Ma-rốc giải cứu hơn 360 người di cư trên biển
Hầu hết trong số những người di cư là đến từ các nước vùng Sahara, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Hải quân Ma-rốc hôm 27/12 cho biết vừa giải cứu được 367 người di cư trên Địa Trung Hải khi những người này đang trên hành trình tới Tây Ban Nha. Hầu hết trong số những người di cư là đến từ các nước vùng Sahara, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Hình ảnh người di cư được cứu trong hành trình vượt biển nguy hiểm tới châu Âu. Ảnh: AFP
Theo Hải quân Ma-rốc, tất cả đã được đưa về các cảng gần nhất một cách an toàn. Trong chín tháng đầu năm 2018, Ma-rốc đã ngăn chặn 68 nghìn người di cư bất hợp pháp và triệt pháp 122 mạng lưới tội phạm.
Video đang HOT
Tổ chức Di dân quốc tế cho biết, ít nhất 769 người di cư đã thiệt mạng khi cố gắng vượt khu vực phía Tây Địa Trung Hải, cao hơn gần gấp 3 lần so với con số 224 người hồi năm 2017.
Vượt qua Italia và Hy Lạp, Tây Ban Nha đã trở thành điểm đến đầu tiên của những người di cư bất hợp pháp muốn vào châu Âu trong năm nay.
Theo Tổ chức Di dân quốc tế, hơn 55 nghìn người di cư tới Tây Ban Nha bằng đường biển trong năm nay./.
Thu Hoài/VOV1
Theo VOV
EU hướng đến các quốc gia châu Phi để ngăn chặn người nhập cư
Ngày 18/10, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tiếp tục theo đuổi hợp tác với các quốc gia ở Bắc Phi và tăng cường biên giới bên ngoài của khối để ngăn chặn một số lượng lớn người nhập cư vào châu Âu.
Tàu chở người di cư vừa được cứu ở ngoài khơi Libya, trên Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác với các quốc gia quê hương của người di cư hoặc nơi họ đi qua. EU sẽ tăng cường hợp tác với các nước này để điều tra, bắt giữ và truy tố những kẻ buôn lậu và buôn người, đưa người tị nạn và người di cư kinh tế vào những hành trình nguy hiểm qua đường bộ và đường biển.
Năm 2015, hơn 1 triệu người di cư đến châu Âu, hầu hết trong đó là người Syria và Iraq chạy trốn các cuộc xung đột trên quê hương mình. Số người đi cư giảm đáng kể từ sau khi EU đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn làn sóng này. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được viện trợ 3 tỷ euro (3,4 tỷ USD) để đổi lấy nỗ lực ngăn chặn người di cư vào châu Âu.
Các nhà lãnh đạo EU cũng kêu gọi cải thiện giám sát biên giới bên ngoài, tuy nhiên không đi vào chi tiết. Một nguyên nhân để EU tìm kiếm những giải pháp bên ngoài là do một số nước thành viên từ chối chấp nhận hạn ngạch phân bổ người tị nạn hoặc chia sẻ công việc tiếp đón những người mới đến, phần lớn trong số họ đến qua một số quốc gia Nam Âu.
Các nước Địa Trung Hải như Hy Lạp, Italy và gần đây là Tây Ban Nha đã phàn nàn họ bị "bỏ rơi" và phải tự quản lý làn sóng người di cư. Căng thẳng trong cách quản lý người di cư đến châu Âu đã tạo thuận lợi cho các đảng cực hữu tại châu Âu.
EU đang nhắm đến Ai Cập cho một giải pháp hướng đến châu Phi. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi và ca ngợi nước này đã ngăn chặn những người rời khỏi bờ biển Ai Cập để sang châu Âu.
Mục đích là để lính biên phòng Ai Cập tuần tra bảo vệ ngoài khơi Libya - điểm bắt đầu cho các cuộc di cư qua biển Địa Trung Hải để đến được Italy và để gửi trả lại người di cư về quê hương họ.
Kim Chung
Theo TTXVN
Quan chức EU vẽ son lên mặt giữa cuộc họp Trong một buổi họp với các quan chức cấp cao EU, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani đã bất ngờ dùng son vẽ một đường cong trên mặt để thể hiện sự ủng hộ với phong trào lên tiếng chống lại nạn bạo lực với phụ nữ. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani vẽ một đường cong bằng son...