Ma túy ‘núp bóng’ thuốc lá điện tử, đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới
Các loại thuốc lá điện tử ngày càng “bắt trend” nhanh chóng để thu hút giới trẻ. Chuyên gia cảnh báo tình trạng ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Do đó, Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Chia sẻ tại Hội thảo cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến mua bán, sử dụng thuốc lá mới do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/4, Thượng tá Nguyễn Minh Cương – Phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cho biết: “Có sự gia tăng tình trạng ma túy “núp bóng” dưới hình thức các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường. Nổi lên là việc tội phạm thực hiện hành vi pha trộn, tẩm ướp các chất kích thích, ma túy mới dưới dạng thảo mộc hoặc dung dịch để sử dụng dưới dạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Người sử dụng các loại hàng hóa pha trộn, tẩm ướp này rất dễ ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng”.
Theo Thượng tá Cương, tại Việt Nam trong ba năm trở lại đây, số lượng người sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng. Các sản phẩm của thuốc lá điện tử hầu hết được đưa về Việt Nam theo đường xách tay, nhập lậu và chưa có các số liệu thống kê cụ thể về thực trạng sử dụng. Việc mua bán chủ yếu được thực hiện qua mạng internet, trang facebook mua bán của cá nhân, trao đổi, mua bán trên Hội nhóm. Ngoài ra, một số địa điểm trưng bày và bán sản phẩm ở những điểm có nhiều đối tượng sử dụng, thậm chí có điểm lén lút bán gần khu vực trường học.
Năm 2022, lực lượng quản lý thị trường toàn quốc đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các vụ việc về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng với số vụ kiểm tra hơn 2.190 vụ, số xử lý trên 1.600 vụ, số lượng bao thuốc và tương đương xử lý trên 126.000 bao; số lượng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng trên 10.000 sản phẩm các loại. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 7,7 tỷ đồng. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2023 đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với khoảng 7.200 sản phẩm thuốc lá điện tử.
Theo báo cáo của công an các địa phương, năm 2022 toàn quốc phát hiện bắt giữ, xử lý 51 vụ, 97 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy dưới dạng “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử; trong đó ma túy được tẩm ướp vào thảo mộc, thuốc lá điện tử: 32 vụ, 58 đối tượng. Vật chứng thu giữ 124,1kg và 40,7 lít dung dịch có chứa chất ma túy loại ADB-BUTINACA dùng tẩm ướp, pha trộn, núp bóng dưới dạng thuốc thuốc lá điếu, tinh dầu thuốc lá điện tử.
Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Để bảo vệ sức khỏe giới trẻ, phòng ngừa hiệu quả việc các đối tượng lợi dụng các sản phẩm thuốc lá mới để hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu, đề xuất phương án cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong trường hợp cho phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam thì tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá điện tử.
Bà Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nêu rõ quan điểm, định hướng đề xuất chính sách của Bộ Y tế là bảo vệ sức khỏe người dân trên các lợi ích kinh tế, dựa trên căn cứ khoa học, điều kiện thực tiễn của Việt Nam, không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới vì các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm tăng tỉ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và trẻ em gái, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thanh thiếu niên nên Nhà nước cần phải bảo vệ giới trẻ.
Cũng theo bà Trang, các sản phẩm thuốc lá mới có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện; đồng thời với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thuốc lá thông thường.
Việc cho phép thí điểm thuốc lá nung nóng dẫn đến khó có thể kiểm soát được các sản phẩm tương tự, gây tốn kém ngân sách, giảm thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và chưa đủ điều kiện kỹ thuật để thực hiện trong khi sản phẩm này chỉ gây tác hại. Bên cạnh đó, việc cho phép thêm thuốc lá mới là đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Chiến lược quốc gia về Phóng chống tác hại thuốc lá và Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
“Cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới là phù hợp với xu hướng các nước trong khu vực và trên thế giới và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và điều kiện của Việt Nam: WHO khuyến cáo các quốc gia thành viên ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá nung nóng” – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nêu rõ.
Giới trẻ tiếp cận thuốc lá điện tử quá dễ dàng
Theo ThS.BS Nguyễn Thị An – Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi năm 2021-2022 của Bộ Y tế cho thấy, có hơn 60% thanh thiếu nhiên được người khác cho thuốc lá điện tử; hơn 20% mua trên mạng internet và khoảng 2% mua từ chính bạn học.
Việc tiếp cận thuốc lá điện tử hiện nay quá dễ dàng, có hơn 18,4% thanh thiếu niên (16,3% nam, 20% nữ) đã nhìn thấy thông tin quảng cáo, tiếp thị thuốc lá điện tử. Các cách thức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm này chủ yếu nhắm vào giới trẻ, sử dụng các kênh thông tin phổ biến của giới trẻ, sử dụng thanh thiếu niên để quảng cáo.
Do đó, bà An cho rằng, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp kiểm soát thị trường, đẩy mạnh thực thi và tăng cường các quy định về chống buôn lậu, quảng cáo và bán các sản phẩm thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng để ngăn chặn sự gia tăng sử dụng trong thanh thiếu niên, không nên cho phép thí điểm lưu hành các sản phẩm này trên thị trường.
Nhiều bệnh nhân ngộ độc ma túy, cần sa tổng hợp tẩm trong thuốc lá điện tử
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cảnh báo đã có nhiều trường hợp cấp cứu vì ngộ độc ma túy, cần sa tổng hợp tẩm trong thuốc lá điện tử sau khi sử dụng loại sản phẩm này. Một số bệnh nhân đột quỵ não, tổn thương đa tạng, hôn mê, co giật, tổn thương tim, sốc, suy thận… Xét nghiệm các loại thuốc lá điện tử mà bệnh nhân hút đã phát hiện cần sa tổng hợp 5F-ADB, ADB-BUTINACA…
“Thuốc lá điện tử là môi trường cho các ma túy mới tồn tại, gây thêm gánh nặng về y tế, an ninh, xã hội… Chính vì vậy nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử, do đó chúng tôi cũng đề nghị khẩn cấp cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam” – TS. Nguyên nói.
Nguy hại của thuốc lá điện tử chứa ma tuý
SKĐS – Giới trẻ thường tò mò và muốn thử nghiệm những điều mới mẻ, hấp dẫn. Nhưng thuốc lá điện tử chứa ma tuý cực kỳ nguy hại với sức khoẻ.
Dương Hải
Nhiều học sinh bị ngộ độc thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Bộ Y tế đề nghị Sở y tế các địa phương tăng cường truyền thông về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, sau khi ghi nhận nhiều học sinh ngộ độc các sản phẩm này
Ngày 24-4, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã ký ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha .
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, qua phản ánh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục và phương tiện thông tin đại chúng cho thấy hiện nay việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs), thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product - HTPs) đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong đối tượng học sinh.
Nhóm học sinh nhập viện sau khi dùng thuốc lá điện tử. Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh)
Nhiều trường hợp các em học sinh phải cấp cứu vì bị ngộ độc nicotine và các dung dịch có trong các sản phẩm này. Các sản phẩm này hiện nay chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, bên cạnh các tác hại giống như thuốc lá điếu thông thường, còn nguy cơ tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và lối sống của thanh thiếu niên, đồng thời gây ra các tác hại trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Để kịp thời ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thời gian qua, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) - Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức quốc tế, cơ quan truyền thông và các đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền về tác hại của các sản phẩm này.
Để tiếp tục tăng cường truyền thông ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá nói chung và các sản phẩm thuốc lá mới, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế thực hiện một số nội dung, cụ thể:
Tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo các sở ban, ngành, các cơ quan truyền thông của tỉnh thường xuyên tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và kịp thời có các quy định để ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm này tại các cơ quan, công sở và đặc biệt là tại các cơ sở giáo dục đào tạo; tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha.
Cơ quan chức năng từng phát hiện và thu giữ nhiều loại thuốc lá điện tử chứa chất ma túy. Ảnh: Thành Long
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, đơn vị liên quan kịp thời phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tới công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn. Lồng ghép tuyên truyền tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, sự kiện của cơ quan, đơn vị, cộng đồng.
Tăng cường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để cung cấp thông tin, và phổ biến rộng rãi về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới cho học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý.
Tại các cơ sở khám chữa bệnh, sở y tế các địa phương chỉ đạo đơn vị tích cực cung cấp các thông tin về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới tới người bệnh, người nhà người bệnh.
29 học sinh lớp 7 dương tính ma túy ở Đồng Tháp là tin đồn thất thiệt Ngày 17/3, Công an TP Cao Lãnh khẳng định, thông tin 29 học sinh lớp 7 Trường THCS Kim Hồng dương tính với ma túy là sai sự thật. Theo đó, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một học sinh lớp 7 của Trường THCS Kim Hồng (phường 3, TP Cao Lãnh) bị phát hiện bán ma túy đá, kiểm tra...