Mã số 4231: Mẹ mất vì Covid-19, cậu bé 5 tuổi không nhà khóc hàng đêm
Mẹ mất vì Covid-19, cha còn đang thụ án sau song sắt, cậu bé 5 tuổi cùng bà ngoại sống tạm trong căn phòng bảo vệ vì không còn tiền thuê nhà, khóc nghẹn mỗi đêm vì nhớ mẹ.
Sau nhiều ngày không gọi được cho mẹ, cậu bé 5 tuổi dường như cảm nhận được nỗi đau mất mát khi mếu máo nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại trên tay rồi nói trong tiếng khóc nấc nghẹn: “Chắc mẹ con mất rồi!”.
Đôi mắt ngây thơ của cậu bé 5 tuổi vẫn thẫn thờ trông ngóng mẹ quay trở về.
Rời quê tìm đường sống, để rồi mất đi 2 người thân
4 năm trước, gia đình chị Nguyễn Hồng Phương gặp nhiều khó khăn vì làm ăn thất bại. Dù đã cố gắng nhưng may mắn chẳng mỉm cười dù chỉ một lần. Nợ mới chồng nợ cũ, đồ đạc trong nhà cứ vậy mà lần lượt ra đi. Trong lúc túng quẫn, chồng chị Phương đã trót sa chân vào con đường sai trái, phải chịu hình phạt của pháp luật sau song sắt.
Vậy là chị Phương đành tay bồng tay bế 2 đứa con thơ, theo cha mẹ mình rời bỏ quê hương, lên TPHCM tìm đường mưu sinh. Cuộc sống chỉ vừa mới ổn định, đủ sống, đủ lo chuyện học hành cho các con chứ vẫn chưa dành dụm được gì thì dịch Covid-19 tại TPHCM lại bùng phát. Chị Phương rơi vào cảnh thất nghiệp. Cuộc sống của chị cùng 2 đứa con trai đành nương nhờ vào đồng lương bảo vệ ít ỏi của người cha tóc đã pha sương.
Căn phòng bảo vệ chưa đầy 10 m2 trở thành nơi nương trú của cả gia đình chị Hồng Phương.
Vì quá túng thiếu, chị Phương đành dứt ruột, gửi đứa con trai lớn của mình mới 7 tuổi về Cần Thơ nhờ bà nội chăm sóc. Mặc dù nội cũng đang sống cảnh làm thuê, ở trọ nhưng dù sao cũng có thể cho con chị được no dạ mỗi ngày. Vậy là trên một chuyến xe hỗ trợ đưa người dân về quê, người mẹ đơn thân ấy đã vẫy tay tạm biệt con mình với lời hẹn: “Đợi qua dịch, ổn định lại mẹ sẽ đón con về”.
Chẳng thể ngờ rằng, đó là lần đầu tiên chị thất hứa với con và cũng là lần cuối cùng con trai chị được nhìn thấy mẹ mình.
Những tưởng vẫn có thể chắt chiu, cố gắng vượt qua được khó khăn. Nhưng bất hạnh lại ập xuống gia đình nghèo theo cách bất ngờ và đau đớn nhất. Cả nhà chị Phương dương tính với SARS-CoV-2, cùng được đưa đến bệnh viện điều trị, để rồi 2 thành viên ra đi không bao giờ trở về nữa.
“Chắc mẹ con mất rồi!”
Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 7 cùng bà ngoại, bé Lê Gia Phát (5 tuổi) khỏi bệnh và được xuất viện về nhà… một mình. May nhờ có người dì ở trọ gần đó hay tin qua ở cùng mà Gia Phát mới có người chăm sóc.
Ngay đến cả một đôi dép vừa vặn để mang, Gia Phát cũng không có.
Những ngày ở bệnh viện, mặc dù ở cùng bà ngoại, lại được các y bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng hình ảnh của những chiếc máy thở, của những lần cấp cứu, những tiếng thở mệt mỏi của người bệnh… đã trở thành ký ức đáng sợ trong tâm trí của cậu bé.
“Ngày nào thằng nhỏ cũng hỏi em là mẹ đâu, ngoại đâu sao chưa về? Cứ than nhớ mẹ rồi đòi em gọi điện thoại để được nói chuyện với mẹ” – chị Nguyễn Như Phương (dì Út của bé Gia Phát) kể.
Sau nhiều ngày mất liên lạc, cậu bé 5 tuổi dường như cảm nhận được sự mất mát to lớn khi đột nhiên nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại trên tay rồi nói với người dì trong tiếng khóc nấc nghẹn: “Chắc mẹ con mất rồi!”.
Có lẽ quan niệm rằng mẹ con thường “tâm linh tương thông” đã đúng trong trường hợp này vì những cảm giác bất an ấy của Gia Phát là sự thật.
Bà Chiến đau đớn nhìn chiếc bàn thờ dựng tạm của con gái mình. Vì dịch bệnh, bà không làm được ảnh thờ cho con, đến cả lư hương cũng chỉ được thay bằng chiếc ly nhựa. Đồ cúng trên bàn đơn giản là những gì bà được địa phương hoặc hàng xóm hỗ trợ.
19h50 ngày 31/8, chị Hồng Phương qua đời. Trên tờ giấy báo tử ghi nguyên nhân tử vong: “Ngưng tim, ngưng thở/ Covid-19/ Trầm cảm”. Hộp đựng tro cốt cùng giấy báo tử được gửi về trong sự bàng hoàng và đau đớn tột cùng của bà Huỳnh Thu Chiến (mẹ chị Phương).
Cả bà Chiến và chị Phương đều cố gắng nén đau thương để giấu Gia Phát chuyện mẹ đã qua đời vì sợ cậu bé không chịu nổi cú sốc này.
Nhưng vì không đành lòng nhìn cháu mình ôm hy vọng, mỗi ngày thẫn thờ trông ngóng mẹ về, chỉ vài ngày sau, bà Chiến đã nói cho Phát nghe sự thật.
Trái ngược với lo lắng của bà ngoại, Gia Phát không gào khóc, không đòi mẹ mà chỉ nghẹn ngào nhìn bà rồi tủi thân rơi hai hàng nước mắt.
“Từ lúc nghe tin mẹ mất, cháu em không quấy hay đòi mẹ gì. Thằng nhỏ ngoan lắm! Nhưng mà đêm nào nó cũng lăn lộn không ngủ được vì nhớ mẹ. Có khi nằm ôm gối khóc rấm rứt, tội dữ lắm. Em cũng ráng dỗ, kể chuyện cho cháu nghe nhưng phải lâu lắm thì cháu mới ngủ được” – chị Phương xót xa kể lại.
Việc đi học trở nên khó khăn và xa vời
Nỗi đau mất con vẫn chưa nguôi, bà Chiến lại một lần nữa chịu cảnh ly biệt khi nhận được tin chồng mình qua đời vì Covid-19 vào ngày 3/9. Chỉ trong 4 ngày ngắn ngủi, bà mất đi 2 người thân thương yêu nhất cuộc đời.
Giờ đây, không có việc làm, không tiền, không nhà, bà Chiến chẳng biết tương lai phải sống như thế nào. Cũng nhờ người chủ công ty tốt bụng thương tình vẫn để 2 bà cháu ở nhờ trong căn phòng bảo vệ mà ngày trước chồng bà làm việc – nên bà cháu vẫn còn có nơi nương trú.
Video đang HOT
Thương cháu còn thơ dại đã mất mẹ, bà Chiến lại càng lo lắng cho tương lai của cháu mình hơn khi chính bản thân bà còn không biết sắp tới phải sống thế nào.
Tựa đầu bên cánh cửa nhôm chật hẹp, bà Chiến nhìn đứa cháu ngoại đáng thương của mình mà thở dài, nghẹn ngào nói: “Lúc mẹ nó còn sống, nó còn được đi học mẫu giáo. Giờ tình cảnh như vầy, tôi còn bệnh chưa biết ra sao, lại không có tiền, nên không lo được cho cháu. Giờ người ta học qua mạng hết rồi, mà nó thì đâu có điều kiện để học. Thương cháu lắm mà không biết phải làm sao”.
Trao đổi với PV Dân trí , ông Huỳnh Công Minh, Tổ trưởng khu phố 5, phường Tân Thới Nhất, Quận 12 cho biết, tổ chống dịch cũng như tổ dân phố đã ghi nhận hoàn cảnh cháu Lê Gia Phát và có đến thăm hỏi, giúp đỡ bé cùng bà ngoại về lương thực, thực phẩm.
“Hoàn cảnh bé Gia Phát thực sự rất khó khăn và đáng thương. Hiện địa phương cũng đang cố gắng vận động bà con có khả năng chung tay giúp đỡ cho bé. Bản thân tôi rất hy vọng các mạnh thường quân có thể quan tâm và giúp đỡ cho hoàn cảnh này” – ông Minh chia sẻ.
Một cậu bé mới 5 tuổi, những nỗi đau mà Covid-19 gây ra cho Gia Phát có lẽ đã quá khả năng chịu đựng. Từ một cậu bé lanh lợi, hoạt bát, giờ đây em lại mắc chứng sợ đám đông. Từ một cậu bé thông minh, ham học, nay khi được hỏi có muốn đi học không, em lập tức lắc đầu rồi rụt rè đáp: “Đi học nhiều người lắm!”.
Mỗi lần ai đó nhắc đến bệnh viện, nỗi sợ ấy lại càng tăng thêm nhiều hơn. Nỗi ám ảnh, vết thương tinh thần của em… chẳng biết khi nào mới lành!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4231: Bé Lê Gia Phát
Đại chỉ: Phòng bảo vệ Công ty Chế tạo máy Sáng Tạo tại 347/94 Phan Văn Hớn, khu phố 5, tổ 62, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM
Điện thoại: 0915855815
2. Quỹ Khuyến học Việt Nam
Phòng 401, 402, tòa nhà 25, phố Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 0243 9448503
Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank
Số TK: 1020856912 Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành
3. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô – Phòng GD Thanh Xuân
4: Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 – 53 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Nông dân gặt lúa sau bão Côn Sơn
Hàng chục ha lúa ở Huế và Hội An ngã đổ sau bão, được người dân gặt về làm thức chăn nuôi gà, vịt, lợn.
Ngày 15/9, hàng chục nông dân ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, TP Huế cùng nhau ra đồng thu hoạch lúa đang bị ngập úng.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Côn Sơn, hàng chục ha lúa hè thu của người dân xã Hương Phong chưa kịp thu hoạch đã bị gãy đổ, ngập úng. Nhiều diện tích lúa chìm trong dòng nước, hạt lúa nảy mầm.
Nước ngập sâu, ông Trần Tấn Kiệt, 50 tuổi, xã Hương Phong phải dùng thuyền nhôm vượt lũ để vận chuyển lúa mới gặt đưa vào bờ. Vụ hè thu năm nay, gia đình ông Kiệt gieo sạ 4 mẫu lúa nếp từ đầu tháng 4 âm lịch.
"Năm nay do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lúa nếp trổ đồng chậm nên thu hoạch chậm hơn so với mọi năm", ông Kiệt nói và cho biết, hơn nửa diện tích lúa nếp của gia đình đã mọc mầm non, thu hoạch về cũng chỉ cho gà vịt ăn.
Máy gặt không sử dụng được khi ruộng lúa ngập sâu, người dân phải bì bõm lội trong dòng nước dùng liềm gặt lúa.
Nhiều gia đình huy động thêm người thân, hàng xóm ra đồng phụ giúp thu hoạch lúa bị gãy đổ. Người dân phải dùng liềm có móc để kéo lúa bị chìm dưới nước lên.
"Lúa ngập úng nên khi gặt xong gia đình phải tuốt ngay trên đồng không để lâu được", ông Nguyễn Ngọc Anh, 50 tuổi ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, cho biết. Gia đình ông có 6 sào lúa nếp thì phân nửa đã nảy mầm.
Tận dụng trời nắng ráo, người dân thôn Thuận Hòa B dùng xe máy cày chở lúa vừa thu hoạch đi phơi ở bên Quốc lộ 49B.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh có hơn 100 hecta lúa vụ hè thu bị gãy đổ, ngập úng do mưa lớn của hoàn lưu bão Côn Sơn.
Cùng ngày, trên cánh đồng mẫu lớn, xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) , nhiều người dân tranh thủ thu hoạch lúa sau 2 ngày bão tan. Đây là cánh đồng có diện tích lớn thứ hai ở thành phố di sản, mỗi hộ nông dân trồng từ 500 đến 1.000 m2.
Thửa ruộng 500 m2 của nhà bà Lê Thị Quý bị ngã đổ ngâm nước hơn 6 ngày đang được thu hoạch. "Lúa lên mộng gần hết nên không thể dùng để ăn, không thu hoạch thì tiếc. Tôi gặt để làm thức ăn chăn nuôi", bà Quý nói và cho biết hai năm dịch Covid-19, Cẩm Thanh ít du khách tham quan, người dân không nguồn thu từ du lịch, chỉ trông chờ vào hạt lúa.
Lúa ngã sạp xuống ruộng đều ra mộng. Có nhiều bông lúa, hạt nẩy mầm phát triển thành cây mạ non cao từ 1 đến 3 cm.
Lúa ngã đổ không thể gặt bằng máy, nông dân lội nước, bùn sâu từ 10 đến 30 cm dùng liềm cắt lúa thủ công. 500 m2 ruộng, ba người gặt một ngày mới xong, trong khi lúa không ngã đổ gặt máy khoảng 25 phút.
Bà Lương Thị Vương trồng 1.000 m2 lúa đều bị ngâm nước nẩy mầm. "Trồng lúa lấy gạo ăn nhưng nay mất trắng", bà nói.
Bão Côn Sơn trước khi đổ bộ vào đất liền suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, riêng tại Quảng Nam từ ngày 10 đến 12/9 ghi nhận tổng lượng mưa phổ biến từ 60 đến 160 mm, vùng đồng bằng ven biển phổ biến từ 200 đến 400 mm, có nơi gần 500 mm. Cơn bão khiến hơn 3.000 ha lúa vụ hè thu ở địa phương thiệt hại do ngập nước, trong đó TP Hội An hơn 200 ha.
Để thu hoạch lúa ngã đổ, chính quyền xã Cẩm Thanh huy động 15 dân quân giúp nông dân. Họ cho lúa vào một tấm bạt rồi kéo dọc mương nước để đưa lên bờ.
Ông Huỳnh Xuân Thắng, thu hoạch xong 1000 m2 lúa đã tuốt và phơi khô cho biết, không thể dùng để nấu cơm. "Loại này xay ra hạt gạo vỡ nát, nấu cơm ăn có vị đắng nên không thể dùng để làm thức ăn cho người. Tôi thu hoạch cho gà vịt, lợn... ăn", ông cầm trên tay một nhúm lúa mọc mần nói.
Sau khi lúa gặt xong đưa lên đường, ông Nguyễn Minh Dũng phơi cho ráo nước chờ máy đến tuốt. "Loại này mà chất đống sẽ ủ hơi khiến mộng phát triển rất nhanh", ông nói.
Sẽ có ứng dụng 'Tìm người thân' và 'Danh sách người dân mất vì đại dịch COVID-19' Nhiều cơ quan chức năng TP.HCM đang phối hợp triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng thử nghiệm ứng dụng di động 'Tìm người thân', 'Danh sách người dân mất vì đại dịch COVID-19'. Sẽ có ứng dụng di động cho người dân tra cứu, tìm kiếm nơi lưu giữ tro cốt của người thân mất do COVID-19 Theo thông tin...