‘Ma trận’ dây cáp điện trở thành nỗi ám ảnh của người dân Jakarta
Ước tính hệ thống cáp điện ở Jakarta có chiều dài hơn 80.000 km, đủ để quấn hơn 2 vòng quanh Trái Đất.
Đường phố ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: iStock/AsianDream
“Ma trận” dây cáp điện
Theo CNA, với tốc độ gia tăng dân số và nắm bắt công nghệ kỹ thuật số ngày càng nhanh chóng, chiều dài này sẽ tăng lên đáng kể mỗi năm, gây ra nhiều thách thức cho việc lắp đặt hệ thống dây điện vốn đã vô cùng rắc rối ở Jakarta. Thật không may, thách thức này dường như bị đánh giá thấp và không được để tâm ở quốc gia này.
Dọc những con phố trên khắp các thành phố ở Indonesia, những mớ dây điện lộn xộn, lủng lẳng trên đầu người dân là cảnh tượng rất phố biến. Thậm chí, có những búi dây nặng đến nỗi khiến các cột điện nghiêng ngả.
Tại Indonesia, cáp điện thường được đặt cùng cáp viễn thông, cáp đa phương tiện và cáp dữ liệu – đây là hệ quả của việc lập kế hoạch lắp đặt cáp điện yếu kém.
Video đang HOT
Năm 2021, giới chức Indonesia đã ban hành các quy định nhằm gỡ rối một phần vấn đề này. Quy định yêu cầu triển khai đa dạng mạng lưới mới, không gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện hoặc kết cấu của các cột điện. Đồng thời, việc lắp đặt lưới điện cần xem xét tính thẩm mỹ đô thị, cũng như các lợi ích của cộng đồng.
Ngoài những lời phàn nàn về ô nhiễm, người dân ở Jakarta cho biết “ma trận” dây điện rối rắm khiến họ khó có thể tận hưởng bầu trời trong xanh. Mối nguy hiểm này đang ngày càng gây bức bối cho người đi bộ và cư dân gần đó, chẳng hạn như khả năng xảy ra chập điện và nguy cơ hỏa hoạn. Một số sự cố mất điện cũng đã xảy ra khi các loài động vật hoang dã, như chim và khỉ, gây hư hỏng dây cáp.
Song những lời phàn nàn của người dân suốt nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết. Nhiều người cho biết hệ thống dây cáp lộn xộn không chỉ làm giảm nguồn cung điện, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất quốc gia.
Tránh lặp lại “vết xe đổ” ở thủ đô mới
Hình ảnh thiết kế Dinh tổng thống tương lai của Indonesia ở thủ đô mới Nusantara, Đông Kalimantan. Ảnh: AFP
Để giải quyết những khó khăn đô thị của Jakarta, Chính phủ Indonesia đã cam kết xây dựng thủ đô mới Nusantara ở Đông Kalimantan.
Theo đó, Nusantara sẽ được xây dựng theo mô hình “thành phố thông minh”, có các đường hầm đa tiện ích để lắp đặt một loạt dịch vụ công cộng – bao gồm đường điện, cáp quang viễn thông và đường ống nước, lấy kinh nghiệm từ việc lắp đặt dây cáp ở các nước phát triển, đặc biệt là ở Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu.
Mục tiêu của thủ đô Nusantara là không còn mạng lưới dây cáp trên mặt đất. Điều này sẽ giảm thiểu nhu cầu gây gián đoạn hệ thống công cộng.
Thay vào đó, các kỹ thuật viên có thể dễ dàng bảo trì bên trong các đường hầm đa tiện ích khi cần sửa chữa hoặc thay thế dây cáp. Một phòng điều khiển duy nhất với giám sát kỹ thuật cũng sẽ giúp dễ dàng theo dõi các vị trí rò rỉ hoặc hư hỏng của hệ thống dây cáp điện.
Mô hình này đã được áp dụng từ năm 1850 cho các tiện ích cáp và đường ống ở thủ đô Paris, Pháp. Quận Chiyoda của Tokyo cũng có hệ thống đường hầm đa tiện ích từ năm 1926. Hệ thống này đã tồn tại sau những trận động đất nghiêm trọng tấn công phía trên thành phố.
Giải pháp cho chính quyền địa phương
Nusantara sẽ trở thành thành phố với những con đường không có dây cáp rối rắm, lủng lẳng trên đầu. Thủ đô mới của Indonesia cũng sẽ ít bị xáo trộn hơn bởi các công việc đào bới để chôn lấp dây cáp hay bị chập điện.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng kế hoạch lắp đặt dây cáp ngầm nên được giới chức địa phương trên khắp Indonesia coi là một giải pháp kiểu mẫu cho hệ thống dây cáp điện đầy hỗn loạn ở nước này. Giới chức cũng nên thúc đẩy các quy định xung quanh việc sử dụng cột điện.
Ngoài ra, việc lên kế hoạch cũng rất quan trọng. Chính phủ phải hợp tác với các bên liên quan, giới chức địa phương để hỗ trợ tất cả các khu vực, giúp Indonesia trở thành một quốc gia thông minh, hiện đại, an toàn và đáng sống.
Indonesia: Gia tăng các ca mắc COVID-19 do biến thể phụ mới Arcturus
Ngày 2/5, Bộ Y tế Indonesia cảnh báo số ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong vài ngày tới sau khi lực lượng chức năng nước này phát hiện Arcturus, một loại biến thể mới của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở thành phố Bogor, Indonesia ngày 3/9/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia xác nhận từ ngày 23/3, nước này đã phát hiện có 10 trường hợp ở thủ đô Jakarta nhiễm biến thể mới Arcturus. Trong kỳ nghỉ lễ dài ngày Idul Fitr vừa qua, người dân di chuyển nhiều hơn khiến các ca lây nhiễm COVID-19 tăng nhanh. Trong vài tuần qua, Indonesia ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày, nâng tổng số ca mắc lên 6,7 triệu kể từ khi đại dịch tấn công nước này vào tháng 3/2020.
Giám đốc Trung tâm Dịch tễ học và Tiêm chủng thủ đô Jakarta, bà Ngabila Salama cho biết xu hướng các cá lây nhiễm COVID-19 vẫn đang tăng lên và dự báo đỉnh dịch sẽ xảy ra vào tuần tới.
Theo bà, số ca mắc COVID-19 hằng ngày có thể lên tới hơn 4.000 vào tuần tới do người dân đã coi nhẹ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Theo dữ liệu của chính phủ, trong tuần qua, trên toàn lãnh thổ Indonesia có khoảng 10.000 người thực hiện xét nghiệm COVID-19 mỗi ngày, trong đó 10% có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh. Mức tăng đột biến số ca nhiễm mới đang ảnh hưởng đến tỷ lệ lấp đầy giường bệnh của thủ đô Jakarta, hiện ở mức 16% - gấp đôi so với đầu tháng 4/2023.
Theo một nghiên cứu của Đại học Tokyo, Arcturus - hay XBB.1.16 - là một biến thể phụ của biến thể Omicron, lây lan nhanh hơn khoảng 1,17 đến 1,27 lần so với các biến thể BB.1 và XBB.1.5.
Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 13/4, Đại sứ Nhật Bản tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kiya Masahiko cho biết ASEAN là đối tác quan trọng của Nhật Bản và Tokyo cam kết tăng cường hợp tác với khối này. Đại sứ Kiya Masahiko, Phái đoàn Nhật Bản tại ASEAN trả lời phỏng vấn của phóng viên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc quan ngại dự án lá chắn tên lửa Vòm Vàng của Mỹ

Con trai ông Trump úp mở khả năng tranh cử tổng thống

Trợ lý cựu Tổng thống Ukraine bị bắn chết

Hàn Quốc: Triều Tiên phóng tên lửa ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên

Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Yemen

Đánh bom liều chết nhằm vào xe buýt trường học Pakistan, 4 trẻ em thiệt mạng

Israel chỉ thị tăng cường an ninh phái bộ ngoại giao toàn cầu sau vụ nhân viên ĐSQ bị sát hại

Hàn Quốc với tham vọng trở thành cường quốc hàng không vũ trụ thế giới

Khủng hoảng giá gạo đe dọa vị thế đảng cầm quyền Nhật Bản

Israel tăng cường an ninh tại các cơ sở ngoại giao trên toàn thế giới

Thuế quan Mỹ - Trung: Nông dân Mỹ 'đứng ngồi không yên'

Ông Biden đã không tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trong hơn 10 năm
Có thể bạn quan tâm

Người ăn mày bại não 16 tuổi học lớp 1, đến 25 tuổi vào trường y
Netizen
19:48:12 22/05/2025
Mạnh Tử Nghĩa bị phản đối khi tham gia 'Keep Running'
Sao châu á
19:46:55 22/05/2025
Bất ngờ với Thái Vũ: Từ chuyên Địa lý đến vai chính đầy cảm xúc trong 'Cha tôi, người ở lại'
Hậu trường phim
19:43:40 22/05/2025
'The Haunted Palace' chứng tỏ sức hút, lập thêm kỷ lục mới
Phim châu á
19:37:15 22/05/2025
Bắt tạm giam "đại ca xã đảo" về hành vi cưỡng đoạt tài sản
Pháp luật
19:28:48 22/05/2025
Clip cận thái độ lạ của Thuỳ Tiên trong lần cuối cùng công khai lộ diện bên Quang Linh Vlogs trước khi bị bắt
Sao việt
18:59:56 22/05/2025
Lầu Năm Góc nâng cấp năng lực đối phó tên lửa bội siêu thanh

HLV Kim Sang-sik 'quay xe', triệu tập Công Phượng lên tuyển Việt Nam
Sao thể thao
17:43:10 22/05/2025
Kiểu váy 2 dây được bạn gái Hiệp Gà tích cực lăng xê
Phong cách sao
17:04:28 22/05/2025