Ma túy “xóa sổ” bản làng: Thần chết gọi tên
Ma túy ở Pù Lôm (Tương Dương, Nghệ An) như cơn lốc xoáy khủng khiếp càn quét hàng chục năm trời khiến nhiều bản làng tiêu điều. Hàng trăm người đã chết và vào vòng lao lý, hàng trăm gia đình “hấp hối”…
Vùng “chết trắng”
Hơn 4 tiếng đồng hồ vượt qua nhiều ngọn núi, dốc đứng hiểm trở, chúng tôi đến được trung tâm xã Lượng Minh. Đây là xã nằm phía tây bắc huyện Tương Dương tiếp giáp với Lào. Hai bên đường là những mái nhà sàn xiêu vẹo, những túp lều tranh rách nát cheo leo vách núi, bờ sông.
Vợ chồng ông Vi Văn Luyện và đứa cháu còn lại.
Chủ tịch xã Lượng Minh Cụt Xuân Ninh cung cấp những số liệu kinh hoàng: Vừa qua, xã Lượng Minh có hàng chục vụ vận chuyển, xách thuê ma tuý, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho các đối tượng trên đỉnh Pù Lôm. Số người nghiện trên 300 người. Bị chết vì nghiện 20 người, trong đó 15 người mắc AIDS, chủ yếu là chết trẻ dưới 30 tuổi. Toàn xã có 68 người đi tù. Có nhiều nhà đi tù cả vợ lẫn chồng, con dâu, con rể vì buôn bán ma tuý.
Hỏi ông Ninh tại sao tệ nạn ma tuý ở địa bàn lại nhiều như vậy, ông lắc đầu: “Có lẽ tại vì nghèo, không có đất canh tác. Bà con ở đây chỉ sống dựa vào rừng mà rừng thì cấm rồi nên đói sinh làm liều. Xách thuê, buôn bán hàng trắng siêu lợi nhuận nên bà con đổ xô vào bất chấp cả án tử. Số người đi cai nghiện về không có công ăn việc làm đều tái nghiện 100%.
Chúng tôi vào bản Xốp Mạt nằm bên bờ sông Nậm Nơn, cư dân chủ yếu là người Thái. Ông Lương Văn Tạo – Trưởng bản Xốp Mạt cho biết: “Ở đây con nghiện nhiều nhan nhản. Bản có 34 hộ thì phần lớn số hộ đều có người nghiện”. Chúng tôi đến nhiều hộ gia đình ngạc nhiên chỉ thấy toàn trẻ con, đàn bà và ông bà già ở nhà. Ông Tạo buồn bã: “Chết và đi tù hết rồi. Bản này rồi đây cũng sẽ chết hết”…
Bản Minh Phương nằm bên bờ bắc sông Nậm Nơn, số người nghiện cũng chẳng kém. Ông Lương Vi Tần – Trưởng bản cho biết: “Minh Phương có 40 hộ thì 100% hộ có người nghiện. Có chục cặp vợ chồng đi tù vì ma tuý. Có 5 người đã chết vì HIV/AIDS…”.
Video đang HOT
Nỗi đau ở lại
Ma tuý đã làm cho nhiều gia đình tan nát. Gia cảnh bà Lô Thị Xum ở bản Xốp Mạt rất thương tâm. Hai ông bà đã ngoài 70 tuổi có 3 đứa con bị bắt vì ma tuý. Con trai đầu Lô Xuân Phong án tù 10 năm, vợ là Lô Thị Chùm án 17 năm. Con trai thứ hai Lô Văn Nọi án tù 10 năm. Ba đứa con vào tù bỏ lại 4 đứa cháu thơ dại, đều bỏ học. Gầy còm như bộ xương khô, bà vừa nói, vừa ho: “Hai vợ chồng tui ngày ngày phải đi xin cho 4 đứa cháu ăn. Bản làng ai cũng đói, không biết xin ai. Vợ chồng tui sức cùng, lực kiệt rồi, khổ thân chúng nó…”.
Nhìn bà Xum già sọm, 4 đứa cháu, đứa nằm bẹp trên giường xanh như tàu lá, không thuốc men chăm sóc, đứa bò lết dưới đất khóc vì đói, chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Trường hợp ông Lô Văn Quý ở bản Minh Phương cũng không kém phần bi đát. Ông Quý phải nuôi 7 đứa cháu do bố mẹ chúng đều vào tù vì ma tuý.
Theo ông Lương Văn Tạo, để phòng chống tệ nạn và tội phạm ma tuý trên địa bàn hiệu quả, ngoài việc các cơ quan chức năng tuyên truyền và lập chuyên án đấu tranh thì việc đầu tiên là phải có biện pháp, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào. Chính vì nghèo đói nên mới gia tăng tệ nạn và tội phạm ma tuý. Việc thứ hai là tạo việc làm sau cai cho các đối tượng nghiện. Vì hầu hết các con nghiện cai xong không có việc làm đều tái nghiện 100%.
Ông Quý mắt đục như cùi nhãn, vừa đan rổ, vừa nói: “Thằng rể La Văn Thông án tù 10 năm. Vợ hắn là con gái tui Vi Thị Sáng tù 18 năm. Thằng con cả tui Lô Văn Quy 2 năm tù, vợ hắn Lô Thị Chói 18 năm tù. Con gái tui cùng chồng là Lương Văn Tĩnh mới bị bắt ở Kỳ Sơn. Cả 7 đứa cháu đều bỏ học cả, giờ sống vật vờ rứa chứ tui có mần được chi mà nuôi chúng”.
Đau lòng nhất có lẽ là trường hợp ông Vi Văn Luyện ở bản Văng Môn. Nhà ông trước đây vào diện giàu nhất xã nhưng từ khi hai đứa con trai là Vi Văn Xân và Vi Văn Toàn đi vào con đường nghiện ngập thì bao nhiêu của nả trong nhà đều bị chúng bán sạch. Và hai đứa con trai của ông cùng chết trong vòng 1 năm vì bị AIDS. Hai con dâu bỏ đi biệt tích, bỏ lại cho ông bà Luyện 3 đứa cháu, có 2 cháu đã chết.
Hai con trai của ông Luyện chết chưa xanh cỏ thì con rể là Vi Văn Hùng và đứa cháu là Vi Văn Oanh cũng chết vì AIDS. Cháu ngoại ông là Lương Văn Khín cũng vừa chết vì AIDS. Vậy là trong vòng 5 năm, gia đình ông Luyện có 7 người chết. Trong đó có 5 người chết vì căn bệnh thế kỷ do lây truyền từ tiêm chích ma túy.
Hiện nay, tệ nạn ma tuý ở Tương Dương ngày càng nóng và diễn biến cực kỳ phức tạp. Nếu như không có biện pháp ngăn chặn triệt để thì trong tương lai không xa, nhiều bản làng sẽ bị xoá sổ vì ma tuý.
Theo Dân Việt
Kinh doanh dưới chân "thần chết"
Hà Nội đang mùa mưa bão, sấm chớp, các trạm biến áp là nơi dễ xảy ra cháy nổ. Bất chấp nguy hiểm, người dân vẫn ngang nhiên chiếm dụng dưới trạm biến áp để làm nơi buôn bán...
Những trạm biến áp trên đường Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm - Hà Nội đã hoen rỉ rất nguy hiểm đặc biệt khi trời mưa sấm sét. Vậy mà ngay dưới chân trạm biến áp này, người dân bất chấp hiểm nguy đang rình rập chiếm dụng mưu sinh làm quán bán nước trà, bán hoa quả, mở hàng quán ăn sáng... ngay dưới chân "thần chết" . Khi đi qua đoạn đường này nhiều người sởn da gà khi chứng kiến khách hàng và ngay cả chủ hàng ngồi sát trụ điện, thậm chí sử dụng hộp điện để làm nơi để đồ, bất chấp biển báo ngay trên đầu "Điện cao thế - cấm sờ, nguy hiểm chết người".
Chị Nguyễn Thị Mai - người dân xã Phú Diễn (Từ Liêm - Hà Nội) sáng nào cũng ra đây ăn sáng. Chị cho biết lúc đầu nhìn thấy trạm biến áp cũng lo, nhưng không phải trạm biến áp nào cũng có thể dò rỉ điện nên giờ thấy bình thường".
Bất chấp nguy hiểm, người dân đun nấu phía dưới trạm biến áp nên rất dễ gây nổ trạm biến áp có thể dẫn tới hậu quả khôn lường như tại trạm biến áp Trung Văn.
Đặc biệt, ngay cạnh vỉa hè trên đường Nguyễn Khắc Cầu (Quận Hoàn kiếm -Hà Nội) người dân vô tư chiếm dụng trạm biến áp làm nơi bày bán hoa quả. Người mua kẻ bán xì xèo mặc cả không ai quan tâm đến mình đang nằm dưới miệng tử thần.
Điểm giao cắt giữa phố Yên Thế - Nguyễn Thái Học một trạm biến thế bị biến thành chỗ buôn bán hang xôi xéo và trà đá.
Những hình ảnh mà Phóng viên Báo điện tử Infonet ghi nhận tại các trạm biến áp Hà Nội:
Chiếm dụng làm nơi bán bún trên đường Hồ Tùng Mậu
Cả khách hàng và người bán đều coi thường "tử thần" khi ăn ở dưới chân trạm biến áp
Chân trạm biến áp là cửa hàng bán hoa quả
Và là nơi bán nước trà
Quán chè chén ô chân tủ điện bất chấp cảnh báo nguy hiểm
Thậm chí xây nhà bao quanh trạm biến áp.
Theo Infonet
Đôi trai gái chết trôi sông "đòi" được chung mồ, xây mộ? Bên bờ đê hữu sông Đào chạy qua địa phận Đội 8, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định), ngôi mộ đôi của một cặp trai gái chết trôi sông 30 năm nay dù vô chủ nhưng không hiểu sao vẫn ngày càng to đẹp, "hoành tráng" hơn. Vì những chuyện lạ chưa lý giải quanh ngôi mộ đôi này, lại...