Mặc áo lót thường xuyên dễ ung thư vú?
Một số tạp chí dành cho phụ nữ khuyên độc giả không nên mặc áo lót thường xuyên, nhất là các loại áo có gọng nâng ngực, vì đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Trên thực tế, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào khẳng định lời khuyên trên là chính xác. Tất cả bắt nguồn từ một cuốn sách do hai chuyên gia nhân loại học là Sydney Ross Singer và Soma Grismaijer xuất bản năm 1995. Cuốn sách đưa ra một cách giải thích cho thực tế là tỉ lệ ung thư vú ở phụ nữ phương Tây khá cao, trong khi tỉ lệ mắc bệnh này ở các nước đang phát triển lại tương đối thấp.
Các tác giả của cuốn sách cho rằng, nguyên nhân là do phụ nữ phương Tây có thói quen mặc áo lót suốt cả ngày, và thường ưa chuộng các loại áo có gọng nâng ngực. Còn ở các nước đang phát triển, do điều kiện và tập quán sinh hoạt nên phụ nữ ít mặc áo lót hơn. Theo Singer và Grismaijer, việc thường xuyên mặc áo lót làm nghẽn các tuyến bạch huyết bên dưới cánh tay, khiến các chất độc không được giải phóng mà ứ lại ở các mô tuyến vú, dẫn đến ung thư.
Video đang HOT
Phụ nữ mặc áo lót nâng ngực dễ mắc ung thư vú. (Ảnh minh họa)
Lý thuyết của hai nhà nhân loại học đã được trích dẫn lại nhiều lần trong các bài báo, khiến rất nhiều người tin rằng đó là chân lý và e ngại khi mặc áo lót vì sợ ung thư. Nỗi lo ngại này đã tồn tại gần 2 thập kỷ qua, nhưng theo các chuyên gia y tế thì nó hoàn toàn thiếu căn cứ.
Marisa Weiss, chuyên gia 20 năm kinh nghiệm về ung thư và là chủ tịch tổ chức hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú breastcancer.org khẳng định, với đặc điểm của tuyến bạch huyết thì không thể có chuyện chất độc bị dồn ứ lại ở tuyến vú do mặc áo ngực.
Ted Gansler, chuyên gia của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ cũng khẳng định không có bằng chứng cho thấy mặc áo lót thường xuyên có thể gây ung thư vú. Cơ chế gây ung thư của việc mặc áo lót mà hai tác giả Singer và Grismaijer đưa ra không phù hợp với những hiểu biết khoa học về cơ chế phát triển của bệnh.
Singer và Grismaijer chỉ dựa vào sự khác biệt trong thói quen mặc áo lót giữa phụ nữ phương Tây và phụ nữ các nước đang phát triển để giải thích cho sự chênh lệch trong tỉ lệ ung thư vú ở các khu vực này. Họ đã bỏ qua rất nhiều điểm khác biệt về di truyền, chế độ dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt như: độ tuổi sinh đẻ và số con cho con bú…Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Hoa Kỳ, đây mới là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến lượng hormone nội sinh và khả năng mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Theo Bee
Uống nhiều rượu tăng nguy cơ ung thư
Uống nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)
Các nhà nhiên cứu cảnh báo uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng ở những người có tiền sử gia đình bị ung thư.
Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 87.000 phụ nữ và 47.000 nam giới để tìm hiểu xem liệu có mối liên quan giữa ung thư đại tràng và uống rượu hay không.
Trong tổng số đối tượng nghiên cứu, có 1801 trường hợp có chẩn đoán ung thư đại tràng trong khoảng những năm 1980 trở về trước.
Các kết quả cho thấy những đối tượng có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng và uống trung bình khoảng &ge 30 gr rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Những người có nguy cơ lớn nhất cũng là những người ăn nhiều thịt đỏ nhất, hút thuốc lá nhiều nhất và ăn ít rau xanh và ngũ cốc nhất.
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phát hiện có mối liên quan rõ rệt giữa uống rượu và ung thư đại tràng ở những đối tượng không có tiền sử gia đình mắc căn bệnh này.
Theo Ngọc Diệp (An ninh thủ đô)
Kinh hãi công nghệ biến đường trắng thành đường vàng Một số cơ sở kinh doanh đường nhỏ lẻ ở các tỉnh ĐBSCL đang lén lút trộn phẩm màu nhằm "biến" đường cát trắng thành phẩm sang đường màu vàng kem, gây nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Sáng 20/2, theo ghi nhận của chúng tôi, tại các điểm bán đường trong nội ô TP.Cần Thơ có một nghịch lý là...