“Ma trận thông tin”
Nhà báo điều tra giàu kinh nghiệm người Mỹ Robert Perry có bài viết về “ma trận thông tin”, cho rằng báo chí Mỹ nhiều lần xào xáo thông tin để “đánh lận con đen” từ cuộc chiến tranh Iraq đến tình hình Ukraine hiện nay.
Những người biểu tình quá khích ở Ukraine giương biểu ngữ
tôn vinh nhân vật gây tranh cãi Stepan Bandera
Theo nhà báo Robert Perry (nhà báo điều tra nổi tiếng từng phanh phui vụ Iran Contra được xếp là 1 trong 10 vụ tai tiếng chính trị lớn nhất 50 năm qua), nhờ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trên thế giới, là ngôn ngữ chính trên Google, Yahoo, Internet… nên báo chí Mỹ luôn có thể tạo ra những luồng tin khiến độc giả thế giới dễ bị cuốn vào “ma trận thông tin”. “Ma trận” này có thể thấy từ cuộc chiến tranh Iraq lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003 đến diễn biến tình hình tại Ukraine hiện nay.
Không chỉ người dân Mỹ mà dư luận khắp thế giới từng bị “quả lừa” do báo chí Mỹ dẫn lời các quan chức chính quyền nước này tuyên truyền rằng chính quyền Saddam Hussein sở hữu nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính quyền Mỹ sau đó đã lấy đó làm cái cớ để phát động cuộc chiến tranh lật đổ chính quyền Saddam Hussein, một chính quyền chống đối lợi ích lâu dài của Mỹ tại khu vực Trung Đông chiến lược và giàu có.
Video đang HOT
Thế nhưng, sau khi chế độ Saddam Hussein bị lật đổ và Mỹ dựng lên một chính thể mới tại Iraq thì tất cả mới ngã ngửa ra rằng “vũ khí hủy diệt hàng loạt” chỉ là một thứ được dựng lên để tạo cớ phát động chiến tranh. Song cái giá phải trả cho cuộc chiến này quá đắt, với Mỹ là gần 4.500 lính Mỹ đã chết và chiến phí hơn 1 nghìn tỷ USD, còn đối với Iraq là đất nước bạo lực và mất ổn định cho tới tận ngày hôm nay.
Đến tình hình Ukraine thì không ít kẻ cực đoan, phát xít giương biểu ngữ tôn vinh Stepan Bandera – một nhân vật người Ukraine theo phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 và từng gây ra các vụ thảm sát người dân Ba Lan và Do Thái – trong các cuộc biểu tình chống chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych đã được nhiều giới chức Mỹ công khai ủng hộ. Hay những tay súng bắn tỉa hạ sát hàng chục người biểu tình từng bị báo chí Mỹ vu cho là cảnh sát chính quyền Yanukovych lại là các tay súng được phe đối lập thuê để thổi bùng lên ngọn lửa chống đối.
Năm 2013, tờ Bưu điện Washington từng đưa tin rằng Carl Gershman, Chủ tịch Quỹ Quốc gia vì dân chủ (NED), rải 100 triệu USD/năm để bôi trơn ngòi bút và “đánh bóng bàn phím máy tính” của báo chí Mỹ, giúp các “nhà hoạt động dân chủ” nhằm mục đích gây bất ổn nội bộ những chính phủ mà Nhà Trắng thấy gai trong mắt. NED được thành lập năm 1983 và được cho có quan hệ với Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thực hiện “các nhiệm vụ bí mật”.
Trước nhà báo Robert Perry, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange khi phát biểu tại một hội nghị thường niên về các vấn đề do thám toàn cầu và tính riêng tư đầu tháng 4 này đã cho rằng cần phải có một cơ sở hạ tầng Internet độc lập cho các nước để duy trì chủ quyền nhằm chống lại sự kiểm soát của Mỹ đối với đa số các phương tiện thông tin, liên lạc hiện nay. Theo ông Assange, tin tức đang ngập tràn về vụ Nga sáp nhập Crimea nhưng thực tế là liên minh tình báo “Năm Mắt” (được thành lập năm 1946 gồm Mỹ, Canada, New Zealand, Australia và Anh) mà chủ yếu là Mỹ, đang “sáp nhập” cả thế giới bằng việc sáp nhập các hệ thống máy tính và công nghệ thông tin, liên lạc để điều hành thế giới hiện đại.
Theo ANTD
Lo "mảnh vỡ" Ukraine
Cả Nga và Liên minh châu Âu (EU) đang đừng ngồi không yên trước việc đất nước Ukraine đang khủng hoảng và chia rẽ sâu sắc sau khi lật đổ chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych.
Người Ukraine không biết bao giờ mới dọn dẹp xong những đổ nát do mình gây ra
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton tuyên bố sẽ tổ chức thảo luận với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào tháng 3 tới ở thủ đô Rome của Italia. Cuộc gặp này dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6-3 với tâm điểm là cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay tại Ukraine, nơi mà cả phương Tây và Nga đang cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt.
Đây sẽ là cuộc gặp cấp cao nhất lần đầu tiên giữa EU và Nga sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych được cho là thân Matxcơva bị lực lượng chính trị thân phương Tây lật đổ tại Ukraine. Song cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Lavrov và bà Ashton không vì thế mà chỉ tập trung vào vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây bởi điều mà hai bên cùng lo ngại nhất vào lúc này là cuộc khủng hoảng tại quốc gia tách ra từ Liên Xô cũ đã vượt tầm kiểm soát.
Cuộc lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych thân Nga để đưa lực lượng chính trị ngả về phương Tây lên nắm quyền không hề mang lại ổn định, càng không thể hàn gắn chia rẽ quá sâu sắc giữa hai khuynh hướng chính trị tại Ukraine. Trong đó, nửa phía Tây Ukraine muốn dựa hoàn toàn vào phương Tây, còn phía Đông và phía Nam, trong đó có bán đảo Crimea, lại theo đuổi mối quan hệ hữu hảo với nước Nga.
Sự đối đầu giữa hai khuynh hướng chính trị trên đã làm bùng phát làn sóng biểu tình, bạo loạn dẫn tới lật đổ Tổng thống Yanukovych và nay lại tiếp tục châm ngòi cho cuộc xung đột mới tại Ukraine. Tin mới nhất ngày 27-2 cho biết, trong khi một nhóm tay súng khoảng 50 người chiếm và nắm quyền kiểm soát tòa nhà Quốc hội và tòa nhà Chính phủ ở nước Cộng hòa Tự trị Crimea thì xung đột đã nổ ra giữa những người biểu tình ủng hộ Nga và phương Tây đã làm ít nhất 1 người thiệt mạng và 20 người bị thương.
Bạo loạn nối tiếp xung đột giữa hai lực lượng chính trị ở Ukraine đã khiến không ít người lo sợ về nguy cơ nội chiến tại quốc gia này. Nội chiến và chia cắt Ukraine là điều không ai mong muốn và không ai được lợi, kể cả hai bên đang giành giật ảnh hưởng tại đất nước này là phương Tây và Nga.
Bên cạnh mối lo biến thành "điểm nóng" xung đột mới trong lòng châu Âu, Ukraine còn đứng trước nguy cơ sụp đổ về kinh tế. Hiện nước này đang nợ nước ngoài 73 tỷ USD và phải thanh toán khoản nợ 12 tỷ USD trong năm 2014 này.
Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế lâu nay, Ukraine hiện hoàn toàn không có khả năng trang trải các khoản nợ nước ngoài nên hoàn toàn phải trông đợi từ bên ngoài. Các quan chức chính phủ lâm thời Ukraine tuyên bố nước này cần 35 tỷ USD từ nay đến năm 2015 để tránh không bị phá sản song trong bối cảnh khủng hoảng nợ công hoành hành thì EU vừa không muốn vừa chẳng đủ lực để hứng "gánh nặng" tài chính của Kiev, nên muốn đẩy gánh nặng này về phía Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Mỹ và Nga.
Trong khi đó, IMF và Mỹ lại chưa hề đưa ra một cam kết trợ giúp tài chính mạnh mẽ nào. Nga trước đó đã cam kết tài trợ 15 tỷ USD cho Ukraine dưới thời Tổng thống Yanukovych chắc chắn sẽ xem lại khoản trợ giúp này khi một chính thể thân phương Tây lên cầm quyền.
Theo ANTD
Nga không dẫn độ Tổng thống bị lật đổ - Yanukovych Ngày 11-4, Tổng công tố Nga Yuri Chaika khẳng định nước này sẽ không dẫn độ Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovich của Ukraine về Kiev, bởi vì ông vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine. "Ông Yanukovych là Tổng thống chính thức và hợp pháp," ông Chaika nói và cho biết thêm rằng "không có cơ sở nào cho chúng...