Ma trận trạm thu phí
Tại các cửa ngõ TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, sự tồn tại dày đặc của trạm thu phí (TTP) khiến tài xế, các công ty vận tải vô cùng bức xúc.
Từ trung tâm TP.HCM, muốn ra khỏi TP, trước hết phải qua TTP cầu Bình Triệu 1. Vừa ra khỏi địa phận TP.HCM đi theo hướng quốc lộ (QL) 13 là “đụng” ngay trạm thu phí Vĩnh Phú – trạm đầu tiên của tỉnh Bình Dương, chỉ cách TTP cầu Bình Triệu 9 km. Ở trạm này, lưu lượng xe khá đông nên dù giữa trưa nhưng nhiều xe phải xếp hàng dài chờ đến lượt mua vé qua trạm. Tiếp tục chạy thẳng, chưa đầy 30 km, đến gần khu du lịch Đại Nam lại gặp tiếp một TTP nữa.
Trạm thu phí dày đặc gây nên cảnh ùn ứ giao thông thường xuyên – Ảnh: T.Đ – H.N
Từ ngã ba cầu Phú Long, nếu không đi thẳng mà quẹo phải về huyện Dĩ An, Bình Dương sẽ gặp ngay TTP Lái Thiêu (ấp Đông Ba, xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương), trạm này cách trạm Vĩnh Phú chưa đầy 3 km. Còn theo QL13 đến ngã tư Sở Sao, rẽ phải về Bình Phước lại tiếp tục gặp thêm vài TTP nữa. Anh Nguyễn Cường, lái xe cho một công ty vận tải tại TP.HCM có chi nhánh tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước, than thở: “Từ TP.HCM đi Đồng Xoài khoảng hơn 100 km mà có đến 5 trạm thu phí, cả đi và về mất gần 200.000 đồng phí. Thật vô lý”.
Sơ đồ trạm thu phí dày đặc tại khu vực Bình Dương – Biên Hòa, Đồng Nai – Ảnh: T.Đ – H.N
Nhưng về mật độ dày đặc TTP phải kể đến tuyến QL1K. “Qua khỏi trạm Lái Thiêu, tiến về hướng QL1K sẽ gặp một “ ma trận” TTP”, tài xế tên Bằng chạy xe container từ QL13 về Tân Vạn nói với chúng tôi. Quả đúng như vậy, cách trạm Lái Thiêu 10 km, trước khi vào QL1K, lái xe phải giáp mặt với TTP Bình Thung (P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương). Chạy thêm 2 km đến QL1K, sẽ gặp 2 trạm nữa cùng mang tên TTP QL1K. Hai trạm này đều nằm trên QL 1K nhưng cách nhau chưa đầy 2 km, một đặt ở ấp Đông, xã Đồng Hòa, Dĩ An, Bình Dương, một tại phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Như vậy, dù rẽ trái (chạy về Biên Hòa) hay rẽ phải chạy về cầu vượt Sóng Thần cũng đều bị “dính” TTP. Nếu không về Sóng Thần hay Biên Hòa mà chạy thẳng về Tân Vạn theo đường ĐT743C thì cách QL1K chưa đầy 3 km sẽ gặp trạm Bình Thắng (thuộc xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương). Trong bán kính chưa đầy 3 km đã có 4 TTP bủa vây, “có chạy đằng trời cũng không thoát”, lái xe Bằng nói.
Video đang HOT
Anh Hồ Thanh Tùng, tài xế xe container chạy tuyến cảng Bình Dương – TP.Thủ Dầu Một, nói: “Cánh tài xế ai cũng ngán ngẩm vì đi một đoạn đường ngắn lại phải trả tiền phí. Trả tiền đã khổ, khổ hơn là cảnh chen chân chờ mua vé qua trạm. Chúng tôi chở hàng, chỉ mong đưa hàng về sớm, nhưng rơi vào giờ cao điểm, các TTP này ùn ứ xe, đợi chờ rất lâu, rất mệt”.
Khoản 3, điều 1, mục I, phần II, Thông tư 90 Bộ Tài chính ngày 7.9.2004 quy định: Đối với các đoạn đường bộ bắt đầu thu phí phải bảo đảm khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường có độ dài tối thiểu là 70 km.
Trường hợp cá biệt, đoạn đường bộ không bảo đảm khoảng cách giữa hai trạm thu phí tối thiểu 70 km thì Bộ GTVT hoặc HĐND cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính, nêu rõ lý do đề nghị thu phí, kèm theo đề án thu phí (gồm: phương thức đầu tư, độ dài và chất lượng đường, việc xây dựng trạm thu phí và các điều kiện bảo đảm công tác tổ chức thu phí, dự kiến mức thu và căn cứ xác định mức thu…) để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Theo Thanh Niên
Xe quá tải ùn ùn né trạm
Hàng loạt xe quá tải chở hàng cao ngất rẽ vào các con đường trong khu dân cư để né trạm cân Dầu Giây
Cả ngày lẫn đêm, xe quá tải chui vào đường Hùng Vương sát nách Trạm cân Dầu Giây để né trạm nhưng không thấy CSGT xử phạt
Trạm cân Dầu Giây vốn từ lâu đã xảy ra lắm chuyện tai tiếng, thời gian gần đây, cánh tài xế xe tải lại dễ dàng né trạm.
"Ma trận" đường vòng
Nằm trên Quốc lộ 1A, ngay cửa ngõ phía Bắc của thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom - Đồng Nai, Trạm cân Dầu Giây vốn luôn tấp nập dòng xe tải, xe khách từ Nam ra Bắc và ngược lại. Thế nhưng nhiều ngày nay, lượng xe tải bỗng dưng "vắng bóng" một cách lạ thường. Hầu hết những xe chở hàng cao ngất có dấu hiệu quá tải đều "bò" vào các con đường trong khu dân cư để vượt trạm nhằm tránh bị xử phạt.
Ngày 19-7, chúng tôi bám theo một số xe tải chạy hướng TPHCM - Bình Thuận. Đường đông, cánh tài xế cho xe dồn lại thành một hàng dài, khi đến giữa thị trấn Trảng Bom, đột nhiên cả đoàn rẽ sang phần đường ngược lại, chạy ngược chiều một đoạn ngắn rồi chui vào đường Hùng Vương nằm trong khu dân cư. Đoàn xe nối đuôi chạy ầm ầm qua các khúc đường dân sinh giờ đã bị hư hỏng nhiều. Qua hai hoặc ba lần quẹo phải, những xe này đã thoát ra ngay đầu phía bên kia trạm cân. Cả quá trình này mất chưa đầy 10 phút. Ở chiều ngược lại cũng tương tự, xe quá tải từ Bắc vào Nam chỉ việc quẹo phải vào Quốc lộ 22, sau đó men theo đường Sóc Lu rồi chui ra Quốc lộ 1A ở đoạn thuộc thị trấn Trảng Bom.
Còn có một con đường khác để những dòng xe quá tải vượt trạm là đoạn đi vào khu du lịch thác Giang Điền. Tại vị trí này, xe chạy theo chiều Nam - Bắc chỉ việc quẹo phải, lần theo Xã lộ 25 vào đường xã Đồi 61 ngay sau đó chui ra Quốc lộ 1A. Theo người dân, khi CSGT đi tuần trong các tuyến đường dân sinh này thì xe tải đi vào các con đường đất đỏ, thậm chí luồn lách trong các lô cao su rồi chui ra Quốc lộ 1A.
Vượt "ải" quá dễ!
Tình trạng xe lách Trạm cân Dầu Giây diễn ra thời gian gần đây làm đường sá trong khu dân cư hư hỏng, tiếng xe chạy ầm ầm suốt ngày đêm khiến người dân mất ăn mất ngủ. Theo quan sát của chúng tôi, việc né trạm diễn ra về đêm nhiều hơn ban ngày. Thường cánh tài xế cho xe lách trạm vào khoảng thời gian từ 17 giờ đến 2-3 giờ sáng hôm sau. Thỉnh thoảng, người dân cũng chứng kiến những hiện tượng bất thường như ở một khúc đường, một tốp CSGT đứng nói chuyện, cách đó không xa, từng đoàn xe tải cứ việc nối đuôi nhau nằm ì. Tài xế mắc võng ngủ hoặc lúi húi... sửa xe, chờ khi CSGT đi khỏi, đoàn xe lại tiếp tục hành trình.
Theo phản ánh của nhiều người dân, giải quyết triệt để tình trạng này không quá khó. Chẳng hạn việc luồn lách của xe tải vào khu dân cư là "muôn hình vạn trạng", tuy nhiên cuối cùng tất cả những xe này đều chui ra ở hai, ba điểm thuộc Quốc lộ 1A sát ngay hai "nách" Trạm cân Dầu Giây. "Họ cố tình không xử lý, chứ chỉ cần lập một barie hoặc vài tốp công an chốt chặn ở các cửa ngõ vào khu dân cư thì xe vi phạm có chạy đằng trời" - một người dân nói.
Ngày 19-7, chúng tôi tìm gặp các cán bộ của Trạm cân Dầu Giây để tìm hiểu thêm về tình trạng xe quá tải né trạm. Một vị trạm phó nói: "Chúng tôi không tiếp báo chí, ở đây xe qua thì cân đo chứ không liên quan đến việc xe trốn trạm gì cả!". Còn ông Phan Mậu Khởi, Trạm trưởng Trạm cân Dầu Giây, thừa nhận: "Hằng ngày có hàng trăm xe né trạm đi vào các con đường xung quanh trạm cân nhưng chưa có biện pháp nào để giải quyết dứt điểm".
Theo ông Phạm Quang Ánh, Phó Tổng Giám đốc Khu Quản lý Đường bộ VII, đơn vị quản lý Trạm cân Dầu Giây, trách nhiệm xử lý tình trạng xe né trạm thuộc về CSGT. Còn ông Ngô Văn Chiến, Trưởng Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai, cho biết: "Việc giải quyết tình trạng này đã được giao cho Công an huyện Trảng Bom toàn quyền xử lý, phòng CSGT tỉnh chỉ có trách nhiệm phối hợp xử lý giao thông trong hệ thống điều hành của trạm cân mà thôi!".
Quá tai tiếng! Nhiều năm nay, tại Trạm cân Dầu Giây liên tục xảy ra nhiều vụ việc lùm xùm, trong đó có nhiều vụ đã bị cơ quan chức năng xử lý, như: "Làm luật" tài xế; trạm cân liên tục trục trặc; không thể phát hiện xe quá tải; tài xế gây náo loạn tại trạm cân... Trong khi đó, giới tài xế xe tải cũng luôn dùng nhiều chiêu trò để vượt qua "ải" này. Những lùm xùm đó đã khiến Nhà nước bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng do đường sá hư hại, tai nạn giao thông tăng vọt... Trạm cân này cũng từng bị đề nghị dừng hoạt động hoặc di dời địa điểm nhưng sau đó vẫn tiếp tục hoạt động.
Theo NLD
Hà Nội: Dẹp đầu gấu bến xe, "trảm" hàng loạt phương tiện Hàng loạt phương tiện và nhóm bảo kê "đội lốt" nhân viên điều hành của một số doanh nghiệp vận tải vừa bị xử lý vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây mất trật tự công cộng và ATGT tại bến xe Gia Lâm (Hà Nội). Thuê đầu gấu... đón khách Tình trạng một số doanh nghiệp vận tải hành khách...