M&A và IPO (Từ 11/7 – 15/7): Thu hút đầu tư thông qua “Chuỗi giá trị” từ doanh nghiệp
Lực bán gia tăng trong phiên buổi chiều khiến chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Cụ thể, kết phiên giao dịch ngày 15/7/2022, VN-Index giảm 2,92 điểm (0,25%) xuống 1.179,25 điểm, HNX-Index giảm 0,12% xuống 284,4 điểm, UPCoM-Index tăng 0,15% lên 87,32 điểm. Khối ngoại bán ròng mạnh với 496,86 tỷ đồng trên HOSE, 8,98 tỷ đồng trên HNX và 29,05 tỷ đồng trên UPCOM.
Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam đăng ký mua cổ phiếu của PVL
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam báo cáo đã mua gần 1.7 triệu cp của CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt (HNX: PVL) từ ngày 06/06-05/07 và trở thành cổ đông lớn.
Về mối quan hệ, ông Trần Quốc Huy là đồng Chủ tịch tại Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam và PVL. Cá nhân ông Huy đang nắm 25,300 cp PVL, chiếm tỷ trọng không đáng kể (0.05%).
Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam đăng ký mua 2 triệu cp song chỉ thành công gần 1.7 triệu cp. Theo đó, tăng sở hữu từ mức 900,000 cp (1.8%) lên 2.6 triệu cp (5.14%) và trở thành cổ đông lớn.
Ước tính các giao dịch có tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng.
2. Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn GELEX mua thành công 1 triệu cp VIX
Ông Nguyễn Văn Tuấn, cổ đông lớn tại CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX), đã mua 1 triệu cp VIX theo hình thức thỏa thuận từ ông Phan Đức Lĩnh vào ngày 11/07/2022.
Ông Nguyễn Văn Tuấn là em ruột bà Nguyễn Thị Tuyết – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VIX, hiện đang nắm giữ 3.67% cổ phần VIX (hơn 20.1 triệu cp). Ông Tuấn cũng là Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX), thời gian giao dịch dự kiến từ 24/06-22/07/2022. Sau khi hoàn tất giao dịch, ông Tuấn nâng tỷ lệ sở hữu tại VIX từ 14.84% (81.48 triệu cp) lên 15.02% (82.48 triệu cp).
Ước tính, ông Tuấn đã bỏ ra 10.47 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ này.
3. Chủ tịch ANV đăng ký bán gần hết cổ phiếu
Chủ tịch Đỗ Lập Nghiệp đã đăng ký bán ra gần hết cổ phiếu ANV đang nắm giữ.
Ông Đỗ Lập Nghiệp – Chủ tịch CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) – đăng ký bán 450,000 cp trong khoảng thời gian từ 15/07-13/08, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Nghiệp chỉ còn nắm 19,000 cp, tương đương 0.01% vốn.
4. Dragon Capital bán 5 triệu cp DXG
Dragon Capital đã bán cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG).
Trong phiên 08/07/2022, 4 thành viên của Dragon Capital bao gồm Amersham Industries Limited, Grinling International Limited, Norges Bank và Vietnam Enterprise Investment đã bán ra tổng cộng 5 triệu cp DXG.
Sau giao dịch, tổng sở hữu của Dragon Capital tại DXG giảm từ gần 130 triệu cp (21.4%) xuống còn gần 125 triệu cp (20.6%).
Ước tính Dragon Capital đã thu về hơn 106 tỷ đồng sau khi bán 5 triệu cp DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh.
5. Chứng khoán Globamind Capital thu 845 tỷ từ việc p hát hành cổ phiếu, có sự tham gia của cổ đông ngoại
CTCP Chứng khoán Globalmind Capital (OTC: ROSE) vừa thông báo kết quả chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Công ty đã chào bán được 84.5 triệu cp (chiếm 62.83% tổng lượng đăng ký chào bán) với giá 10,000 đồng/cp để thu về 845 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 155 tỷ đồng lên 1,000 tỷ đồng.
Đợt chào bán có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài Gentle Sun Investments Limited. Sau đợt chào bán, đơn vị này nắm giữ 16.5 triệu cp, chiếm tỷ lệ 16.5%. Trong đó, mua cổ phần chuyển nhượng hơn 2.5 triệu cp (2.56%).
6. Lãnh đạo Hòa Phát đã sang tay 5 triệu cp
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG), thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng cổ phiếu cho con gái.
Cụ thể, ông Quang đã bán thỏa thuận 5 triệu cp cho con gái là Nguyễn Hà My trong thời gian từ 07-11/07/2022.
Sau giao dịch, bà My sở hữu 5 triệu cp HPG, chiếm 0.09% vốn tại đây. Còn ông Quang giảm sở hữu tại HPG từ gần 109 triệu cp (tỷ lệ 1.87%) xuống còn gần 104 triệu cp (tỷ lệ 1.78%).
Như vậy, 5 triệu cp HPG được ông Quang chuyển nhượng lại cho con gái có giá trị gần 102 tỷ đồng.
6. Tasco bán bớt 1.3 triệu cp TTL
CTCP Tasco (HNX: HUT) báo cáo đã bán 1.3 triệu cp của Tổng Công ty Thăng Long – CTCP (HNX: TTL) vào ngày 04/07/2022. Bên mua là CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG.
Theo đó, HUT hạ sở hữu từ 16.2 triệu cp (38.66%) xuống còn 14.8 triệu cp (35.45%). Còn Đầu tư và Xây dựng TNG tăng sở hữu từ 4.8 triệu cp (11.5%) lên 6.2 triệu cp (14.71%). Thương vụ sang tay có giá trị 24.7 tỷ đồng.
7. Người nhà lãnh đạo LMH chốt lời hơn 900,000 cp
Ông Nguyễn Ngọc Đức, chú của bà Nguyễn Lan Hương – Phó Chủ tịch HĐQT tại CTCP Quốc Tế Holding (UPCoM: LMH), vừa bán 922,200 cp trong 2 ngày 05-06/07.
Trước giao dịch, ông Đức sở hữu 1.1 triệu cp (4.38%). Cổ đông này đăng ký thoái sạch vốn song chỉ bán thành công 922,200 cp, còn lại 200,000 cp (0.78%). Ước tính thương vụ đem về số tiền khoảng 10 tỷ đồng.
8. Chủ tịch VPG mua vào 1 triệu cp
Tại CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HOSE: VPG), ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT báo cáo mua thành công 1 triệu cp từ ngày 24/06-12/07 như đã đăng ký.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Bình tại VPG tăng lên 25.79%, tương ứng gần 20.7 triệu cp. Ước tính cổ đông này đã chi số tiền khoảng 28 tỷ đồng.
Hiện tại, tổng tỷ lệ sở hữu của ông Bình tại VPG đạt 30.31%.
9. Tổng Giám đốc KHG hoàn tất mua 1 triệu cp
Bà Đinh Thị Nhật Hạnh – Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) đã mua khớp lệnh 1 triệu cp KHG trong thời gian từ 22/06-14/07.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu của bà Hạnh tại KHG tăng từ 1% lên 1.23% (tương đương hơn 5.4 triệu cp). Ước tính Tổng Giám đốc KHG đã chi hơn 7 tỷ đồng để mua số cổ phiếu nói trên.
10. Chủ tịch HTT muốn mua 1.8 triệu cp, nâng sở hữu lên hơn 20%
Ông Đào Văn Chiến – Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Hà Tây (UPCoM: HTT) đăng ký mua 1.8 triệu cp HHT trong thời gian từ 15/07-10/08/2022.
Hiện, ông Chiến đang nắm giữ hơn 2.26 triệu cp HHT, chiếm tỷ lệ 11.32% vốn Công ty. Nếu giao dịch thành công, ông Chiến sẽ nâng sở hữu tại Công ty lên mức hơn 4 triệu cp, chiếm tỷ lệ 20.3%.
Video đang HOT
Ước ông Chiến phải chi hơn 3 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Trong tuần này không có thông tin nào về IPO.
Bàn về câu chuyện kinh doanh trong tuần này, chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.
Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
PGT Holdings được biết tới có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh – Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Thêm vào đó chính những góc nhìn khách cùng những nhận định đúng hướng của CEO CỦA PGT Holdings ông Kakazu Shogo phần nào giúp doanh nghiệp đang có những nước đi chiến lược thông qua những dự án hợp tác chiến lược cùng các đối tác lớn trên toàn cầu.
“Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.”, ông Kakazu Shogo chia sẻ.
Thêm vào đó, PGT Holdings đang triển khai vô cùng hiệu quả những dự án đã ký kết với các đối tác quốc tế
PGT Holdings tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ về IPO (chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu) cho các Công ty ở Việt Nam và nước ngoài.
Cụ thể, để hỗ trợ cho các công ty Việt Nam niêm yết trên sàn NASDAQ, PGT sẽ đại diện cho phía Việt Nam và PSA (PALM SPRINGS ADVISORY LLC) sẽ đại diện cho phía Mỹ, hợp tác trong các dịch vụ tư vấn tài chính. PGT làm việc với PSA và các công ty môi giới, công ty bảo lãnh, công ty kiểm toán và công ty luật tại Mỹ để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho việc niêm yết của các công ty Việt Nam.
PGT Holdings cùng Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA “BowNow” thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
Tính năng chính của “BowNow” là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến “BowNow”, PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
“BowNow”_https://bow-now.jp/ là “tự động hóa tiếp thị có thể dùng miễn phí” với mô hình đơn giản và giá thấp. BowNow xuất sắc trong việc trích xuất các khách hàng tiềm năng và đây là một tính năng lớn mà người dùng có thể bắt đầu từ mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng mà họ có, mà không cần tăng số lượng nhân sự và không cần phải sửa đổi trang web.
Công ty cổ phần PGT HOLDINGS cùng CÔNG TY TNHH IT-COMMUNICATIONS Việt Nam tiếp tục cung cấp giải pháp làm việc từ xa.
IT-COMMUNICATIONS Việt Nam (https://www.itcom21.com.vn/), với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Một lần nữa khẳng định, với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 15/7/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá tham chiếu, và giao dịch trong khoảng giá 5,200 – 10,000 VNĐ
Do đó, thông qua “Chuỗi giá trị” từ doanh nghiệp, PGT Holdings là một gợi ý vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong dài hạn để sinh lời.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Lực bán gia tăng trong phiên buổi chiều khiến chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Cụ thể, kết phiên giao dịch ngày 15/7/2022, VN-Index giảm 2,92 điểm (0,25%) xuống 1.179,25 điểm, HNX-Index giảm 0,12% xuống 284,4 điểm, UPCoM-Index tăng 0,15% lên 87,32 điểm. Khối ngoại bán ròng mạnh với 496,86 tỷ đồng trên HOSE, 8,98 tỷ đồng trên HNX và 29,05 tỷ đồng trên UPCOM.
Trong tuần này có 10 thương vụ M&A được thực hiện.
1. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam đăng ký mua cổ phiếu của PVL
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam báo cáo đã mua gần 1.7 triệu cp của CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt (HNX: PVL) từ ngày 06/06-05/07 và trở thành cổ đông lớn.
Về mối quan hệ, ông Trần Quốc Huy là đồng Chủ tịch tại Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam và PVL. Cá nhân ông Huy đang nắm 25,300 cp PVL, chiếm tỷ trọng không đáng kể (0.05%).
Đầu tư và Phát triển Công nghệ Việt Nam đăng ký mua 2 triệu cp song chỉ thành công gần 1.7 triệu cp. Theo đó, tăng sở hữu từ mức 900,000 cp (1.8%) lên 2.6 triệu cp (5.14%) và trở thành cổ đông lớn.
Ước tính các giao dịch có tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng.
2. Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn GELEX mua thành công 1 triệu cp VIX
Ông Nguyễn Văn Tuấn, cổ đông lớn tại CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX), đã mua 1 triệu cp VIX theo hình thức thỏa thuận từ ông Phan Đức Lĩnh vào ngày 11/07/2022.
Ông Nguyễn Văn Tuấn là em ruột bà Nguyễn Thị Tuyết – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VIX, hiện đang nắm giữ 3.67% cổ phần VIX (hơn 20.1 triệu cp). Ông Tuấn cũng là Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX), thời gian giao dịch dự kiến từ 24/06-22/07/2022. Sau khi hoàn tất giao dịch, ông Tuấn nâng tỷ lệ sở hữu tại VIX từ 14.84% (81.48 triệu cp) lên 15.02% (82.48 triệu cp).
Ước tính, ông Tuấn đã bỏ ra 10.47 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ này.
3. Chủ tịch ANV đăng ký bán gần hết cổ phiếu
Chủ tịch Đỗ Lập Nghiệp đã đăng ký bán ra gần hết cổ phiếu ANV đang nắm giữ.
Ông Đỗ Lập Nghiệp – Chủ tịch CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) – đăng ký bán 450,000 cp trong khoảng thời gian từ 15/07-13/08, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Nghiệp chỉ còn nắm 19,000 cp, tương đương 0.01% vốn.
4. Dragon Capital bán 5 triệu cp DXG
Dragon Capital đã bán cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG).
Trong phiên 08/07/2022, 4 thành viên của Dragon Capital bao gồm Amersham Industries Limited, Grinling International Limited, Norges Bank và Vietnam Enterprise Investment đã bán ra tổng cộng 5 triệu cp DXG.
Sau giao dịch, tổng sở hữu của Dragon Capital tại DXG giảm từ gần 130 triệu cp (21.4%) xuống còn gần 125 triệu cp (20.6%).
Ước tính Dragon Capital đã thu về hơn 106 tỷ đồng sau khi bán 5 triệu cp DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh.
5. Chứng khoán Globamind Capital thu 845 tỷ từ việc p hát hành cổ phiếu, có sự tham gia của cổ đông ngoại
CTCP Chứng khoán Globalmind Capital (OTC: ROSE) vừa thông báo kết quả chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Công ty đã chào bán được 84.5 triệu cp (chiếm 62.83% tổng lượng đăng ký chào bán) với giá 10,000 đồng/cp để thu về 845 tỷ đồng. Theo đó, vốn điều lệ của Công ty tăng từ 155 tỷ đồng lên 1,000 tỷ đồng.
Đợt chào bán có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài Gentle Sun Investments Limited. Sau đợt chào bán, đơn vị này nắm giữ 16.5 triệu cp, chiếm tỷ lệ 16.5%. Trong đó, mua cổ phần chuyển nhượng hơn 2.5 triệu cp (2.56%).
6. Lãnh đạo Hòa Phát đã sang tay 5 triệu cp
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG), thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng cổ phiếu cho con gái.
Cụ thể, ông Quang đã bán thỏa thuận 5 triệu cp cho con gái là Nguyễn Hà My trong thời gian từ 07-11/07/2022.
Sau giao dịch, bà My sở hữu 5 triệu cp HPG, chiếm 0.09% vốn tại đây. Còn ông Quang giảm sở hữu tại HPG từ gần 109 triệu cp (tỷ lệ 1.87%) xuống còn gần 104 triệu cp (tỷ lệ 1.78%).
Như vậy, 5 triệu cp HPG được ông Quang chuyển nhượng lại cho con gái có giá trị gần 102 tỷ đồng.
6. Tasco bán bớt 1.3 triệu cp TTL
CTCP Tasco (HNX: HUT) báo cáo đã bán 1.3 triệu cp của Tổng Công ty Thăng Long – CTCP (HNX: TTL) vào ngày 04/07/2022. Bên mua là CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG.
Theo đó, HUT hạ sở hữu từ 16.2 triệu cp (38.66%) xuống còn 14.8 triệu cp (35.45%). Còn Đầu tư và Xây dựng TNG tăng sở hữu từ 4.8 triệu cp (11.5%) lên 6.2 triệu cp (14.71%). Thương vụ sang tay có giá trị 24.7 tỷ đồng.
7. Người nhà lãnh đạo LMH chốt lời hơn 900,000 cp
Ông Nguyễn Ngọc Đức, chú của bà Nguyễn Lan Hương – Phó Chủ tịch HĐQT tại CTCP Quốc Tế Holding (UPCoM: LMH), vừa bán 922,200 cp trong 2 ngày 05-06/07.
Trước giao dịch, ông Đức sở hữu 1.1 triệu cp (4.38%). Cổ đông này đăng ký thoái sạch vốn song chỉ bán thành công 922,200 cp, còn lại 200,000 cp (0.78%). Ước tính thương vụ đem về số tiền khoảng 10 tỷ đồng.
8. Chủ tịch VPG mua vào 1 triệu cp
Tại CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HOSE: VPG), ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT báo cáo mua thành công 1 triệu cp từ ngày 24/06-12/07 như đã đăng ký.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Bình tại VPG tăng lên 25.79%, tương ứng gần 20.7 triệu cp. Ước tính cổ đông này đã chi số tiền khoảng 28 tỷ đồng.
Hiện tại, tổng tỷ lệ sở hữu của ông Bình tại VPG đạt 30.31%.
9. Tổng Giám đốc KHG hoàn tất mua 1 triệu cp
Bà Đinh Thị Nhật Hạnh – Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HOSE: KHG) đã mua khớp lệnh 1 triệu cp KHG trong thời gian từ 22/06-14/07.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu của bà Hạnh tại KHG tăng từ 1% lên 1.23% (tương đương hơn 5.4 triệu cp). Ước tính Tổng Giám đốc KHG đã chi hơn 7 tỷ đồng để mua số cổ phiếu nói trên.
10. Chủ tịch HTT muốn mua 1.8 triệu cp, nâng sở hữu lên hơn 20%
Ông Đào Văn Chiến – Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Hà Tây (UPCoM: HTT) đăng ký mua 1.8 triệu cp HHT trong thời gian từ 15/07-10/08/2022.
Hiện, ông Chiến đang nắm giữ hơn 2.26 triệu cp HHT, chiếm tỷ lệ 11.32% vốn Công ty. Nếu giao dịch thành công, ông Chiến sẽ nâng sở hữu tại Công ty lên mức hơn 4 triệu cp, chiếm tỷ lệ 20.3%.
Ước ông Chiến phải chi hơn 3 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Trong tuần này không có thông tin nào về IPO.
Bàn về câu chuyện kinh doanh trong tuần này, chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.
Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
PGT Holdings được biết tới có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh – Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Thêm vào đó chính những góc nhìn khách cùng những nhận định đúng hướng của CEO CỦA PGT Holdings ông Kakazu Shogo phần nào giúp doanh nghiệp đang có những nước đi chiến lược thông qua những dự án hợp tác chiến lược cùng các đối tác lớn trên toàn cầu.
“Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.”, ông Kakazu Shogo chia sẻ.
Thêm vào đó, PGT Holdings đang triển khai vô cùng hiệu quả những dự án đã ký kết với các đối tác quốc tế
PGT Holdings tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ về IPO (chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu) cho các Công ty ở Việt Nam và nước ngoài.
Cụ thể, để hỗ trợ cho các công ty Việt Nam niêm yết trên sàn NASDAQ, PGT sẽ đại diện cho phía Việt Nam và PSA (PALM SPRINGS ADVISORY LLC) sẽ đại diện cho phía Mỹ, hợp tác trong các dịch vụ tư vấn tài chính. PGT làm việc với PSA và các công ty môi giới, công ty bảo lãnh, công ty kiểm toán và công ty luật tại Mỹ để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho việc niêm yết của các công ty Việt Nam.
PGT Holdings cùng Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA “BowNow” thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.
Tính năng chính của “BowNow” là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến “BowNow”, PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
“BowNow”_https://bow-now.jp/ là “tự động hóa tiếp thị có thể dùng miễn phí” với mô hình đơn giản và giá thấp. BowNow xuất sắc trong việc trích xuất các khách hàng tiềm năng và đây là một tính năng lớn mà người dùng có thể bắt đầu từ mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng mà họ có, mà không cần tăng số lượng nhân sự và không cần phải sửa đổi trang web.
Công ty cổ phần PGT HOLDINGS cùng CÔNG TY TNHH IT-COMMUNICATIONS Việt Nam tiếp tục cung cấp giải pháp làm việc từ xa.
IT-COMMUNICATIONS Việt Nam (https://www.itcom21.com.vn/), với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Một lần nữa khẳng định, với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 15/7/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá tham chiếu, và giao dịch trong khoảng giá 5,200 – 10,000 VNĐ
Do đó, thông qua “Chuỗi giá trị” từ doanh nghiệp, PGT Holdings là một gợi ý vô cùng tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong dài hạn để sinh lời.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Hàng loạt tàu du lịch Hạ Long nguy cơ không thể xuất bến
Nhiều tàu du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) vẫn hoạt động cầm chừng vì thiếu nhân viên hoặc chưa đủ điều kiện xuất bến phục vụ du khách dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 - 1/5 (4 ngày) nhưng nhiều tàu du lịch Hạ Long vẫn nguy cơ phải nằm bờ.
Những tàu đủ điều kiện đang hoạt động trên vịnh Hạ Long đều đã được đặt kín lịch từ các công ty lữ hành phục vụ du khách dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5. (Ảnh minh họa)
Lỗ nặng vì chạy 2 ngày, nuôi quân cả tuần
Trả lời VTC News, bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hoàng Phương (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết, hiện tại, những tàu đủ điều kiện đang hoạt động trên vịnh Hạ Long đều đã được đặt kín lịch từ các công ty lữ hành.
"Chúng tôi đang startup lại để đón khách dịp cuối tuần, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là tuyển nhân viên. Vì tuyển mà chỉ phục vụ khách 2 ngày cuối tuần, còn lại trong tuần không có khách nhưng vẫn phải trả lương nhân viên cả tuần.
Khi hoạt động trở lại thì cả hệ thống phải "chạy", do đó chi phí rất lớn, trong khi nếu chạy một ngày thứ 7 thôi thì lỗ, còn chạy 2 ngày cuối tuần thì chỉ tạm thời đủ bù chi chứ không có lãi gì ", bà Hằng nói.
Dừng hoạt động gần 2 năm qua, nhiều tàu du lịch không được sửa chữa, bảo dưỡng nên không đủ điều kiện xuất bến. (Ảnh minh họa)
Theo bà Hằng, các chủ tàu vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn kéo dài đến cuối năm nay. Khi nào khách châu Âu trở lại thì ngành kinh doanh tàu du lịch mới tạm thời ổn định. Nếu bây giờ các tàu du lịch hoạt động thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục bù lỗ cho những ngày tàu không chạy, vẫn phải nuôi nhân sự, vẫn phải trả lương cho toàn hệ thống.
"Nếu không nuôi thì cuối tuần lấy người đâu mà chạy, mà bây giờ có thuê được nữa đâu, trước đây thì còn gọi nhân viên làm "partime", thuê ngoài nhưng tàu nào cũng chạy thì lấy người đâu mà thuê. Mình phải tuyển nhân viên cố định. Vậy mà cứ phải nuôi cả hệ thống trong tuần nhưng chỉ chạy được 2 ngày cuối tuần thì lấy đâu mà chi. Bây giờ cũng chỉ hy vọng vào 1-2 tháng mùa hè khi học sinh nghỉ học nhưng không biết thế nào", bà Hằng nói.
Bà Hằng cho biết thêm, công ty có hẳn một đội tàu với 8 tàu, trong đó 3 tàu ngủ đêm, 5 tàu tiếng (tàu thuê theo tiếng) nhưng bây giờ mới chỉ cho 1 tàu đủ điều kiện hoạt động, 1 tàu chuẩn bị xuống đà sửa chữa, không biết có kịp đăng kiểm để chạy đợt 30/1-1/5 hay không. Còn những tàu khác phải xếp "lốt" chờ bảo dưỡng, sửa chữa để đủ điều kiện xuất bến. Vì thế, việc hoạt động trở lại cũng không thể một sớm một chiều.
Sau 2 năm nằm bờ, các tàu phải đưa vào đà sửa chữa máy móc, cạo hà, sơn sửa thân tàu...nên chi phí lớn. Mỗi tàu ngủ đêm bà Hằng ước tính phải chi phí khoảng 600-700 triệu đồng mới đủ điều kiện trở lại hoạt động.
Dịp nghĩ lễ Giỗ Tổ 10/3 vừa qua, Quảng Ninh thu hút lượng lớn khách du lịch trở lại tham quan vịnh Hạ Long. (Ảnh minh họa)
Dịp nghĩ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua, một nửa tàu không đủ điều kiện xuất bến vì chưa được bảo dưỡng, chưa đăng kiểm lại, mua bảo hiểm, chưa tuyển được nhân viên...
Tiền đâu trả lương nhân viên?
Ông N.T, chủ một doanh nghiệp dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, doanh nghiệp ông cũng như nhiều doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác đang hoạt động cầm chừng khi mùa du lịch đã đến chứ không dám làm lớn, khởi động lại hoạt động toàn diện.
"Các doanh nghiệp khác họ không có người đâu, họ không dám tuyển nhiều. Đi mùa này chỉ gọi là chống cháy thôi chứ còn không có đông nhân viên phục vụ đâu.
Tàu ngủ đêm giờ toàn mượn thuyền trưởng, mượn nhân viên, mượn đầu bếp của nhau chứ có dám gọi về đâu, vì gọi về mà việc không đều, không có khách liên tục thì lấy gì để trả lương cho họ, mỗi tháng mấy chục triệu thì chết", ông N.T nói.
Ông Nguyễn Văn Phượng - Chi hội phó Chi hội tàu du lịch Hạ Long xác nhận, nhiều doanh nghiệp chưa chuẩn bị được tàu, chưa tuyển được nhân viên để phục vụ khách.
Các tàu du lịch đang được sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp để đủ điều kiện phục vụ khách du lịch dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4-1/5.
Một lãnh đạo Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm này cũng chỉ khoảng 200-300 tàu có thể đảm bảo đủ điều kiện xuất bến. Vì sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các chủ tàu chưa đủ điều kiện để đầu tư, trang bị, sửa chữa, nâng cấp tàu, tuyển dụng nhân viên.
"Thuyền trưởng, nhân viên làm việc trên tàu đã đi làm việc khác nên giờ doanh nghiệp phải tuyển lại, gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, các chủ tàu vẫn đang tiếp tục hoàn thiện để đủ điều kiện đón khách vào dịp nghỉ lễ sắp tới", vị này nói.
Theo vị lãnh đạo này, việc các tàu du lịch vào đà sửa chữa, bảo dưỡng để đủ điều kiện đăng kiểm, xuất bến phải tính theo tháng chứ không thể tính theo ngày. Vì hiện nay, một loạt tàu đến thời hạn đăng kiểm phải xếp "lốt" chờ đến lượt nên các xưởng không thể đáp ứng ngay được.
Lãnh đạo Sở Du lịch Quảng Ninh khuyến cáo, du khách nên đặt trước các tàu tham quan vịnh Hạ Long trước khi đến Quảng Ninh ít nhất 1 ngày để các chủ tàu, doanh nghiệp kịp sắp xếp, chuẩn bị phương tiện, nhân viên phục vụ. (Ảnh minh họa)
Trả lời PV VTC News, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, hiện các doanh nghiệp vẫn chủ động chuẩn bị phương tiện, cơ sở để đón khách. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm thì không thể tránh khỏi quá tải.
Vì vậy, ông Thủy khuyến cáo, du khách nên đặt trước các tàu tham quan vịnh Hạ Long trước khi đến Quảng Ninh ít nhất 1 ngày để các chủ tàu, doanh nghiệp kịp sắp xếp, chuẩn bị phương tiện, nhân viên phục vụ, tránh tình trạng khách phải chờ lâu hoặc không có tàu để đi tham quan vịnh.
"Sở sẽ cho thanh kiểm tra liên tục, phát hiện trường hợp nào gây khó dễ cho khách sẽ xử lý kịp thời khi có sự phản ánh của du khách qua đường dây nóng của Sở", ông Thủy khẳng định.
Ông Thủy cho biết thêm, trong tuần tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp với UBND TP Hạ Long thống kê, rà soát cụ thể xem có bao nhiêu tàu đủ điều kiện đón khách du lịch, bao gồm cả cơ sở vật chất, phương tiện, nhân viên phục trên tàu theo quy định, để đảm bảo phục vụ khách du lịch.
"Tàu nào đảm bảo đủ các tiêu chí thì cho hoạt động, còn tàu nào không đạt thì kiên quyết tạm dừng hoạt động", ông Thủy nói.
Chứng khoán Mỹ bị bán tháo Đây là đợt suy giảm mạnh mẽ nhất kể từ tháng 10/2022, trùng với thời điểm hàng loạt doanh nghiệp bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý đầy thất vọng. Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 981,36 điểm, tương đương 2,82%; S&P 500 giảm 121,88 điểm, tương đương 2,77%; Nasdaq 100 giảm 335,36 điểm, tương đương 2,55%. Tổng cộng, Dow...