Mặc áo mưa kín mít vẫn bị xâm phạm cơ thể ở lễ hội té nước
Một phụ nữ bị nhóm đàn ông Trung Quốc quấy rối ở lễ hội té nước, trang phục có phải là nguyên nhân chính?
Theo South China Morning Post, mới đây, trong lễ hội té nước ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), một cô gái tên là Huang liên tục bị nhóm đàn ông dùng súng nước bắn vào người. Thậm chí, cô còn bị một người đàn ông lao tới xé áo mưa đang mặc.
Huang chia sẻ, ngày hôm đó cô mặc áo mưa để tránh gặp sự cố trong thời kỳ “đèn đỏ”. Tuy nhiên, cô cảm thấy bất lực và bản thân như sắp gục ngã khi có người xé bộ đồ của mình. Đoạn clip được một người bạn của Huang ghi lại. Anh này cho biết, lúc đó, anh đang ở khoảng cách khá xa nên không kịp thời tiến đến can thiệp. “Cô ấy giờ đây đang có những ấn tượng không tốt về lễ hội té nước “, anh nói.
Cô gái bị nhóm người đàn ông quấy rối trong lễ hội té nước.
Được biết, lễ hội té nước ở Vân Nam cũng tương tự như lễ hội Songkran mới diễn ra ở Thái Lan vừa qua. Nó còn được biết đến với tên gọi po shui jie, là lễ hội truyền thống của người Đại (sống ở ở phía nam tỉnh Vân Nam, trên biên giới Miến Điện, Lào và Việt Nam), có nguồn gốc từ các nghi thức thanh tẩy Phật giáo để chào mừng năm mới.
Theo SCMP, trong một vài năm gần đây, việc phụ nữ bị quấy rối đã khiến cho lễ hội té nước trở nên biến chất. Chính quyền địa phương đã yêu cầu người dân cần cư xử văn minh để chấm dứt tình trạng này.
Video đang HOT
Tại lễ hội Songkran diễn ra ở Thái Lan vừa qua, chính quyền Thái Lan cũng liên tục đưa ra lời cảnh báo đối với người dân địa phương cũng như khách du lịch quốc tế về việc không nên mặc quá gợi cảm nhằm ngăn ngừa những vụ tấn công tình dục có thể xảy ra. Vụ việc gây ra không ít ý kiến trái chiều.
Chính quyền Thái Lan khuyên các cô gái không nên mặc mỗi bikini đi tham gia lễ hội té nước để tránh bị quấy rối.
Không thể phủ nhận, lễ hội té nước là nét đẹp truyền thống để cầu may mắn trong năm mới, việc ăn vận hở hang là không phù hợp. Vô tư hay vô duyên chỉ cách nhau một ranh giới mỏng. Song cũng không thể đồng nhất đây là nguyên nhân cho việc bị quấy rối. Đó chỉ là cái nhìn 1 chiều. Vấn đề không thực sự nằm ở chiếc áo phông, váy ngắn hay giày cao gót mà nạn nhân mặc. Nó thuộc về các chuẩn mực và hành vi của nam giới đã và đang được bào chữa một cách có hệ thống.
Theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ ăn vận gợi cảm chỉ làm tăng khả năng xâm hại tình dục nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bị quấy rối. Nhiều nghiên cứu được công bố, một phụ nữ mặc quần áo quá gợi cảm hoặc hở hang có thể gây chú ý nhưng không thể bị xem là đồ vật để kích thích cảm xúc của nam giới. Trên thực tế, việc phụ nữ lựa chọn trang phục như vậy chỉ thể hiện sự biểu đạt và tìm kiếm sự chú ý. Chính vì thế, người xâm hại buộc phải chịu trách nhiệm dù phụ nữ mặc bất kể trang phục gì.
Cần phải thay đổi quan niệm xã hội về tình dục và phụ nữ. Điều đó thể hiện sự đối xử công bằng với nữ giới đồng thời tôn trọng quyền lựa chọn của mỗi người trong cách ăn mặc cũng như cách hành xử và cách sống. Điều này góp phần thúc đẩy tạo ra một xã hội bình đẳng và văn minh, nơi mà mọi phụ nữ đều được tôn trọng
Người dân Lào tưng bừng vui Tết cổ truyền Bunpimay
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 14/4, người dân trên khắp nước Lào đã đồng loạt tổ chức các hoạt động chào mừng năm mới của Lào, còn gọi là Bunpimay (Lễ hội Năm mới), hay Bun Hot Nam (Lễ Hội té nước) 2566 theo Phật lịch.
Người dân và du khách tham gia lễ hội té nước. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Tại cố đô Luang Prabang, sau hơn 3 năm Bunpimay không được tổ chức hoặc tổ chức chỉ ở quy mô rất hạn chế do đại dịch COVID-19, năm nay, đông đảo du khách trong và ngoài nước đã đổ về điểm du lịch hấp dẫn nhất nước Lào này.
Ngay từ đầu giờ chiều 14/4, hàng vạn người dân địa phương cùng du khách trong những bộ quần áo vải lanh sặc sỡ đã đổ về khu vực phố cổ để tham dự Lễ Hội té nước - một trong những hoạt động trọng tâm, được cho là vui và hấp dẫn nhất trong hàng loạt sự kiện thường được tổ chức trong các dịp Tết cổ truyền của người dân các dân tộc Lào anh em, đồng thời còn có ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa đi hết những điềm xui rủi, bệnh tật, tội lỗi năm cũ, đón chào một năm tươi mới sắp sang, với những điều may mắn mới.
Trên các tuyến phố, trong những điệu nhạc sôi động, từng tốp, từng tốp người dân cùng du khách vui vẻ nhảy múa, hát ca, hắt nước vào nhau, cùng những điệu cười vô cùng sảng khoái. Mặc dù ướt sũng nhưng ai cũng cảm thấy hạnh phúc vì tin rằng càng ướt, họ càng gặp nhiều may mắt. Trên hết, rất lâu rồi họ mới được tận hưởng lại một không khí vui vẻ và thoải mái như thế này.
Du khách đến từ Italia vui mừng tham gia lễ hội té nước. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, bà Dalin Maniphon, người dân ở Luang Prabang cho biết trong hơn 3 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế - xã hội đều rất ảm đạm. Năm nay khác hẳn, nhìn lượng du khách trong và ngoài nước đổ về đông đảo để chơi Tết Lào, bà cảm thấy rất vui, bởi du khách đông, đồng nghĩa với việc sẽ góp phần khôi phục lại nền kinh tế của tỉnh Luang Prabang nói riêng và của Lào nói chung.
Dù đã đi du lịch nhiều nước, nhưng đối với anh Cris, đến từ Mỹ, đây là sự kiện tuyệt vời nhất và vui nhất mà anh từng trải nghiệm. Theo anh, sau những năm tháng ảm đạm của dịch COVID-19, chắc hẳn mọi người có mặt quanh anh hôm nay cũng đều cảm thấy vui vẻ và tận hưởng không khí này như anh.
Bên cạnh các hoạt động té nước, người dân Luang Prabang cũng tập trung đắp tháp cát tại các chùa và bờ sông, với niềm tin sang năm mới có nhiều điều phúc như những hạt cát trên đống cát mà họ đắp.
Nhiều người và gia đình còn ra bờ sông để phóng sinh cá, rùa và chim với niềm tin làm việc thiện sẽ tích đức và con người sẽ được hạnh phúc đúng như lời Phật dạy "làm thiện được hưởng thiện và làm ác sẽ gặp điều ác, hay là gieo nhân nào thì gặt được quả ấy."
Góc phố cổ tại Luang Prabang, nơi diễn ra Lễ hội té nước trong Tết truyền thống Boun Pi Mai của dân tộc Lào. Ảnh: Bá Thành/Phóng viên TTXVN tại Lào
Bunpimay năm nay tại Lào bắt đầu từ ngày 14 - 16/4, tuy nhiên, để khôi phục ngành du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, chính quyền tỉnh Luang Prabang đã tổ chức hàng loạt hoạt động để thu hút du khách, kéo dài từ ngày 11 - 20/4. Dự kiến, ngày 15/4, chính quyền thành phố sẽ tổ chức lễ rước Nàng Chúa xuân (Nang Sangkhane) - một trong những hoạt động thu hút đông đảo người Lào và du khách tham gia trong các dịp Tết cổ truyền Lào...
Sau thời gian phải hạn chế do đại dịch, đây chắc chắn là cái tết sôi động và vui vẻ nhất của Lào trong hơn 3 năm qua. Thông qua việc tổ chức năm mới ở quy mô lớn năm nay, chính quyền Luang Prang nói riêng và Chính phủ Lào nói chung kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo du khách, góp phần hoàn thành mục tiêu thu hút 1,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay, qua đó từng bước dần khôi phục nền kinh tế vốn chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.
Trên 3.500 người bị thương trong lễ hội lửa đón năm mới ở Iran Truyền thông nhà nước Iran ngày 15/3 đưa tin có 11 người thiệt mạng và hơn 3.500 người khác bị thương trong lễ hội lửa truyền thống đón mừng Năm mới theo lịch của người Iran. Một phụ nữ Iran nhảy qua đống lửa trong lễ kỷ niệm Ngọn lửa tại một công viên ở Tehran, Iran ngày 14/3/2023. Ảnh: gulfnews.com Trao đổi...