Ma túy “nhấn chìm Philippines” như thế nào?
Việc cảnh sát bắn chết những kẻ tình nghi buôn bán và sử dụng ma túy ngay trên phố có lẽ xuất phát từ nhận định ma túy đang “nhấn chìm Philippines” của Tổng thống nước này.
Một người bị bắn chết trên đường phố Philippines trong chiến dịch càn quét tội phạm ma túy của tổng thống
Từ tháng 7 đến nay, chiến dịch càn quét tội phạm ma túy của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khiến khoảng 300 người thiệt mạng. Ông Duterte chính thức kêu gọi cảnh sát và nhân dân giết những kẻ tình nghi buôn bán hoặc sử dụng ma túy ngay khi gặp họ, và nói rằng sẽ trao huy chương cho những người làm vậy.
Trong một bài phát biểu, Tổng thống Duterte từng nói ma túy đang nhấn chìm Philippines và việc này phải được ngừng lại bằng mọi giá.
Theo ABC News, năm 2012, Liên Hợp Quốc đưa ra một bảng thống kê cho thấy Philippines có tỷ lệ sử dụng ma túy methamphetamine (loại ma túy được người Philippines gọi là shabu) cao nhất Đông Á.
Tội phạm ma túy ở Philippines ra đầu thú sau chiến dịch càn quét tàn bạo của tổng thống
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, 2,1 % người Philippines ở độ tuổi 16-64 sử dụng loại ma túy này.
Khoảng 1/5 huyện, xã ở Philippines có các vụ án liên quán đến ma túy, theo một báo cáo của Cơ quan chống ma túy của Philippines (PDEA) tháng 2 năm 2015.
Vùng đô thị Manila là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ma túy với 92% huyện có các vụ án liên quan đến ma túy.
Theo LHQ, Philippines có tỷ lệ sử dụng ma túy methamphetamine cao nhất Đông Á
Methamphetamine hydrochloride, hay còn được gọi là shabu, là ma túy bất hợp pháp được sử dụng nhiều nhất ở nước này, đứng thứ 2 là cần sa.
Ma túy shabu chủ yếu được vận chuyển bởi các tập đoàn Trung Quốc đến Philippines, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về ma túy quốc tế vào năm 2012.
Video đang HOT
Theo trang Rappler, do vị trí địa lý, Philippines trở thành trung tâm chính cho việc vận chuyển ma túy trong khu vực Đông Nam Á. Điều này càng khiến nhiều người Philippines bị bắt ở nước ngoài vì vận chuyển hoặc bán shabu. Shabu thường được đưa vào Philippines từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng nó cũng được trồng trong nước ở những phòng thí nghiệm.
Cảnh sát bắt giữ một người đàn ông vận chuyển ma túy shabu năm 2012
Tổng thống Philippines trong chiến dịch tranh cử đã từng hứa sẽ tiêu diệt hàng vạn tội phạm với câu châm ngôn: “Nói không với ma túy”. Tháng 1.2016, trong quá trình tranh cử của mình, ông tuyên bố Philippines đang trên bờ vực trở thành một Narco State (tạm dịch: quốc gia buôn bán ma túy), một cụm từ ám chỉ những nước có tỉ lệ tội phạm ma túy cao mà chính phủ không có biện pháp cần thiết để quản lý.
Ông cảnh báo sự mất trật tự gây ra bởi ma túy sẽ không dừng lại và Philippines đang có dấu hiệu trở thành một Narco State. Ông nói: “”Đây rõ ràng là một mối đe dọa an ninh quốc gia. Đây là một kiểu xâm lược mới. Các trùm ma túy, trong và ngoài nước, đã tuyên bố chiến tranh với gia đình và trẻ em của chúng ta, và chính phủ đang không hề giúp ích”, Duterte nói trong chiến dịch tranh cử của mình và cam kết sẽ thay đổi tất cả.
Tổng thống Philippines: Ma túy là một mối đe dọa an ninh quốc gia
Duterte cũng nhắc đến sự hiện diện của các tập đoàn ma túy quốc tế trong nước, như Sinaloa, một nhóm có trụ sở tại Mexico được coi là tổ chức buôn bán ma túy lớn nhất và mạnh nhất ở ở phương tây.
Theo Danviet
Sốc: Philippines bắn chết 300 tội phạm ma túy trên phố
Cảnh tượng máu me xuất hiện tràn lan khắp phố phường Philippines trong tháng 7 khi cảnh sát thẳng tay trừng trị những kẻ bị tình nghi buôn bán, sử dụng ma túy mà không cần xét xử theo lệnh của tân Tổng thống.
Một người vợ ngồi khóc bên cạnh xác chồng bị một người lạ mặt bắn chết, bảng chữ bên cạnh ghi "Tôi là một kẻ buôn bán ma túy"
Cuộc chiến chống lại tội phạm ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khiến gần 300 người thiệt mạng từ đầu tháng 7 đến nay và con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Trong chiến dịch truy lùng tội phạm ma túy được gọi là "The Punisher" (tạm dịch Người trừng phạt), Tổng thống Duterte làm ngơ trước mọi sự bất bình về số người chết ngày một tăng. Ông tuyên bố rằng ma túy đang nhấn chìm Philippines và việc này phải được ngừng lại bằng mọi giá.
"Hãy tăng gấp đôi nỗ lực của bạn, nếu cần thì tăng gấp ba", Tổng thống Duterte nói với cảnh sát.
"Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi tay trùm ma túy cuối cùng, những kẻ buôn bán cuối cùng ra đầu thú hoặc bị giam đằng sau những thanh sắt, hoặc dưới lòng đất", ông nói.
Tổng thống nói ma túy đang nhấn chìm Philippines và việc này phải được ngừng lại bằng mọi giá
Các nhóm nhân quyền thu thập được số liệu của cảnh sát cho thấy cuộc đàn áp bạo lực của ông Duterte đã cướp đi sinh mạng của 293 kẻ tình nghi sử dụng và buôn bán ma túy từ ngày 1-24.7.
Con số này không bao gồm những kẻ buôn bán ma túy bị giết bởi các nhóm cảnh vệ và những người làm việc ngoài vòng pháp luật.
Ông Duterte từng nói rõ ông sẽ tha thứ cho cảnh sát nếu họ bị buộc tội vi phạm nhân quyền để thực hiện nhiệm vụ tàn nhẫn của mình.
"Hãy tăng gấp đôi nỗ lực của bạn, nếu cần thì tăng gấp ba", Tổng thống Duterte nói với cảnh sát
Gần 60.000 người nghiện ma túy Philippines đã ra đầu thú đầu tháng 7 sau khi Tổng thống Duterte kêu gọi công dân "giết những kẻ sử dụng và buôn bán ma túy", một chính sách được gọi là "hành quyết không cần xét xử".
Ông Duterte chiến thắng cuộc bầu cử vào tháng 5 và ngay lập tức hứa sẽ đàn áp tội phạm ma túy.
Từ đó đến nay, ít nhất 43.000 người bị cáo buộc buôn ma túy đã bị "vô hiệu hóa" và 300kg ma túy shabu, một loại methamphetamine gây nghiện nặng, đã bị tịch thu, theo báo cáo của địa phương.
Cuộc đàn áp bạo lực của ông Duterte đã cướp đi sinh mạng của 293 kẻ tình nghi
Tổng thống Duterte đã cảnh báo về cảnh tượng đổ máu trên diện rộng là một phần của cuộc chiến chống ma túy của chính phủ.
Ông từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng 100.000 người sẽ chết, và các thi thể sẽ bị đổ xuống vịnh Manila cho cá ăn, theo tờ South China Morning Post.
Duterte cũng nói với cảnh sát rằng ông sẽ bảo vệ họ khỏi những hậu quả pháp lý nếu họ giết những kẻ buôn bán ma túy, Post đưa tin.
Tổng thống Duterte kêu gọi công dân "giết những kẻ sử dụng và buôn bán ma túy", một chính sách được gọi là "hành quyết không cần xét xử".
Tổng thống Duterte đã cảnh báo về cảnh tượng đổ máu trên diện rộng là một phần của cuộc chiến chống ma túy của chính phủ
Tổng thống từng tuyên bố 100.000 người sẽ chết, và các thi thể sẽ bị đổ xuống vịnh Manila cho cá ăn
Cảnh tượng máu me xuất hiện trên khắp các con phố Philippines
Duterte nói với sẽ bảo vệ cảnh sát khỏi những hậu quả pháp lý nếu họ giết những kẻ buôn bán ma túy
Gần 60.000 người nghiện ma túy Philippines đã ra đầu thú
Theo Danviet
Đổi con gái 11 tuổi lấy ma túy, mẹ lĩnh án 51 năm tù Một bà mẹ sống tại bang Ohio - Mỹ phải nhận án tù 51 năm sau khi dùng con gái ruột 11 tuổi đổi lấy ma túy. Corcoran, 32 tuổi, bị tuyên án có tội khi đổi con gái 11 tuổi cho tên tội phạm ma tuý Shandell Willingham để thoả mãn cơn nghiện. Tên tội phạm này sau đó đã cưỡng hiếp...