Ma trận tỷ phú Thái trên đất Việt
Đối thủ trên thế giới giờ đây coi các tỷ phú Thái Lan như những người thâu tóm có sức mạnh ghê gớm trong rất nhiều lĩnh vực. Và họ đang càn quét thị trường Việt Nam.
Thâu tóm “phần cứng”, tạo dựng “phần mềm”
Tos Chirathivat, 50 tuổi, con trai út của tỷ phú Samrit Chirathivat, người sáng lập Central Group đã chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tập đoàn này.
Nhiều nhà bán lẻ Thái Lan, như Central Group, ThaiBev đang đẩy mạnh thâm nhập thị trường Việt Nam
inh doanh của Central Group trải dài từ bán lẻ, thực phẩm, tới bất động sản, khách sạn. Năm 2014, tổng doanh số của Central Group đạt 270 tỷ baht (8,26 tỷ USD), tăng 19,3% so với năm 2013.
Sáp nhập và mua lại (M&A) là một chiến lược quan trọng để Tos Chirathivat mở rộng thị trường. Điển hình, năm 2011, Central Group chi 10 tỷ baht mua lại các cửa hàng bách hóa sang trọng của La Rinascente (Italy).
Năm 2010 – 2011, Trung Quốc là thị trường nước ngoài đầu tiên mà tập đoàn này đầu tư khi mở các cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại và hiện có 3 chi nhánh ở đó. Tuy nhiên, kết quả không được như kỳ vọng.
Tos Chirathivat cho rằng, thị trường Trung Quốc tuy có dân số đông, nhưng quá nhiều trung tâm mua sắm lớn và khách hàng không trung thành, nên ông chuyển hướng sang Đông Nam Á.
Trong năm 2014, Robins Department Store của Central Group đã có 2 điểm ở Hà Nội và TP.HCM.
Ông Tos Chirathivat đang kỳ vọng mức tăng trưởng ở thị trường Việt Nam sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của Central Group.
Biết nắm bắt thời cơ, thực hiện thương vụ nhượng quyền và thâu tóm các thương hiệu là bí quyết thành công của Central Group. Tos Chirathivat từng khẳng định, Central Group là một trong số ít nhà bán lẻ đa tầng trên thế giới, thâu tóm doanh nghiệp từ nguồn cung cấp hàng hóa cho tới hệ thống cửa hàng bán lẻ, sau đó tạo nên một phong cách tiêu dùng đặc trưng.
Đó là điểm cốt yếu trong chính sách xuyên suốt của Central Group.
Trước khi đặt bước tiến lớn vào thị trường nào, Central Group cần tìm một đối tác địa phương. Tại thị trường Việt Nam, ở mảng chuỗi siêu thị, cửa hàng bánh hóa, tập đoàn này đã đàm phán mua lại chuỗi của doanh nghiệp Việt Nam. Riêng ở chuỗi bán lẻ chuyên biệt, Central Group thông qua Công ty thành viên Power Buy mua 49% cổ phần Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) – đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim. Thương vụ này, Nguyễn Kim được định giá 200 triệu USD.
Video đang HOT
Đại diện truyền thông của Central Group tại Việt Nam cho biết, cuối tháng này, hai bên sẽ chính thức công bố với các đối tác kinh doanh tại Việt Nam về việc thay đổi nhân sự cấp cao và chiến lược kinh doanh trong vòng 5 năm tới. Cụ thể, Tổng giám đốc
Central Group Việt Nam Philippe Broianigo sẽ kiêm luôn Tổng giám đốc điều hành tại Nguyễn Kim, trong khi ông Nguyễn Văn Kim vẫn nắm vai trò Chủ tịch HĐQT.
Nguyễn Kim có 21 siêu thị điện máy trên cả nước. Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3/2014, Công ty đạt doanh số bán hàng hơn 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng. Còn Power Buy đang có 80 cửa hàng bán lẻ điện máy, điện tử tại Thái Lan.
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của Thapana Sirivadhanabhakdi, 39 tuổi, con thứ tư của ông trùm Charoen Sirivadhanabhakdi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn đồ uống ThaiBev. ThaiBev đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực bia, đồ uống không cồn và các doanh nghiệp thực phẩm, thông qua các công ty con như Oishi Group, Sermsuk, Berli Jucker (BJC), Siam, F&N.
Trong đó, BJC có hứng thú với lĩnh vực phân phối, bán lẻ. Ông Charoen Sirivadhanabhakdi từng theo đuổi mua
Carrefour ở Thái Lan cách đây vài năm, nhưng thất bại. Sau đó, ông tính chuyện mua chuỗi Tesco Lotus ở Thái Lan. Và cuối cùng lại mua Metro Cash & Carry Việt Nam.
Thương vụ này đang bị các cổ đông nhỏ lẻ phản đối, nhưng TCC Holding Company Limited (TCC) – cổ đông lớn nhất của BJC sẽ mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam. TCC đang tiếp tục đàm phán với đối tác bán về việc mua lại phần vốn và tìm kiếm sự đồng thuận trong các điều kiện mới phát sinh.
Năm 2013, BJC chi 32 triệu USD mua 65% cổ phần Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở Hà Nội – một tên tuổi ít người biết đến, nhưng có mối quan hệ với 200 nhà phân phối, 2.500 nhà bán buôn và hàng chục ngàn nhà bán lẻ tại các chợ truyền thống. Ngoài ra, Charoen Sirivadhanabhakdi đã trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi đã có Tập đoàn Charoen Pokphand (C.P Group) của tỷ phú Dhanin Chearavanont. C.P Group là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về thức ăn chăn nuôi, người nuôi tôm lớn và nhà sản xuất thịt gia cầm lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2013 của C.P Việt Nam đạt hơn 1,8 tỷ USD.
Nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị 3F (Feed – Thức ăn/ Farm – Chăn nuôi/ Food – Thực phẩm), C.P Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hệ thống bán lẻ thực phẩm trên toàn quốc.
Còn ở lĩnh vực vật liệu xây dựng thì có SCG. Năm 2012, The Lawaplastic Industries (Saraburi) thuộc SCG đã mua 20% cổ phần của Nhựa Bình Minh và 23% cổ phần Nhựa Tiền Phong (với tổng giá trị 900 tỷ đồng), mua 85% cổ phần Prime Group (gần 5.000 tỷ đồng).
Chiếm kênh phân phối để thôn tính thị trường
Trong 8 năm qua, đã có khoảng 50 hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm có khoảng 6 hội chợ tại Hà Nội và TP.HCM.
Sự xuất hiện hàng Thái ở các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam được cho là nhạy bén, khi hàng Trung Quốc đang mất dần vị thế.
Bà Võ Như Loan, 56 tuổi ở đường Lê Duẩn (Hà Nội) chia sẻ: “Chất lượng hàng tiêu dùng Thái Lan không tốt bằng Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, nhưng rõ ràng tốt hơn hẳn hàng Trung Quốc và Việt Nam, trong khi giá cả chỉ nhỉnh hơn đôi chút, nên tôi chọn hàng Thái Lan”.
Dĩ nhiên, đây chỉ là một trong những lý do thiên thời, địa lợi, nhân hòa để doanh nghiệp Thái Lan nhảy vào Việt Nam với tâm thế càn quét mạnh trên các lĩnh vực như vậy. Nhưng suy cho cùng, cuộc chiến hội nhập giờ không còn nằm ở vũ khí tài chính, mà phải chiếm lĩnh các kênh phân phối. Việc tổ chức hội chợ bán lẻ hàng Thái Lan mỗi năm vài lần như vậy sẽ giúp họ nhanh chiếm được kênh bán hàng truyền thống ở Việt Nam.
Trong khi đó, ở kênh phân phối, bán lẻ hiện đại đa tầng như các trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị cửa hàng tiện lợi đã có các tập đoàn, công ty lớn dưới quyền kiểm soát của các tỷ phú. Đầu tiên, Công ty BJC (TCC) mua Metro Cash & Carry là kênh bán sỉ và mua Familymart của Tập đoàn Phú Thái là kênh bán lẻ, tiện lợi. Central Group mua Nguyễn Kim để sở hữu kênh bán lẻ điện máy chuyên biệt. Cuối cùng, Central Group tự mở trung tâm mua sắm hiện đại Robins Department Store ở Hà Nội và TP.HCM để phân phối hàng tổng hợp.
Giới tư vấn chiến lược cho rằng, nếu người Thái chiếm được kênh phân phối có nghĩa là họ chiếm được thị trường, bởi khi sản phẩm hàng hóa không bán được thì có thể thay bằng sản phẩm khác, nhưng hệ thống phân phối thì luôn phải duy trì.
“Người Thái đã đi rất thông minh, vì nếu dùng tài chính, họ không chơi lại được với người Mỹ, Singapore, nên họ chọn việc thâm nhập thị trường Việt Nam bằng kênh phân phối. Giới kinh doanh Thái Lan cho rằng, với sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), thị trường sẽ không thuộc riêng của đất nước nào”, ông Robert Trần, Tổng giám đốc khu vực châu Á và Mỹ của Tập đoàn tư vấn chiến lược Robeny (Canada) nhận định.
Theo Anh Hoa
Đầu tư
Tăng 9 lần phí visa, lỗi tại ai?
Sự "thờ ơ" với chính sách của cơ quan chức năng ngành du lịch đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành và ngay chính bản thân cơ quan này cũng tỏ ra bất ngờ với quy Luật nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam mới được thực hiện từ 1/1/2015.
Theo đó, khách quốc tế đến bằng tàu biển muốn vào nội địa du lịch theo tour của công ty trong nước phải xin thị thực nhập cảnh chứ không phải là xin giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam như trước. Với quy định mới, du khách phải tốn thời gian làm thủ tục xin visa và tốn phí nhiều hơn 9 lần, từ 5 đô la Mỹ (USD) lên 45 USD mỗi người.
Quy định mới được đưa ra đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tỏ ra hết sức lúng túng. Chỉ một ngày sau khi quy định có hiệu lực, để làm thủ tục cho 2.318 du khách Đức vào du lịch VN trên tàu Aida Sol, Công ty du lịch Tân Hồng (TP.HCM) đã phải huy động toàn bộ nhân viên ra hỗ trợ thủ tục và trải qua hơn 10 giờ mới hoàn tất thủ tục.
Tiếp sau đó, tại Quảng Ninh, ngày 7.1, để làm thủ tục cho hơn 500 du khách quốc tế A.QUEST nhập cảnh vào Việt Nam, cơ quan chức năng đã phải huy động trên 20 nhân sự để hoàn tất các thủ tục cho khách. Tuy nhiên, cũng phải mất trên 3 tiếng, các lực lượng chức năng mới hoàn thiện thủ tục. Trong khi trước đó, với lượng khách này họ chỉ cần tới 4-5 người với thời gian thực hiện khá nhanh. Quy định mới có hiệu lực đúng vào thời điểm Hạ Long bắt đầu vào mùa du lịch tàu biển.
Trước tình hình này, ngày hôm qua Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp bàn với các bộ ngành liên quan để tìm biện pháp tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục nhập cảnh đối với khách du lịch tàu biển với sự tham gia của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An nhiều doanh nghiệp lữ hành.
Với quy định mới, du khách phải tốn thời gian làm thủ tục xin visa và tốn phí nhiều hơn 9 lần, từ 5 đô la Mỹ (USD) lên 45 USD mỗi người.
Trả lời báo giới mới đây, ông Nguyễn Quý Phương (vụ trưởng Vụ lữ hành - Tổng cục Du lịch) cho rằng Bộ VH-TT&DL có nhận được văn bản yêu cầu đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân Tổng cục Du lịch không nhận được bất cứ thông tin gì về đóng góp ý kiến mãi đến cuối tháng 12-2014 mới nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an yêu cầu triển khai quy định này.
Tìm hiểu thực tế, chúng tôi được biết, theo quy định, mọi công dân nước ngoài di chuyển trong lãnh thổ Việt Nam đều phải có Visa hoặc thị thực. Dự thảo đã được Bộ Văn hóa đồng ý và cũng được gửi tới Tổng cục Du lịch lấy ý kiến. Tuy nhiên lúc đó cơ quan này không có sự phản hồi. Chính vì thế, Luật vừa ban hành thì chúng ta không thể sửa và vẫn phải làm đúng luật.
Trả lời báo giới, sau buổi họp với Chính phủ, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL cho rằng, sau buổi họp này TCDL đã có cam kết về việc tìm cách khắc phục những hạn chế đối với du khách tàu biển khi cập bến tham quan Việt Nam.
Cũng theo nhận định của nhiều doanh nghiệp lữ hành thì lượng khách tàu biển đến Việt Nam thời gian tới sẽ là cứu cánh cho họ trong bối cảnh khó khăn. Nhưng quy định mới cho việc nhập cảnh cho khách tham quan đã gần như dập tắt hy vọng này của những người làm du lịch.
Trong khi đó, ngay sau buổi họp này một số ý kiến cho rằng, để tháo gỡ khó cho doanh nghiệp vấn đề mấu chốt ở chỗ là làm thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đón khách thuận lợi hơn. Có thể chúng ta sẽ hạ mức phí visa bởi mức phí 45 USD là quá cao và sẽ cho phép dùng visa rời và tiến hành làm mọi thủ tục visa ngay từ trước khi tàu cập bến để không làm mất thời gian của khách.
Như vậy có thể thấy rằng, việc thực hiện quy định mới trong việc nhập cảnh cho khách tàu biển đã gây khó khăn cho ngành du lịch.
Hoạt động du lịch biển đang được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Trước đó, cách đây không lâu, người đứng đầu ngành ngành du lịch Việt Nam đã đề xuất với bộ trưởng du lịch 5 nước là Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma kiến nghị lên lãnh đạo cấp cao 5 nước có ý kiến chỉ đạo quyết liệt vấn đề này nhằm tiến tới một ACMECS có 1 visa chung. Tuy nhiên cho tới nay vấn đề cốt lõi là một thị thực chung cho năm nước chưa được thực hiện
Thực tế, so với các quốc gia trong khu vực lợi thế đường biển ở Việt Nam hơn hẳn. Có lẽ vì thế, mới đây hãng tàu Princess Cruises đã giới thiệu 8 tour du ngoạn Đông Nam Á bằng tàu du lịch cao cấp Sapphire Princess đến thị trường Việt Nam. Hải trình Princess Cruises Đông Nam Á đi qua 7 nước với 16 bến cảng tại Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Brunei. Thời gian thực hiện các hải trình trên được thực hiện trong vòng bốn tháng từ tháng 11-2014 đến tháng 2-2015.
Hiện, hoạt động du lịch biển đang được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Hữu Thắng - Thu Hà
Theo Dantri
Cắt giảm chi trả thuốc chữa ung thư, bệnh nhân nghèo khốn đốn? Từ 1/1/2015 quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực, sẽ có nhiều loại thuốc ung thư bị cắt giảm khỏi danh sách chi trả của quỹ BHYT. Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm mức chi trả, từ 100% xuống còn 30 - 50%. Trước lo lắng của nhiều người bệnh về việc chi trả cho chi...