Ma túy “đá”: Sau cơn mơ hoa là lời chua xót
Một điều không cần bàn cãi rằng luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ tránh được các nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh trên đầu nếu xảy ra va chạm. Thế nhưng một nguy cơ khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ suy nghĩ không kém phần nguy hiểm thì giới trẻ ăn chơi ngày nay ít đề phòng, cắm đầu vào “hưởng”, đó là ma túy đá và một vài chất kích thích có công năng tương tự khác.
Trong quá trình tìm hiểu thêm thông tin về sự độc hại của ma túy đá tôi vỡ ra được thêm nhiều vấn đề. Tất nhiên đã có vô vàn bài viết trên báo chí cảnh báo về nó, là tha hóa, là bê tha, là tệ nạn… Thậm chí trong ngôn ngữ mới có thêm tính từ “ngáo đá” để miêu tả cho các hành vi không bình thường, kém tỉnh táo của người sử dụng loại ma túy này. Đại khái hầu hết các hành vi rồ dại ngoài đường “Ngáo đá đấy”.
Cũng giống nhiều phóng viên khác khi đi viết về tệ nạn đều diễn giải không tham gia sử dụng ma túy, hoặc giả có “chấm mút” một chút nhưng rồi thì cũng chối bai bải trên báo. Tôi cũng vậy, chưa dám thử “đá” vì nghe nói hậu quả của nó rất kinh khủng, dù họ đồn rằng tác dụng phụ mà “đá” mang tới là bản lĩnh “chiến đấu” không biết mệt mỏi trên giường nhưng song hành đó là nhận thức vô cùng ngu xuẩn, kém minh mẫn tới vài ngày, bỏ ăn bỏ ngủ.
Đó cũng là một lý giải tại sao các “mâm” sử dụng ma túy đá luôn đông đủ, cân bằng giữa nam và nữ. Tôi có hỏi một vài cô gái trẻ măng thường xuyên chơi môn này thì lý do hóa ra rất đơn giản, đây là cách giảm cân hiệu quả nhất, nhanh nhất từ trước tới nay họ phát hiện ra. Thế là cứ việc ăn uống đẫy mồm đêm hôm, rượu chè quán bar thả cửa rồi bắt đầu vào công cuộc làm đẹp, tiêu mỡ bụng bằng “đá”. Vô cùng thiếu khoa học, đó là những người sinh hoạt lành mạnh nghĩ vậy.
Dân chơi Hà Nội thi thoảng lại mất hút vài nhân vật do bị ảnh hưởng từ ma túy đá. Có trường hợp nổi tiếng như Điệp xinh xắn nhà trong phố cổ. Bỗng một ngày gia đình đang bán hàng thì cô mặt mũi bơ phờ tự nhiên ra trước cửa kéo quần xè xè như chốn không người, khách khứa sợ xanh mắt.
Tưởng chừng như một lần đó là xong, gia đình Điệp đã mời bác sĩ về điều trị mua thuốc an thần đủ loại cho uống nhưng cho đến nay gần một năm trôi qua, cứ sểnh ra, quên không để ý trông coi là khách tới mua hàng lại bị xấu hổ.
Một trường hợp khác người quen tôi thì có con gái 25 tuổi ban đầu có biểu hiện hoang tưởng nhẹ, luôn tự nhận mình là các bậc vĩ nhân trú ngụ trong cơ thể và phát ngôn huyên thuyên kéo dài, gặp ai già trẻ lớn bé cũng chỉ mặt mắng xa xả như con.
Do người nhà không biết nhiều về chuyện ma túy lại có phần mê tín thì cho rằng do con gái họ tham gia hầu đồng nên bị thánh nhập. Thay vì nhờ đến y học để có các phương pháp điều trị phù hợp lại kéo nhau khắp bốn phương cúng bái.
Đỉnh điểm cô gái mỗi khi đi ngủ là không mặc gì, thi thoảng mắt trợn trừng rảo bộ vòng quanh chung cư trên tay lăm lăm con dao. Cha mẹ, anh trai lại vác chăn đi bế về mồm không ngừng xin lỗi xóm giềng. Hiện cô gái trẻ vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.
Sự cám dỗ đầu tiên của ma túy đá không hẳn là cảm giác “phê pha” nó mang tới. Theo quan điểm của tôi có lẽ đó là bởi niềm vui “bầy đàn” là yếu tố đầu tiên. Nam nữ ngồn ngộn hớ hênh quần áo chen chân nhau bên boong hút “đá”, lịch lãm quay vòng mời nhau từng làn khói như những người lịch sự nhất trên thế giới còn sót lại.
Điều tiếp theo người sử dụng chúng lại không cần âm nhạc ồn ào như thuốc lắc nên việc tổ chức đơn giản bớt nhiêu khê hơn rất nhiều. Một góc phòng kín gió, một chiếc điện thoại bật nhạc ẽo ợt đủ để phá thứ không khí lầm lỳ tĩnh lặng của đám dân chơi. Chúng cẩn trọng trong từng hơi khói được lọc qua boong thủy tinh khi hít vào phổi bởi “đá” là loại ma túy tương đối đắt tiền. Vài triệu đồng cũng chỉ được một mẩu bé chừng nửa móng tay út.
Tàn cuộc vui với khói sẽ là những cuộc chơi bản năng khác đầy cám dỗ, hoan lạc.
Video đang HOT
Ma túy đá đặt cơ thể vào tình trạng hoạt động tăng tốc và có thể làm tổn thương các bộ phận cơ thể gây đột quỵ, suy gan hoặc suy tim. Người bệnh gần như luôn luôn bị mất kiểm soát và có thể dẫn đến những hành vi cực kỳ nguy hiểm.
Ma túy đá “đốt cháy” các hệ thống sản xuất dopamine và norepinephrine của não bộ, làm cho người sử dụng không thể cảm thấy bất kỳ một thứ niềm vui nào hết, trừ khi họ sử dụng ma túy đá. Ma túy đá có thể biến một người có khả năng ăn nói lưu loát trở thành một người nói lắp, hoang tưởng điên dại trong một vài tuần rồi kết thúc bằng tình trạng mất trí nhớ nặng dần.
Theo thông tin tại Viện Sức khỏe tâm thần thì số bệnh nhân đến đây điều trị bệnh lý về tâm thần có liên quan đến ma túy ngày càng nhiều. Có trường hợp diễn biến bệnh quá nặng, luôn mong muốn tìm đến cái chết.
Ông Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần ĐH Y Hà Nội cho biết, hầu hết những trường hợp nghiện ma túy, nhất là ma túy đá, được đưa đến bệnh viện khi có biểu hiện của sự rối loạn thần kinh, hoang tưởng, kích động quá mức.
Các rối loạn tâm thần rất thường gặp ở những người sử dụng chất dạng amphetamine (ma túy tổng hợp ATS). Triệu chứng loạn thần chủ yếu là hoang tưởng (68,2%), trong đó hoang tưởng bị hại là 90%, hoang tưởng bị theo dõi 83,3%. Ảo giác hay gặp nhất là ảo thanh (56,8%), ảo thị (22,5%) và ảo xúc cảm (5%). Tình trạng căng thẳng do hoang tưởng có thể dẫn tới kích động bạo lực, gồm cả khuynh hướng giết người và tự sát.
Ngoài ra, tỉ lệ người nghiện sử dụng các chất dạng ATS cũng đang có chiều hướng gia tăng nhanh. Việc điều trị cho bệnh nhân sử dụng ma túy đá rất khó khăn vì họ thường bị rối loạn tâm thần, tổn thương não nặng.
Có những người sau cai nghiện hêrôin than thở hơi sến rằng “Tan cơn mơ hoa là lời chua xót”. Đối với con nghiện “đá”, có lẽ cơ hội đủ để tỉnh táo nói ra câu ấy cũng thiên nan vạn nan khó.
Cũng không cần tranh luận thêm mà cần khẳng định luôn rằng tương lai của những cư dân ma túy đá chính là bệnh nhân tâm thần.
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine. Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là đá vì hình dạng bên ngoài trông giống đá – là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối và óng ánh giống đá. Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy đá còn bán bất hợp pháp trên thị trường dưới các dạng cục, bột, viên nén. Đây là một loại ma túy mới tồn tại dưới dạng thức tinh thể. Ma túy đá không chỉ được biết đến với tác dụng gây “phê” cho người nghiện mà còn là một loại thuốc khiến người dùng thèm muốn cả chuyện quan hệ tình dục. Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng có sức tàn phá đối với sức khỏe, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Biểu hiện của những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả thường thấy ảnh hưởng cho xã hội như chém giết người vô cớ, cuồng dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, nặng hơn sẽ mắc tâm thần và hậu quả cá nhân là suy kiệt thể chất và suy giảm khả năng tình dục.
Theo An ninh Thế giới
Khóa máy, tống tiền, dọa biến iPhone thành... cục gạch
Gần đây, rất nhiều người sử dụng iPhone, iPad chạy hệ điều hành iOS của Apple bất ngờ khi máy của mình đột nhiên bị hacker khóa máy từ xa và nhắn tin đòi tiền chuộc. Người dùng thậm chí đã đưa máy đến trung tâm bảo trì của chính hãng nhưng không thể nào mở được máy.
Cuối cùng để "cứu" chiếc điện thoại đắt tiền của mình, người sử dụng đành phải bấm bụng trả tiền cho các hacker để lấy lại tài khoản. Đây là một thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm công nghệ cao đang diễn ra khá phổ biến.
Nhận được tiền sẽ có tài khoản
Chị Đặng Linh Đan, sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) là một trong những nạn nhân bị tống tiền từ việc bị ăn cắp mật khẩu iCloud. Chị Linh Đan cho biết, chị hiện đang sở hữu một chiếc điện thoại iPhone 6 bản 16G. Cách đây khoảng 1 tuần, trong lúc chị đang sử dụng điện thoại bình thường thì bất ngờ chiếc iPhone của chị bị sập nguồn.
Khi khởi động lại máy, chiếc iPhone 6 của chị Linh Đan không thể sử dụng được, màn hình điện thoại của chị chỉ hiện thị một thông báo với nội dung: "ip đã bị Hack liên hệ mail: doanmanhvu90@gmail.com". Không còn cách nào khác, chi Linh Đan buộc phải liên hệ với email này để được mở lại máy. Người sử dụng email doanmanhvu90@gmail.com yêu cầu chị Linh Đan phải chuộc lại mật khẩu iCloud với giá là 2 triệu đồng được quy đổi bằng giá trị của thẻ nạp điện thoại Viettel.
Khi chị Linh Đan tỏ ý nghi ngờ sau khi trả tiền sẽ không nhận lại được mật khẩu thì đối tượng này cho biết: "Có giữ lại tài khoản mà không có máy thì cũng chẳng làm gì cả, máy bạn giờ không có iCloud cũng chỉ là... cục gạch. Bạn cứ suy nghĩ kỹ, còn mình đảm bảo sau khi nhận được thẻ sẽ gửi tài khoản cho bạn". Sau khi thương lượng, đối tượng này đồng ý giảm giá tiền chuộc mật khẩu cho chị Linh Đan xuống còn 1 triệu đồng. Khi chị Đan chuyển trước 500.000 đồng bằng thẻ cào, đối tượng cung cấp cho chị Linh Đan địa chỉ Apple ID mới, chị Đan chuyển nốt số tiền còn lại đối tượng đã cung cấp mật khẩu và kèm theo đó là lời cám ơn và xin lỗi vì đã làm phiền (!?).
Chị Linh Đan cho biết, chị cũng không biết chính xác tại sao mình lại bị chiếm đoạt tài khoản iCloud, theo suy đoán của chị, rất có thể trong quá trình sử dụng máy chị đã vô tình kích hoạt vào một website nào đó có chứa vi rút nên mới dẫn đến tình cảnh như vậy. Do số tiền mà đối tượng đòi chuộc mật khẩu không nhiều nên chị cũng ngại báo công an vì sợ phiền phức.
iCloud là dịch vụ đám mây trên nền
Internet để đồng bộ hóa dữ liệu giữa iPhone, iPad và các thiết bị chạy Mac OS, iOS của Apple nói chung. Khi sở hữu một chiếc iPhone (hoặc các thiết bị Apple khác), người dùng cần đến một Apple ID để đăng ký các thiết bị của mình, đồng thời tạo ra một tài khoản iCloud để lưu danh bạ, hình ảnh, nhạc... và sử dụng tính năng khóa/ tìm thiết bị khi máy bị thất lạc.
Có thể nói iCloud như "ổ đĩa thông minh" trên Internet và tích hợp các tính năng giúp người dùng cảm thấy dữ liệu trên iPhone, iPad, iPod, MacBook... của mình được liên thông với nhau. Nó là công cụ tuyệt vời để quản lý tuy nhiên cũng "nắm quyền sinh sát" các thiết bị Apple, bởi chỉ cần bị mất mật khẩu iCloud thì các sản phẩm iPhone hay iPad sẽ chẳng khác gì... cục gạch.
Tuy nhiên, không nhiều người hiểu được tầm quan trọng của nó, dẫn đến những tình cảnh oái oăm. Những rắc rối của chị Linh Đan gặp phải trong câu chuyện nói trên chỉ là một trong số rất nhiều những người đang sử dụng các sản phẩm của hãng Apple đang gặp phải.
Kẻ xấu sau khi hack được tài khoản iCloud của người dùng thì sẽ lập tức xóa Apple ID, đổi Apple ID iCloud mới rồi bật thiết bị về chế độ lost mode (mất máy) và để lại dòng thông báo: "iPhone của bạn đã bị xóa, muốn mở lại thì liên hệ số điện thoại (hoặc email)...". Không nộp tiền chuộc thì những chiếc máy này sẽ trở thành "cục gạch", chẳng sử dụng được gì.
Lý giải về tình trạng này, một số chuyên gia về công nghệ thông tin cho biết, bằng cách nào đó, hacker đã lấy được tên tài khoản và mật khẩu tài khoản iCloud của người dùng. Sau đó đổi mật khẩu iCloud lại và báo mất máy với hãng Apple.
Khi máy kết nối vào internet thì máy sẽ bị lock lại do Apple nhận được thông báo máy này đã bị mất (bị ăn cắp) và máy iPhone, iPad sẽ rơi vào chế độ lost mode. Tiếp theo đó, hacker sẽ vào trang web icloud.com của Apple, sử dụng tính năng Find My Phone để khóa hoàn toàn thiết bị từ xa, đồng thời gửi thông điệp đòi tiền chuộc tới thiết bị của nạn nhân.
Lợi dụng sơ hở để phạm tội
Thực tế hình thức đánh cắp mật khẩu iCloud của người sử dụng để tống tiền là một thủ đoạn mới của tội phạm và hiện rất nhiều người có nguy cơ bị mắc bẫy. Nguyên nhân là bởi rất nhiều người dùng tại Việt Nam vẫn chưa ý thức được việc sử dụng và bảo vệ tài khoản iCloud của mình để tránh khỏi những rủi ro không mong muốn. Trong thời gian gần đây, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phá một số vụ án liên quan đến hành vi phạm tội này. Điển hình là vụ việc của đối tượng Nguyễn Đặng Quang Hưng (SN 1992), ở Bình Ba, Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị bắt giữ để điều tra về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b, BLHS).
Nguyễn Đặng Quang Hưng khai nhận, bằng thủ đoạn dò tìm các tài khoản (ID iCloud) và mật khẩu đăng nhập vào các thiết bị như iPhone, iPad, Marbook rồi hack mật khẩu để chiếm quyền điều khiển, sau đó Hưng nhắn tin cho người sử dụng liên hệ, chuyển tiền mới "mở máy". Do đã sử dụng iPhone nên Hưng biết nhiều chủ thiết bị thường để tên tài khoản ID và mật khẩu iCloud giống nhau. Lợi dụng sơ hở này, Hưng đã vào trang iCloud.com để dò tìm tài khoản ID, iCloud của các thiết bị như iPhone, iPad, Marbook...
Sau khi đăng nhập được tài khoản iCloud và chiếm quyền sử dụng thiết bị, Hưng đã kích hoạt tính năng báo mất máy rồi gửi một tin nhắn tới máy bị khóa với nội dung "thiết bị của bạn đã bị khóa". Hưng yêu cầu chủ tài khoản muốn được mở máy phải liên hệ hộp thư "giaicuu_icloud@yahoo.com", là hộp thư điện tử do Hưng tự lập ra. Khi chủ thiết bị liên hệ, Hưng yêu cầu phải gửi tiền thấp nhất là 1 triệu đồng/thiết bị thì mới mở khóa.
Cũng liên quan đến hành vi tống tiền người người sử dụng bằng cách ăn cắp mật khẩu iCloud, CAQ Nam Từ Liêm, Công an TP Hà Nội cũng đã bắt giữ 3 thanh niên có hành vi cưỡng đoạt tài sản với thủ đoạn tương tự. Quá trình điều tra đã làm rõ các đối tượng này mở một cửa hàng sửa chữa ĐTDĐ tại quận Hà Đông. Khi một khách hàng mang điện thoại iPhone 5 đến cài đặt phần mềm chúng đã nhập tài khoản iCloud của mình vào điện thoại của khách để chiếm quyền kiểm soát. Sau nhắn tin tới điện thoại của khách hàng với nội dung: "Iphone này đã bị mất, liên hệ số máy 0169....". Để sửa tài khoản iCloud chúng yêu cầu khách hàng phải chi ra 2 triệu đồng.
Bảo vệ tài khoản của mình
Theo ông Phan Anh Tuấn chuyên gia về Công nghệ thông tin của Công ty Acatel, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc người sử dụng bị chiếm đoạt mật khẩu iCloud mà đa phần đều xuất phát từ sự chủ quan của người sử dụng. Có nhiều người sau khi mua máy tại các cửa hàng thường nhờ ngay nhân viên kích hoạt máy và tạo Apple ID giúp. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc bị đánh cắp tài khoản. Anh Tuấn cho biết, trong trường không biết cách tạo, có thể nhờ nhân viên cửa hàng hướng dẫn nhưng nhất thiết chủ máy phải là người điền các thông tin như mật khẩu, E-mail, câu hỏi bí mật. Hoặc sau khi nhờ người khác tạo xong, nên đổi lại mật khẩu và quan trọng nhất là thay câu hỏi bí mật vì đây chính là chìa khóa để có thể thay đổi mật khẩu cho tài khoản.
Ông Phan Anh Tuấn cho biết: Một số người sợ mình quên mật khẩu nên thường ghi ra giấy, lưu trên tin nhắn điện thoại, lưu trên note trong điện thoại. Sẽ không sao nếu các thiết bị này chỉ được sử dụng "chính chủ" hay không bị thất lạc. Tuy nhiên, vẫn có những nguy cơ rò rỉ thông tin và từ đó việc bị đánh cắp tài khoản hoàn toàn có thể xảy ra. Cũng do sợ quên mật khẩu, nên người dùng thường sử dụng chung một mật khẩu cho các loại tài khoản của mình, từ Yahoo, Facebook...
Việc này sẽ giúp đơn giản hóa việc đăng nhập và ghi nhớ nhưng chỉ cần một tài khoản nào đó bị đánh cắp thì kẻ gian sẽ dễ dàng vào được các tài khoản khác. Ông Tuấn cho biết, thêm một thủ đoạn mới được các đối tượng sử dụng, đó là mới đây, một số người dùng iPhone đã nhận được tin nhắn iMessage từ một địa chỉ E-mail có đuôi iCloud.com. Qua tin nhắn, kẻ giả danh giả mạo đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Apple, tìm cách lừa lấy mật khẩu iCloud đăng nhập của người dùng. Thông tin đi kèm trong tin nhắn, kẻ giả mạo muốn điều hướng người dùng đến địa chỉ có tên miền apps-apple.com. Qua đó, rất có thể người dùng sẽ bị buộc đăng nhập tài khoản iCloud, từ đó sẽ bị đánh cắp mật khẩu. Nếu như nhận được bất cứ tin nhắn nào như trên, tuyệt đối không mở liên kết đính kèm. Việc cần làm tiếp theo là thay đổi mật khẩu tài khoản iCloud càng sớm càng tốt.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dùng thiết bị máy tính, điện thoại thông minh cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ cách sử dụng thiết bị cũng như cách bảo mật tài khoản của mình, tránh lộ lọt tài liệu cá nhân và bảo vệ tài sản. Người sử dụng thiết bị tuyệt đối không để lộ thông tin tài khoản, mật khẩu iPhone, iPad trên diễn đàn, trên mạng (đặc biệt mạng xã hội), hay nơi công cộng... Hạn chế cài lại máy tại những nơi thiếu uy tín vì họ có thể tạo iCloud sau đó để dưới dạng ẩn, chủ nhân không thể biết. Nên cố gắng tự cài phần mềm hoặc khi đi cài thì đặt mật khẩu giới hạn cho máy. Thợ kỹ thuật khi cài game hỏi mật khẩu Apple ID, iCloud thì tuyệt đối không nên cho. Người dùng không nên chia sẻ địa chỉ iCloud của mình cho nhiều người, thường xuyên đặt lại password, khi tham gia các website nên dùng các mật khẩu khác nhau để tránh tình trạng hacker có thể dò ra tài khoản, mật khẩu.
Theo Thu Huệ
An ninh thủ đô
"Kịch bản lừa" từ "chợ" thẻ ATM, CMND cũ Chắc hẳn với nhiều người, khi đọc những dòng quảng cáo "Thu mua thẻ ATM, chứng minh nhân dân (CMND) với giá cao" trên mạng xã hội sẽ đặt ra câu hỏi: "Mua những thứ đấy để làm gì?" mà không thể ngờ mình đã vô tình tiếp tay cho âm mưu tội phạm. Dù cho dù người sử dụng thẻ là bất...