về vi khuẩn - Hình 1

Trại tị nạn Alla Futo ở vùng ngoại ô thủ đô Mogadishu - Somalia, một quốc gia thuộc vùng châu Phi Hạ Sahara, tâm điểm của bệnh do vi khuẩn Ảnh: REUTERS

Cuộc nghiên cứu trên là đánh giá toàn cầu đầu tiên về tỉ lệ tử vong do vi khuẩn gây ra. Giới chuyên gia nhận định những dữ liệu này nêu bật thách thức mà các bệnh nhiễm khuẩn gây ra đối với y tế công cộng toàn cầu.

Họ cho rằng cần đưa kết quả nghiên cứu mới vào các sáng kiến y tế toàn cầu để có thể nghiên cứu sâu hơn những mầm bệnh có khả năng gây chết người, cũng như cần có sự đầu tư phù hợp để giảm số ca nhiễm và tử vong.

Riêng nhóm tác giả cho rằng việc thiếu dữ liệu về gánh nặng toàn cầu do vi khuẩn khiến việc thiết lập các ưu tiên về sức khỏe cộng đồng trở nên khó khăn. Giờ đây, kết quả công trình trên giúp đề ra các chiến lược nhằm giảm bớt gánh nặng này.

Trước hết, dự phòng lây nhiễm là nền tảng, trong đó có các chương trình nhằm giảm nhiễm trùng bệnh viện, giáo dục sức khỏe cộng đồng, quản lý suy dinh dưỡng, giúp người dân tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt hơn...

Ngoài ra, cần tăng cường tiêm chủng vì một số loài đã có vắc-xin, ví dụ phế cầu khuẩn; cũng như đầu tư phát triển vắc-xin thế hệ mới.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự sẵn sàng của các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp nhằm giảm số ca tử vong do nhiễm khuẩn, bao gồm tiếp cận kịp thời với kháng sinh thích hợp, nâng cao năng lực vi sinh để xác định mầm bệnh. Cuối cùng, đẩy mạnh phát triển kháng sinh mới trước mối đe dọa ngày càng tăng của vi khuẩn kháng thuốc.

Cũng liên quan đến mối đe dọa trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 21-11 cho biết đã triệu tập hơn 300 nhà khoa học để xem xét bằng chứng về 25 họ vi khuẩn và virus có nguy cơ gây ra đợt bùng phát dịch bệnh hoặc đại dịch tiếp theo.

Nỗ lực này sẽ đưa ra hướng dẫn cho sự đầu tư, nghiên cứu và phát triển toàn cầu nhằm chống lại các mầm bệnh nguy hiểm nhất, đặc biệt trong lĩnh vực vắc-xin, xét nghiệm và thuốc điều trị.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024

Tin đang nóng

Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
Giàu có, nổi tiếng thế giới nhưng Lý Liên Kiệt lại là ông bố thất bại: 4 cô con gái nhưng hai số phận
12:38:38 21/11/2024
Chu Thanh Huyền tự tung ảnh mặt mộc năm 17 tuổi thời chưa thẩm mỹ, nhan sắc thế nào mà Quang Hải si mê?
12:10:56 21/11/2024
Con trai một nữ ca sĩ Việt: Sinh ở Mỹ nhưng mẹ chỉ cho ăn đồ Việt, nhận bằng khen tổng thống
12:47:47 21/11/2024
Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ trong tiệc sinh nhật con gái, Bảo Tiên gây chú ý với ngoại hình tuổi 16
12:34:01 21/11/2024
Công chúa Vpop U40 lên sóng sinh nhật TVB, dàn sao Hoa ngữ còn hát bằng tiếng Việt đầy bất ngờ
14:14:00 21/11/2024
Hồ Bích Trâm thông báo đã sinh con thứ 2, còn rủ rê bác sĩ làm ngay 1 việc khó ai ngờ!
13:14:15 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc

17:21:47 21/11/2024
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều lượng hoặc trong các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết

08:07:11 21/11/2024
Ngoài ra, khoai tây còn là nguồn cung cấp tinh bột kháng tuyệt vời, có lợi cho việc nuôi dưỡng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cao và giảm cân.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ăn các loại hạt giàu protein này để kiềm chế cơn đói và duy trì mức năng lượng

07:19:15 21/11/2024
Loại hạt giàu protein này có 5,73 gam protein mỗi ounce và 9 loại axit amin thiết yếu, hạt dẻ cười là một nguồn protein hoàn chỉnh. Hạt dẻ cười cũng giàu chất xơ và phytosterol, giúp kiểm soát cân nặng và giảm cholesterol.

Điều cần làm để tránh tái nhiễm giun kim

07:16:31 21/11/2024
Nếu bạn không chắc nước có an toàn hay không, hãy đun sôi trước khi uống. Nước sôi 1-3 phút sẽ giết chết ký sinh trùng. Chờ cho đến khi nước nguội trước khi uống

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

06:02:25 21/11/2024
Qua kết quả chụp CT Scan có thuốc cản quang cho thấy ống tiêu hóa sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến bệnh nhân sẽ chuyển khoa để được xạ - hóa trị nhằm phòng ngừa bệnh tái ph...

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm

Rosé (BLACKPINK) lép vế trước mỹ nhân aespa hở bạo giữa trời đông, G-Dragon "slay" giữa dàn sao Hàn ra sân bay MAMA 2024 nhờ món đồ này

Sao châu á

17:57:40 21/11/2024
Sáng nay (21/11), dàn sao Hàn từ ca sĩ, diễn viên cho tới các nhóm nhạc hàng đầu Kpop đã đồng loạt đổ bộ sân bay để lên đường sang Mnet Asian Music Awards 2024 (MAMA 2024) tại Nhật Bản.

Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới

Sao việt

17:51:52 21/11/2024
Nữ ca sĩ chia sẻ rằng đã có những lúc khó khăn đến mức cả hai chỉ biết ôm chặt nhau, không nhìn gì xung quanh mà chỉ dựa vào ánh mắt của đối phương để vững tin bước tiếp.

Công an ở TPHCM bắt 'nóng' kẻ cướp giật liên tiếp 3 vụ

Pháp luật

17:49:15 21/11/2024
Hôm nay (21/11), Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Hồng Phong (37 tuổi, ngụ quận 8) về tội "Cướp giật tài sản".

Lee Min Ho làm gì mà gây sốt?

Phim châu á

17:44:54 21/11/2024
Mới đây, bộ phim Ask the stars (tạm dịch: Hỏi các vì sao ) đã hé lộ những hình ảnh đầu tiên và chốt lịch chiếu từ ngày 4/1/2025.

Siêu phẩm cổ trang chiếu 2.000 lần vẫn đứng top 1 độ hot, nữ chính hoàn mỹ đến mức không ai có thể thay thế

Hậu trường phim

17:42:30 21/11/2024
Sohu đưa tin trong một cuộc bình chọn các tác phẩm kinh điển được chiếu lại nhiều nhất, phim Tân Bạch Nương Tử Truyền Kỳ (1992) do Triệu Nhã Chi, Diệp Đồng, Trần Mỹ Kỳ đóng chính lọt top 10.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

Tin nổi bật

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Cách ăn giúp giảm cân hiệu quả nhất

Làm đẹp

17:18:39 21/11/2024
Ăn thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn có thể giúp giảm cân. Protein làm chậm quá trình tiêu hóa và tác động tích cực đến hormone gây đói. Protein cũng có thể ngăn chặn cơn đói tốt hơn carbohydrate.

Trường ở TP.HCM đều đặn thu tiền nước uống của học sinh, thanh tra phát hiện chuyện không ngờ

Netizen

17:07:31 21/11/2024
Năm học 2022, tổng số tiền nước uống nhà trường thu của học sinh là 324,6 triệu đồng. Số tiền này tăng lên 347,2 triệu đồng vào năm 2023.

Hôm nay nấu gì: Bữa ăn giàu đạm nhưng cực ngon lại không hề ngán ngấy

Ẩm thực

16:40:08 21/11/2024
Bữa ăn giàu đạm nhưng cực ngon lại không hề ngán ngấy. Những món ăn đều có hương vị hấp dẫn khác nhau lại không khó làm, chắc chắn cả nhà sẽ thích.

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày mới ngày 21/11/2024

Trắc nghiệm

16:10:11 21/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 21/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Thế giới đó đây: 6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường

Thế giới

16:08:01 21/11/2024
Tác phẩm có tên "Comedian" của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không.