“Mặc áo” cho na, quả đẹp mã lại nói không với ruồi vàng đục trái
Mỗi quả na được bọc một túi trắng nhằm chống ruồi vàng và côn trùng đục trái khi chín. Một số hộ trồng na ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã thử nghiệm cách làm hiệu quả này.
Bọc túi để bảo vệ quả na là phương pháp mới được nông dân ở xóm Quán Thanh, xã Chi Lăng thử nghiệm vụ đầu tiên. Được biết, các thương lái mua hàng đã đưa ra yêu cầu này với người trồng na ở Chi Lăng. Mục đích của họ là bảo vệ trái không bị ruồi vàng tấn công.
Khi na sắp chín thường bị ruồi chích vài nốt nhỏ và đẻ trứng vào đó. Gặp trời mưa, trứng phát triển và nở thành dòi. Do vậy việc phòng trừ ruồi vàng là một trong những khâu quan trọng nhất khi na chín. Nếu được bọc túi cẩn thận, những trái na sẽ giữ được mã rất đẹp.
Nhiều hộ trồng na ở Chi Lăng thường sử dụng loại bẫy này để dụ ruồi vàng. Tuy nhiên, cách làm này không thể xử lý triệt để loài côn trùng gây hại.
Video đang HOT
Ông Mã Văn Lét ở thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng – người có diện tích trồng na lớn nhất thôn cho biết: Vụ na năm nay, khách hàng đến mua đã đưa ra yêu cầu là dùng túi bọc quả. Việc bọc túi bao quanh quả không chỉ có tác dụng tránh được ruồi vàng mà còn giúp cho na có mã đẹp hơn.
Na bọc túi chín chậm hơn so với việc không bọc túi. Chất lượng na sẽ ngon hơn và đặc biệt, nó không bị ruồi vàng và côn trùng tấn công.
Mỗi túi bọc na giá từ 800-1000 đồng.
Theo Danviet
Giống na cho quả khổng lồ ở Lạng Sơn
Mỗi cây na chỉ chưa tới 20 quả, thu hoạch nhiều đợt trong năm, mỗi quả nặng một kg.
Năm 2014, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng đưa vào thử nghiệm mô hình trồng na giống mới. Sau 4 năm, cây na sinh trưởng tốt, cho quả như mong muốn. Mỗi cây được khống chế số lượng 10-20 quả để thuận tiện cho việc chăm sóc.
Người dân gọi giống na này là đoàn kết. Mỗi quả nặng từ 0,8 đến 1,2 kg. Na trồng 3 năm sẽ bói quả, năm thứ tư là có thể bắt đầu thu hoạch đại trà.
Mầm cây na ngoại đưa về ghép với thân cây na giống, sau nửa năm vết ghép trên thân liền, tạo sẹo là quá trình ghép đã thành công. Sau đó lá và thân cây sẽ mọc sum suê. Quá trình chăm sóc giống na mới không khác với giống na địa phương, tuy nhiên thời điểm na có quả sẽ phải tốn công hơn bởi quả na trọng lượng lớn thường gây gãy cành.
Giống na ra hoa, quả trong thời gian dài, người trồng tự thụ phấn để khống chế số lượng quả trên cây, loại bỏ quả có mẫu mã xấu.
Thời gian ra hoa và cho thu hoạch khoảng 100 ngày, sau đó có thể gối vụ. Việc cắt tỉa cành phù hợp sẽ kích thích ra hoa tại điểm cắt ngay sau thời gian cây liền sẹo.
Mỗi trái na đạt đến 0,5 kg sẽ được bọc lại để chống sâu bệnh và ruồi vàng. Người trồng phải buộc chống đỡ thân cành để tránh hiện tượng gãy cành, quả sa xuống đất gây thối và xấu mã.
Giống na mới (phải) và giống na bản địa có cùng trọng lượng 0,8 kg. Na mới có lớp vỏ nhẵn, mắt to hơn. Khi quả na mở mắt là có thể thu hoạch, thời gian chín kéo dài 7-10 ngày nên thuận tiện cho việc bảo quản, vận chuyển xa.
Quả na bổ ra màu trắng sáng, ngọt thanh, phần cuống nhỏ, ít hạt, nhiều hạt lép. Na rất thơm, phần thịt mịn, dai chiếm 80%. Mỗi quả na giá 100 nghìn đồng. Sau một vụ, người dân thu 4-5 triệu/cây.
Theo Ngọc Thành (Vnexpress)
Bẫy ruồi vàng treo khắp vườn, na mắt mở to cũng không lo sâu hại Treo bẫy ruồi vàng tại gốc cây na trên vườn để bắt, tiêu diệt ruồi vàng và các loại côn trùng gây hại là cách làm của anh Nguyễn Văn Thật tại vườn na của gia đình. Nhờ bí quyết này mà những quả na nhà anh vẫn đảm bảo chất lượng, không bị sâu, ruồi đục trái. Tại vườn na của anh...