Ma trận hàng giả đội lốt ‘đại hạ giá’ cuối năm
Hà Nội những ngày rét đậm, các mặt hàng quần áo ấm, chăn, ga “đắt khách” hơn bao giờ hết. Các mặt hàng gắn biển “đại hạ giá” cũng bắt đầu vào mùa làm ăn. Đằng sau giá bán rẻ bất ngờ ấy là không ít chiêu lừa tinh vi khách hàng khó nhận biết.
1001 chiêu lừa “đại hạ giá”
Những ngày này, đi ngang các phố lớn của Hà Nội, người đi đường dễ thấy đâu đâu cũng trưng biển quảng cáo với slogan hấp dẫn như “giá rẻ bất ngờ”, “đại hạ giá”, “xả hàng cuối năm”, “dốc hàng về quê ăn tết”… Để chọn được những sản phẩm đẹp, đúng giá trong “ ma trận” đại hạ giá ấy hoàn toàn không dễ. Nhưng rất nhiều người vẫn thích mua sắm tại các cửa hàng này vì đinh ninh mình có thể mua được hàng rẻ thật.
Nhiều cửa hàng đua nhau giảm giá vào dịp cuối năm.
Chiều ngày 17/1, tại một cửa hàng một giá đang treo biển “đại hạ giá” trên phố Khâm Thiên (Hà Nội) có khoảng 4,5 thanh niên đang hào hứng chọn áo khoác trong đống hàng còn mới cứng, nguyên tem nhập khẩu từ Trung Quốc với giá 200.000 đồng/chiếc.
Trong không gian xô bồ, người thả ra, người nhặt lại ấy, có một vị khách đã mua hàng trước đó mang chiếc áo khoác ra đổi tại quầy thanh toán với lý do hàng bị tuột chỉ phần lớp áo lót bên trong. Chủ tiệm kiêm quản lý niềm nở đổi cho khách, đồng thời không quên phân bua: “Chắc cả lô hàng bị “dính” một cái”. Người khách đi đổi áo tên Phong (Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn: Lúc mua anh đã ngắm nghía rất kỹ vậy mà… về nhà vẫn thấy hàng lỗi.
Tại một điểm xả hàng trong ngõ Giáp Bát, nhân viên bán hàng không ngừng quảng cáo: sản phẩm bày bán là hàng công ty xuất khẩu 100%. Tuy nhiên, trên thực tế khách khó mà chọn được chiếc áo ưng ý. Hầu hết áo khoác ở đây đều gắn mác của các thương hiệu khá nổi tiếng như May 10, Việt Hưng, Sài Đồng… giá cả đa dạng, phong phú với đủ loại từ 220.000 – 300.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, nhân viên bán quần áo của công ty Việt Hưng tại siêu thị BigC (Hà Nội) lại cho rằng: Hàng công ty bán niêm yết đúng giá ghi trên sản phẩm, thời gian này không có chính sách ưu đãi, giảm giá.
Cũng tương tự, shop Nh. trên phố Nguyễn An Ninh (Hà Nội) ngay lập tức thu hút khách qua đường bởi tấm biển hoành tráng “Dốc hết về quê ăn tết”… nhưng qua khảo sát của chúng tôi và nhiều khách hàng vào mua sắm, giá ở đây không “dốc hết” chút nào. Theo nhân viên bán hàng, mỗi sản phẩm chỉ giảm tối đa là 25.000 đồng, treo biển quảng cáo “hot” với mục đích thu hút thêm khách, chỉ một phần giảm giá thật trên từng sản phẩm.
Video đang HOT
Không chỉ mặt hàng quần áo, chăn ga gối đệm tại nhiều cửa hàng cũng treo biển thanh lý, giảm giá. Tại một showroom chăn ga gối đệm K. trên phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội, một số chiếc chăn được giảm giá tới 50% nhưng không nhiều khách chọn mua bởi sự thật: những chiếc chăn đó đều bị cũ, bụi hoặc lỗi chỉ.
“Treo đầu dê, bán thịt chó”?
Hớn hở vì mua được một bộ chăn ga với giá 1,3 triệu đồng, giảm giá tới 50%, chị Hà (Khương Trung, Hà Nội) mang về giặt thì thấy hàng phai màu không giống như hàng của hãng trước đó chị đã mua. Quá bực mình, chị tức tốc trở lại cửa hàng để hỏi nhân viên nhưng trả lời chị lại là một người bán khác và họ cũng bâng quơ theo kiểu “không biết”, “vì hàng đại hạ giá nên không đổi, không bảo hành”…
Không chỉ riêng mặt hàng chăn, ga, gối, nhiều người ham của rẻ mua hàng đại hạ giá về dùng phải “ngậm bồ hòn” vì hàng hóa nhanh chóng bị hỏng ngay hoặc gặp phải sự cố ngay sau đó.
Không ít khách hàng “nếm trái đắng” vì không cẩn thận khi chọn hàng giảm giá.
Anh Nguyễn Trường Anh (Tân Mai, Hà Nội) kể, anh vừa mua một chiếc áo phao có mác của công ty V.H với giá 350.000 đồng, trong khi các hàng khác đều trên 1 triệu đồng. Khi về giặt anh giật mình vì lớp chỉ trong đã bục và áo ngấm nước như một chiếc đệm nước, không thể vắt khô để phơi như những chiếc áo khác.
Trên đường vành đai 3, mặc dù bụi bẩn nhưng những hàng đại hạ giá quần áo, chăn, ga vẫn mọc lên nhan nhản. Những chiếc áo phao dính đầy bụi trắng được gắn mác của Trung Quốc vẫn thu hút khá nhiều người mua vì giá cả khá “mềm”. Người bán hàng mặc chính hàng của mình và quảng cáo “hùng hồn”: áo của anh đã mặc 3 năm nay mà vẫn còn “xịn”. Hàng nhìn không bắt mắt vì bụi chứ không phải hàng cũ.
Trong khi đó, một người bán giày ngay cạnh lại thì thầm: “Toàn hàng cũ họ gắn mác vào đấy, hàng mới làm gì có giá hơn 100.000 đồng/chiếc áo khoác”. Mỗi ngày anh ta bán ra hàng 30 chiếc áo như vậy với hàng giả hoặc hàng cũ thì cũng tương đương như vậy số khách hàng bị mắc lởm vì ham của rẻ.
Ngoài ra, một số cửa hàng lợi dụng treo biển “đại hạ giá” để lừa khách hàng bằng cách nhập các sản phẩm gia công, thậm chí là hàng đã qua sử dụng về bày bán lẫn với các sản phẩm giảm giá thực sự. Nếu người tiêu dùng không tinh, sẽ bị “hớ” ngay.
Chị Nguyễn Thị Hằng (Tôn Đức Thắng, Hà Nội) kể: “Có lần tôi vào một cửa hàng bán quần áo sản xuất tại Việt Nam hẳn hoi, về nhà đang phấn khởi vì mua được một cái áo hạ giá nhưng khi nhìn kỹ, tôi mới phát hiện là hàng nhái”. Nhiều lần mua hàng đại hạ giá, chỉ sau đó ít hôm đã nhận ra ngay chất lượng sản phẩm không như mình muốn, chị tự nhủ: Sẽ “cạch” hàng đại hạ giá, thanh lý vì phần lớn các cửa hàng chỉ “treo đầu dê, bán thịt chó”, bằng cách này hay cách khác “bịt mắt” người tiêu dùng.
Theo VTC
Màn trời chiếu đất giữa cảnh rét mướt
Từ 9-1, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường, tại Hà Nội nhiệt độ có lúc ở mức 7 độ C. Vậy mà, tại một số bệnh viện, nhiều người nhà bệnh nhân vẫn phải nằm ngoài trời trong cảnh rét mướt.
Lạnh... nhưng phải cố!
Có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai vào lúc 11 giờ tối 9-1, khi nhiệt độ xuống chừng 8oC, nhưng chúng tôi thấy nhiều người nhà bệnh nhân vẫn đứng, ngồi, nằm la liệt ở khuôn viên bệnh viện
Anh Nguyễn Lương Dũng nhà ở Mỹ Đình (Hà Nội) đang túc trực chăm mẹ điều trị bệnh trong khoa Tim mạch tâm sự: "Nhà ở gần nhưng tôi không dám về nhà vì bệnh tình của mẹ tôi đang trong cơn nguy hiểm. Ngồi ngoài này đến nửa đêm, đợi các bác sĩ nghỉ ca thì tranh thủ vào phòng ngủ ghé với bệnh nhân thôi, chứ lạnh thế này mà ngủ ngoài trời chết mất".
Cùng chung hoàn cảnh như anh Dũng, nhiều người ở lại chăm thân nhân cũng đang run lên vì lạnh quanh các gốc cây trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai. Nhiều người trong số họ tranh thủ ngả lưng ngay trên chiếc ghế sắt hay vỉa hè, gốc cây, trên người chỉ khoác mảnh chăn mỏng để đối phó với giá rét.
Anh Vũ Văn Hùng (quê xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) lên chăm anh trai nằm trong khoa Cấp cứu cho biết: "Hai chú cháu tôi phải thay nhau nằm ngoài trời thế này đã ba hôm nay rồi. Anh trai tôi bị bệnh tràn dịch phổi đang nằm cấp cứu nên trời có lạnh thế này chứ lạnh nữa chúng tôi cũng không dám dời chỗ này đi nửa bước. Biết là khổ vẫn phải cố chứ biết làm thế nào".
Tại Bệnh viện K (cơ sở 2), những ngày giá lạnh này vẫn la liệt người nhà bệnh nhân nằm ngoài hành lang, mái hiên bệnh viện. Anh Bùi Văn Nam, quê ở Lạc Sơn (Hoà Bình) đi chăm vợ cho hay: "Phòng bệnh nhân quá chật rồi, tôi không thể chen được nữa nên đành phải ra đây nằm". Cũng theo anh Nam, một vài người nhà bệnh nhân sức khoẻ kém, "mới chịu cảnh màn trời chiếu đất hai hôm đã lăn ra ốm, lại đi bệnh viện khác nằm. Khổ lắm...", anh Nam nói.
Không có chỗ ngủ, người nhà bệnh nhân vạ vật trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai với cái lạnh cắt da cắt thịt
Dịch vụ thuê giường ngủ đắt khách
"Hiện chúng tôi đã tìm nhiều phương án để hỗ trợ người nhà bệnh nhân, tuy nhiên khu nhà lưu trú bệnh viện cũng chỉ giải quyết tối đa cho khoảng 450 người. Vào những ngày rét buốt này, khu lưu trú cũng đã tiếp nhận hơn 600 người. Như vậy, không chỉ bệnh viện mà ngay cả nhà nội trú cho người nhà bệnh nhân cũng đang quá tải". Ông Phạm Thế Hùng - Trưởng đơn vị dịch vụ BV Bạch Mai
Theo ghi nhận của PV, thời tiết giá lạnh, kèm thêm mưa bụi vô tình đã làm cho các dịch vụ cho thuê chăn, giường và phòng... ở các bệnh viện trở nên "nóng" hơn bao giờ hết.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, nơi được đánh giá là có nhiều biện pháp để giải quyết chỗ ăn, ở cho người nhà bệnh nhân nhưng cũng bất lực và thừa nhận những cố gắng ấy chỉ như "muối bỏ biển". Hiện nay khu lưu trú cũng mới chỉ giải quyết được khoảng 10% số lượng người nhà bệnh nhân có nhu cầu, số còn lại vẫn phải "tự túc", nghĩa là ra nằm tại các gốc cây quanh bệnh viện.
Chị Lê Thị Dung - một người bán nước chè dạo trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời là chủ một nhà trọ cho biết: "Ngày thường ngoài sân này đông người nhà bệnh nhân nằm lắm, giờ thời tiết lạnh nên họ lánh đi tìm chỗ ngủ hết rồi. Nhà chị có cho thuê giường chiếu, mỗi tối chỉ mất 20.000 đồng/người thôi. Không thuê nhanh, tý là hết đấy".
Anh Lê Viết Doanh, quê Thanh Hoá ra trông vợ mổ sọ não cho biết: "Mấy hôm trước tôi toàn ngủ ngoài này, nhưng hai hôm nay trời lạnh quá nên phải lén vào ngủ dưới đất của phòng bệnh nhân. Tôi cũng đăng ký ở nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân nhưng các bác sĩ báo là đã hết giường nên đành chịu".
Theo Dân Việt
Teen đề phòng chiêu khuyến mãi mùa Giáng sinh "Tuần lễ giảm giá 50 - 70%", "quà tặng Noel siêu hấp dẫn", "Mua 1 áo, tặng 1 quà"... là những chiêu thức các cửa hàng tại TP HCM tung ra để đánh vào tâm lý mua sắm của "thượng đế" trong dịp giáng sinh này. Teen... "chịu chơi" Nhiều chủ cửa hàng cũng như các bạn trẻ đều khẳng định mặt hàng...