“Ma trận” cống nước thải lơ lửng trên đầu dân thủ đô
Hàng trăm hộ dân ở đây vẫn hàng ngày phải sống dưới hàng ngàn ống dẫn nước thải bồn cầu, nước thải sinh hoạt… lơ lửng ở trên đầu.
Tình trạng trên đang diễn ra tại khu nhà E4, tập thể Đại học Y, Hà Nội từ nhiều năm qua. Trước mắt phóng viên là hàng nghìn ống nước thải này do người dân tự ý ghép nối nằm ngang dọc, chằng chịt và hoàn toàn “lộ thiên”.
Mỗi ngày, nước thải sinh hoạt từ bồn cầu của từng hộ gia đình đều chảy qua các ống dẫn nhựa này và xả thẳng xuống dòng sông Lừ phía trước nhà. Các đường ống dẫn nước thải này nằm lơ lửng trên không bủa vây như “trận đồ bát quái”. Nhiều đường ống bị vỡ, nước thải rò rỉ chảy cả vào người đi lại ở phía dưới.
Không những thế, miệng đường ống nước thải mở khiến nước chảy lênh láng trên mặt đường, ngay trước cửa nhà dân. Ngày nắng cả khu dân cư bốc mùi hôi thối khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi thậm chí là bịt khẩu trang và che áo mưa lên đầu. Người dân cho biết, mỗi khi về nhà họ phải đội nilon lên đầu khi đi dưới các ống nước thải này.
Rêu mọc xanh các mảng tường do nước thải rò rỉ từ các ống dẫn đã quá lâu năm.
Điều trớ trêu là hàng chục năm qua, hơn 100 hộ dân phải “cam chịu” và tìm cách thích nghi với mùi hôi thối, ô nhiễm từ các ống nước thải này mà chính quyền không có cách khắc phục.
Video đang HOT
Theo Dantri
Nước bồn cầu chảy khắp khu tập thể 12 m2
Suốt 40 năm, do sống trong không gian chật hẹp, cũ nát, hơn 100 hộ dân ở khu tập thể ĐH Y Hà Nội phải xây thêm nhà vệ sinh, xả thải qua ống nhựa bắc qua đầu người dân khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Năm 1974, khu nhà E4, tập thể ĐH Y Hà Nội được xây dựng để phục vụ sinh viên. Sau đó, 112 căn hộ được chuyển thành nhà ở cho cán bộ của trường.
Diện tích chật chội, lại không có nhà vệ sinh nên hầu hết các căn hộ đều được cơi nới và xây thêm "chuồng cọp" để làm nhà vệ sinh, bếp, phòng tắm. Trải qua hàng chục năm, những chuồng cọp xuống cấp, nhem nhuốc, sắt thép hoen rỉ, rêu mọc khắp nơi.
Nhà chỉ rộng 12m2 (dài gần 7 m, rộng 1,8 m) mà có tới 5 người nên gia đình bà Ngô Thị Lịch (phòng 40E) phải làm thêm gác xép để ngủ.
Còn khu bếp, vệ sinh... được gia đình tự cơi nới thêm phía trước nhà.
Mỗi nhà cơi nới một kiểu, cái thò cái thụt khiến khu tập thể gần 40 tuổi thêm lồi lõm.
Bà Phan Thị Thu, Tổ phó tổ dân phố 52, phường Trung Tự cho biết, chỉ có một số hộ dân được dẫn ống xả xuống bể phốt của khu nhà, còn lại hầu hết đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía trước nhà.
Để hạn chế mùi xú uế, người dân đã xây tường rào để ngăn cách khu nhà ở với con sông ô nhiễm. Nhưng gần đây, dự án bê tông hóa sông được thi công, tường rào bị phá bỏ, các ống xả trơ ra, nước thải chảy lênh láng trên mặt đất. Có ống nước thải treo lơ lửng trên đầu người qua lại.
Có ống lại xả xuống ngay cạnh cửa nhà, khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Một số hộ kinh doanh phải mua bạt bọc các đường ống này lại để tránh gây ô nhiễm môi trường. "Chúng tôi mong dự án cống hóa sông Lừ sớm hoàn thiện để các đường ống dẫn nước thải được gom xuống cống, người dân bớt khổ. Như thế này ô nhiễm quá, không thể sống nổi", bà Thu nói.
Bãi rác đầu tư tiền tỷ, dân vẫn "lãnh đủ" ô nhiễm Gần 1 năm nay, nhiều hộ dân ở thôn phú Quang, xã Phú Nhuận và khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh phải sống chung với ruồi, muỗi, mùi hôi thối của nước thải, không khí từ bãi rác được quy hoạch. Bãi chứa và xử lý rác thải huyện Như Thanh được xây dựng trên diện tích rộng...