Ma nữ trong ‘Ringu’ từng được tạo ra như thế nào?
Hình ảnh hồn ma Sadako chui ra khỏi màn hình vô tuyến trong “ Ringu” đã trở thành kinh điển với dòng phim kinh dị. Đằng sau ác linh váy trắng cũng là một câu chuyện ly kỳ.
Danh tính nhân vật Yamamura Sadako – thân thế của ma nữ trong Ringu (tên tiếng Anh: The Ring) khi còn sống – có nhiều sai khác giữa nguyên tác tiểu thuyết và bản chuyển thể điện ảnh ra mắt năm 1998.
Tuy nhiên, về cơ bản, những sự kiện chính xảy ra với nhân vật vẫn được kể lại đầy đủ trên màn ảnh, và còn được nhắc lại nhiều lần nữa trong các hậu truyện, hay bản làm lại của các quốc gia khác sau này.
Sadako là con của bác sĩ Heichachiro Ikuma và mẹ là Shizuko Yamamura. Từ khi ra đời, cô đã là đứa trẻ dị biệt với những năng lực tâm linh di truyền từ mẹ.
Cô gái từng có quãng thời gian ngắn ngủi trở thành nữ diễn viên trước khi bị giết và vứt xác xuống giếng. Sadako vẫn sống sót sau vụ mưu sát, mắc kẹt trong lòng giếng, dùng năng lực tâm linh tạo ra cuộn băng giết người trước khi chết.
Tạo hình mang đậm văn hóa, tín ngưỡng Nhật Bản
Theo cây bút Jacob Shelton, nhân vật Shizuko Yamamura – mẹ đẻ của hồn ma Sadako – được tác giả Suzuki Koji xây dựng dựa trên một nhân vật có thật.
Chizuko Mifune, sinh năm 1886 tại vùng Kumamoto, được dân gian đồn đại là có năng lực tâm linh. Khi cố gắng biểu diễn năng lực của mình trước công chúng vào năm 1910, bà đã bị đám đông cười nhạo và đổ tội lừa đảo. Một năm sau, Mifune tự kết liễu bằng độc dược.
Cuộc đời Mifune và Yamamura có rất nhiều điểm tương đồng, trừ chi tiết hư cấu liên quan đến cuộn băng chết người, vụ mưu sát trên trang sách, và một cô con gái tên Sadako.
Hình ảnh hồn ma Sadako trên phim được kết hơp từ nhiều yếu tố trong văn hóa Nhật. Ảnh: IMDb.
Khi cuốn tiểu thuyết của Suzuki Koji được chuyển thể thành phim, Shizuko chỉ được mô tả là người phụ nữ truyền thống, nép mình trước thói gia trưởng của chồng.
Nhưng khi xây dựng hình ảnh hồn ma Sadako – cô con gái bất hạnh của Shizuko, nhà làm phim đã dày công nghiên cứu, kết hợp nhiều yếu tố văn hóa và tín ngưỡng dân gian của Nhật.
Theo đó, sinh thời, tóc của người phụ nữ sẽ luôn được búi cao gọn gàng. Chỉ đến khi họ qua đời, mái tóc mới được gỡ ra khi khâm liệm. Thi hài khi ấy cũng sẽ được cho mặc một bộ kimono trắng, tượng trưng cho tâm hồn thuần khiết của họ.
Về cơ bản, Ringu (1998) đã đảo ngược hai hình ảnh ấy khi xây dựng ngoại hình Sadako, ám chỉ thứ chui lên từ dưới giếng không phải hồn ma bình thường, mà là một ác linh với mái tóc xõa tung che kín mặt, và chiếc váy trắng cũ nát vấy bẩn.
Không chỉ gây ám ảnh bằng ngoại hình tà ác, hành tung của nhân vật Sadako cũng khiến cho khán giả nổi da gà. Con ma tìm đến nạn nhân để đoạt mạng sau 7 ngày kể từ khi họ xem cuốn băng chết chóc.
Khi thời khắc đã điểm, TV sẽ bắt đầu chiếu cảnh cái giếng nằm giữa rừng. Sadako trồi lên từ trong lòng giếng, tiến về phía màn hình rồi chui ra ngoài. Cách di chuyển của Sadako trong cảnh phim được lấy cảm hứng từ một loại hình biểu diễn dân gian của Nhật Bản có tên Butoh.
Butoh ra đời sau Thế chiến II, là một loại hình biểu diễn đặc trưng bởi sự vô định và khó đoán biết của động tác. Trước khi lên sân khấu, người nghệ sĩ sẽ tô trắng mặt và vận trang phục trắng. Những động tác chậm rãi trên tiếng nhạc nỉ non trong tiết mục Butoh gây ám ảnh đối với người xem vì cảm giác ghê rợn.
Những cảnh phim có Sadako được ghi hình như thế nào?
Rie Inou, nữ diễn viên vào vai Sadako khi ấy, là sinh viên kịch Kabuki. Do đó, không khó để cô vận dụng các kỹ thuật được học vào việc tạo ra những bước di chuyển kỳ quái cho nhân vật.
Tuy nhiên, để lột tả trọn vẹn sự rùng rợn trong cảnh Sadako khi chui ra khỏi lòng giếng, nhà sản xuất đã sử dụng tới thủ thuật quay dựng ít ai ngờ.
Trên phim trường, thay vì chui ra khỏi giếng và tiến về phía khán giả, Rie Inou đã bắt đầu từ vị trí giữa khung hình, rồi đi giật lùi về phía cái giếng trước khi chui vào trong nó.
Khi về phòng dựng, đoạn nháp được tua ngược lại và ghép vào bộ phim. Nhờ vậy, trên bản phim chính thức, khán giả được thấy cảnh Sadako chậm chạp tiến về phía màn hình bằng những chuyển động giật cục, thiếu tự nhiên và ma quái.
Ringu (1998) chiêu đãi khán giả những thước phim được thực hiện một cách kỳ công. Ảnh: IMDb.
Bên cạnh cảnh phim Sadako chui ra khỏi giếng, quá khứ của ma nữ được tái hiện trong những thước phim đen trắng cũng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho khán giả.
Tuy nhiên, chính đạo diễn Hideo Nakata lại không đưa ra quá nhiều tiết lộ về cách đoạn phim được thực hiện. Trong bài phỏng vấn với Offscreen, ông thừa nhận: “Các cảnh ấy được quay bằng phim 35 mm, sau đó gửi tới phòng in tráng để làm hiệu ứng. Nhưng kỹ thuật viên không chịu tiết lộ phương pháp họ đã sử dụng. Do đó, tôi không chắc chắn họ đã làm thế nào để ra được chất phim đen trắng cũ kỹ ấy”.
Những yếu tố rợn người làm nên thương hiệu kinh dị bậc nhất của 'The Grudge'
Qua các tâp phim từ Nhật Bản tới Hollywood, 'The Grudge' (Lời nguyền) luôn giữ vững vị trí thương hiệu gây ám ảnh nhất cho mọi khán giả, dù chỉ một lần lướt mắt qua tạo hình lạnh gáy của phim.
Thành công rực rỡ của thương hiệu Ringu (The Ring) tại Nhật Bản đã khơi dậy trào lưu lam phim kinh dị co đê tai ma nữ báo oán. Đâu thâp niên 2000s, Ju-on ra đời để đáp ứng khao khát những thước phim kinh hoàng, ám ảnh hơn nữa ở khán giả. Khác với The Ring, Ju-on không đi sâu dẫn dắt bằng cốt truyện nhiều bí ẩn mà tập trung xây dựng những chi tiết đáng sợ đến mất ngủ, khiến người xem không thể nào quên.
Tạo hình rùng rợn
Tâp phim gốc đầu tiên năm 2002 là câu chuyện về ma nữ Kayako và con trai Toshio. Cả hai bị hại tàn bạo bởi người chồng của Kayako ngay tại căn nhà cua gia đình. Không thể siêu thoát, Kayako và Toshio đã hóa thành một lời nguyền rủa ám ảnh bất cứ ai đặt chân tới căn nhà.
Không chỉ có vậy, lời nguyên của ma nữ oan ức này còn lan truyền như một căn bệnh từ nạn nhân này sang nạn nhân khác mà không hề có điểm dừng. Bộ phim làm khán giả khiếp đảm với tao hinh ma nữ Kayako có khuôn mặt trắng bệch và mái tóc dài như những xúc tu chỉ chực vươn tới tóm lấy con người xấu số nào chạm trán cô ta.
Âm thanh nổi da gà của các hồn ma
Trong Ju-on, Kayako bị hại man rợn và đột ngột tới mức cô chỉ kịp kêu rên lên một âm thanh đặc thù. Tiếng rên này báo hiệu việc Kayako hóa thành oan hồn và trở thành âm thanh đặc trưng của mọi phần phim trong thương hiệu Ju-on. Chỉ cần tiếng rên vang lên, khán giả biết một nạn nhân nữa sẽ bị lời nguyền của Kayako xơi tái.
Tư đâu nhưng năm 2000s, đao diên Takashi Shimizu đa biêt cach tao nên nôi sơ hai tư hiêu ưng âm thanh, khiên ngươi xem nêu nhăm tit măt thôi ma chi nghe âm thanh cung đu sơ hai va am anh.
Các màn hù dọa thót tim
Không chỉ Kayako mà cậu con trai Toshio cũng gieo rắc nỗi ớn lạnh suốt cả thời gian dài cho bất cứ ai lỡ một lần xem Ju-on. Cậu bé 10 tuổi tội nghiệp bị hại trong trận cãi vã của cha mẹ đã thành oan hồn có khuôn mặt trắng ởn, đôi mắt trợn trừng lòng đen lạnh lẽo. Mỗi khoảnh khắc Toshio thình lình xuất hiện trên màn ảnh, người xem chỉ muốn ngất đi vì khiếp đảm. Đây la nhân vât hu doa đem đên nôi khiêp đam cho ngươi xem.
Tới khi lời nguyền của Ju-on được nhà sản xuất Sam Raimi mang tới Hollywood với cái tên The Grudge, những đặc trưng ớn gáy của thương hiệu vẫn được tiếp nối hiệu quả. Tiếng kẽo kẹt trong ngôi nhà hoang vắng, ma nữ tóc dài có tròng mắt như muốn nuốt chửng người nhìn và đặc biệt là những màn xuất hiện khi các nhân vật gội đầu làm người xem ám ảnh đến mất ngủ.
Lời nguyền dai như đỉa
Nếu The Ring là phiên bản bị 'Mỹ hóa' quá nhiều sau khi được Hollywood làm lại The Grudge vẫn giữ nguyên những chất liệu kinh dị đậm chất Nhật Bản trong từng chi tiết. Đây chính là lý do thương hiệu The Grudge tuy là hậu bối nhưng có sức sống bền lâu và độ kinh dị không hề kém cạnh The Ring.
Sau hơn 10 năm từ tâp phim Hollywood thư ba của thương hiệu vao năm 2009, nhà sản xuất Sam Raimi quyết định hồi sinh lời nguyền kinh dị này với độ khiếp đảm tăng cấp lên nhiều lần. Nếu phiên bản thập kỷ trước chỉ găn mac PG-13 (khan gia trên 14 tuôi co thê xem đươc) The Grudge lần này được dan nhan R (không danh cho khan gia dươi 17 tuôi) - cấp độ kinh dị cao nhất của một bộ phim.
Suôt gân 20 năm trên man anh rông, lơi nguyên đa truyên đi khăp moi nơi, tư Nhât sang My va không co dâu hiêu kêt thuc. Cac nan nhân cua 'lơi nguyên' đa nhân nhưng cai chêt vô cung am anh.
The Grudge phiên bản 2020 gieo rắc nỗi sợ hãi
Ngay từ những hình ảnh đầu tiên, The Grudge phiên bản 2020 đã tuyên bố tiếp nối đặc trưng ớn lạnh của thương hiệu bằng hình ảnh mái tóc bò trườn như một vật thể sống, bàn tay xám xịt thò ra từ mái tóc nạn nhân và tiếng kêu rên oan hồn không lẫn vào đâu được.
Dù trải qua gần hai thập kỷ tồn tại, những chi tiết gây sơ hai cua Ju-on vẫn giữ nguyên cấp độ đáng sợ và ám ảnh như xưa. Schuyler Weiss - điều hành sản xuất của The Grudge tiêt lô tâp phim mới là một hình dung mới từ câu chuyện kinh điển về ngôi nhà ma ám nguyền rủa bất cứ ai đặt chân vào đó. Các nạn nhân lần này sẽ là lực lượng cảnh sát đến điều tra cái chết kinh hoàng diễn ra ở ngôi nhà này.
'Câu chuyện lần này thực sự tuyệt vời, không chỉ có cốt truyện mà các nhân vật hoàn toàn phù hợp cho môt phiên ban mơi. Bộ phim phát triển thêm từ huyền thoại ghê rợn mà đạo diễn Takashi Shimizu tạo ra và đăt nền tảng màu mỡ cho những lời nguyền báo oán được tiếp nối.
Ở đó, những câu chuyện ghê rợn không chồng chéo lên nhau ma tất cả được kết nối thông qua một điểm chung là lời nguyền The Grudge và nguồn gốc nó. Thêm vào đó, từ di sản phim phong phú này, chúng tôi đang tạo ra những câu chuyện mới lạ, phù hợp với chất liệu gốc', Schuyler Weiss chia sẻ.
Trailer The Grudge
Nói cách khác, các nhà làm phim The Grudge đang sáng tạo ra một huyền thoại mới có thể còn khủng khiếp hơn bản gốc. Đạo diễn Pesce tiết lộ:
'Tôi nghĩ điều thú vị ở đây là tất cả các nhân vật đều phải đối phó với một điều gì đó khủng khiếp trong cuộc sống thực của họ trước khi đặt chân vào căn nhà mang lời nguyền. Đó là căn cứ thực tế chứ không chỉ là một thế lực siêu nhiên. Chúng tôi muốn khán giả thấy rằng siêu nhiên có thể là đáng sợ, nhưng điều mà thậm chí còn đáng sợ hơn là những gì oan hồn đó có thể khiến bạn làm với chính mình'.
The Grudge khơi chiêu tai cac rap trên toan quôc tư ngay 03/01/2020. Phim se co cac suât chiêu sơm (Sneak Show) trong hai ngay đâu tiên cua thâp niên mơi - 01/01/2020 va 02/01/2020.
Theo tiin
Mưa lũ không dứt, hàng nghìn ngôi nhà ở Nhật Bản chìm trong nước Nhiều khu vực của Nhật Bản vẫn tiếp tục có mưa lớn, thiệt hại do mưa lũ vẫn không ngừng tăng. Tính đến 19h tối 9/7 (giờ địa phương), đã có 65 người thiệt mạng, 2 người trong tình trạng ngừng thở, 16 người mất tích. Hàng chục nghìn hộ gia đình phải sơ tán, bị ngắt điện, cắt nước. Cuộc sống người...