Má nhõng nhẽo
Thật ra những lúc má rên, chỉ cần hỏi má đau chỗ nào, má đang có chuyện gì buồn, hay chọc ghẹo má một câu, má sẽ thôi rên.
Hồi nhỏ sống với má, má than thở, rên rỉ tối ngày, nghe quen nên chị em tôi cho chuyện đó bình thường. Đến khi trưởng thành, chúng tôi mới bắt đầu sợ tiếng than, tiếng rên của má và thương ba chịu đựng âm thanh ấy suốt mấy chục năm. Má bảo đau lưng, hết đứa này tới đứa khác đấm bóp, rồi đưa má đi châm cứu, đi bệnh viện. Bệnh hết đó rồi lại đau đó, má cứ rên hoài, con cái trong nhà đứa nào cũng nản.
Chúng tôi lập gia đình, ra riêng, chỉ có ba má sống ở quê. Dù vậy, nhất cử nhất động của ba má, chị em tôi đều biết. Tiếng là ra riêng, nhưng vợ chồng thằng út ở chỉ cách vài cây số, ngày nào đi làm cũng tạt ngang nhà ba má, rồi thì điện thoại, nhắn tin… Hôm qua, ba gọi điện bảo, má càng già càng trở chứng, rồi ba nhờ tôi mời má vào Sài Gòn chơi, biết đâu má vui. Ngay lập tức, thằng út đặt vé máy bay, tôi ra sân bay đón má. Vừa đặt chân tới nhà, má đã than đi đường mệt chết đi được. “Già rồi, lưng đau mỏi, mắt mờ, phố xá lại đông đúc ồn ào mắc mệt”.
Tôi nháy mắt, ra hiệu bảo con trai mang giỏ xách của ngoại lên lầu, pha cho ngoại cốc nước mát. Tôi lật đật chạy đi mua cho má tô phở, vì đã 9g, má chưa ăn sáng. Má hỏi tô phở bao nhiêu. Biết tính má, tôi chỉ nói hai mươi ngàn, vậy mà má vẫn than mắc quá, vị khó ăn hơn quê mình, rồi má vừa ăn vừa thở hắt ra. Tôi hỏi: “Má đau chỗ nào, mai con đưa đi khám bệnh, than mà hết bệnh thì hãy than. Chớ má than hoài, người thân đang vui cũng hóa mệt”. Má nói chẳng hiểu sao mỗi lần không khỏe, rên một chút cảm giác đỡ hơn. Hóa ra là vậy. Kể lại câu chuyện này, tôi bảo với ba và mấy chị em trong nhà là từ nay càng phải học cách chấp nhận lời than của má, mong đừng ai vì lời than, lời rên của má mà rầu.
Vậy nhưng, ba bảo ba không chịu nổi. Nhà chỉ có hai vợ chồng già, má than là ba muốn bệnh theo. Ba chở má đi bệnh viện, bác sĩ khám xong bảo má về đi thể dục buổi sáng, ăn uống điều độ, lành mạnh, chớ bệnh của má không có gì trầm trọng, chỉ là tuổi già đau lưng, nhức mỏi. Ba tôi chiều má, ngày nào cũng xoa bóp, đấm lưng. Ba nói với má, nhìn quanh thấy tuổi già của mình có cặp có đôi là may rồi. Nhiều khi con cái về thăm, ba đã “xi nhan” má trước: để tụi nó chơi cho trọn vẹn, đừng than thở chuyện không đáng, con cái buồn tội nghiệp nghen bà. Từ bữa đó, không thấy má than nhiều như trước nữa. Ba gọi điện vào bảo, má bớt than, lòng ba nhẹ như tơ. Ba còn nói, má bây thích nhõng nhẽo, thích gây sự chú ý để được quan tâm, mà không biết cách. Làm như già hóa con nít vậy.
Sau cú điện thoại của ba, tôi cũng tự trách mình, con gái gần gũi má mà không phát hiện ra má muốn gì, để má tự “đày đọa” bản thân suốt mấy chục năm như thế. Má chưa từng đòi hỏi điều gì, chỉ là cần con cái chia sẻ, hỏi han, mà chẳng đứa nào chịu hiểu, lại còn trách má. Thật ra những lúc má rên, chỉ cần hỏi má đau chỗ nào, má đang có chuyện gì buồn, hay chọc ghẹo má một câu, má sẽ thôi rên.
Video đang HOT
Cuối cùng thì bệnh của má vô tình ba “chữa” khỏi. Sau này, khi má nấu cơm, ba phụ họa, xớ rớ, má vui hẳn. Ngủ thì không còn ai nằm giường nấy, bởi lỡ người này có chuyện gì, làm sao người kia phát hiện? Má đau lưng, ba sẵn sàng xoa bóp, mà không nghĩ rằng má đang than thở. Ba nói, không muốn “bệnh” của má “tái phát”. Không chỉ ba mà chị em tôi cũng biết mình phải làm gì. Con cái ở xa, cũng có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu thương với ba má mình.
Thái Phương
Theo phunuonline.com.vn
"Trời không phụ người có tâm đâu con" câu nói của bác giúp việc đã khiến tôi thức tỉnh
Bạn đã bao nhiêu lần than vãn về những khó khăn trong cuộc sống, khi công việc không như ý, chồng con không cảm thông?
26 tuổi, trong lúc tôi khủng hoảng nhất, bị người yêu lừa gạt rồi rũ bỏ, mất công việc, bệnh tật kéo đến. Tôi đã nằm trên giường bệnh mà oán trách cuộc sống. Tôi đã trách vì sao mẹ sinh ra tôi? Vì sao tôi yêu chân thành mà bị lừa gạt? Vì sao tôi luôn chăm chỉ mà không được lòng sếp?
Bác giúp việc già đã 65 tuổi, tóc bạc và người nhỏ bé. Khi tôi nằm bên giường bệnh mà chị gái quá bận không đủ thời gian chăm sóc. Bác là người xúc cho tôi từng thìa cháo.
Tiếng bác nhỏ nhẹ và xa vắng, nhưng đủ làm tôi thức tỉnh...
Con không may mắn như bác, sức khỏe không cho phép nên đứa bé cần một gia đình khác để đầu thai. Năm xưa bác cũng bị người ta lừa gạt, hơn 20 tuổi đã không chồng mà chửa. Ngày xưa xã hội còn phong kiến, nhưng bác tin với sức khỏe và tình yêu thương của bác, con bác sẽ được nuôi dạy và lớn lên không một chút xấu hổ với đời. Và bác đã làm được. Món quà quý giá nhất mà bác còn được đến hôm nay, ông trời đã không phụ bác khi con trai và con dâu bác luôn hiếu thảo.
"Trời không phụ người có tâm đâu con", bác xoa đầu tôi và nói.
Trời không phụ người có tâm đâu con. (Ảnh minh họa)
Vì nhà nghèo, bác đã đi làm giúp việc để lấy tiền cho con ăn học. Khi con trai lập gia đình, cuộc sống vẫn khó khăn. Bác thấy yêu cái nghề của mình nên bác không bỏ, cũng đỡ gánh nặng kinh tế cho con cái và dành tiền lúc tuổi già. Bác sống có tâm, chủ nhà quý bác, trẻ con yêu bác như bà nội bà ngoại của chúng.
Bác biết con hiền lành nhưng vốn sống con ít quá, con hãy đọc nhiều sách hơn, đọc cùng bác. Bác không có tiền nhưng bác đọc tất cả sách báo của chủ nhà, từ sách kinh doanh, tiểu thuyết cho đến sách của trẻ con trong nhà. Bác học được từ đấy: 'Lắng nghe nhiều, nhìn nhiều, nói ít và luôn biết cảm thông".
Hãy rèn luyện sức khỏe nhiều hơn và bỏ thói quen thức khuya. Bác là một bà già không có chồng, con trai nghèo, nên bác luôn tập thể dục buổi sáng để giữ sức khỏe. Làm việc nhà cũng là cách tập thể dục, đến phòng tập cũng là cách để con giao lưu với thế giới bên ngoài.
Công việc cũ đã mất rồi thì con tìm công việc mới, đừng hỏi vì sao mình cố gắng mà sếp không quý? Có thể mình làm việc giỏi nhưng mình giao tiếp làm mất lòng người khác. Con nhìn người xung quanh mà học tập. Nhưng đừng bao giờ giả dối, nịnh bợ.
Tôi chọn một người biết yêu thương và trân trọng gia đình. (Ảnh minh họa)
Giờ đây tôi đã hơn 30 tuổi, sau vấp ngã đầu đời tôi đã dành thời gian 2 tháng đầu tiên để hồi phục sức khỏe. Hai tháng tiếp theo tôi đọc đủ loại sách về nghiệp vụ chuyên ngành, hạt giống tâm hồn và làm hồ sơ xin việc.
Tôi học ở bác giúp việc cách bình tĩnh sống. Khi xin việc tôi thể hiện niềm yêu thích và chân thành đối với công việc, và tôi được đón nhận. Công việc mới vất vả, nhưng mỗi khi tôi muốn buông xuôi, bác lại nhắc nhở: "Hãy nhớ ơn người cho con chiếc phao khi con không có gì trong tay", và tôi lại đứng dậy đi tiếp.
Tôi đã may mắn gặp và kết hôn với chồng tôi, người hơn tôi năm tuổi và đã từng ly hôn. Tôi chọn một người biết yêu thương và trân trọng gia đình.
Các bạn ạ, dù cuộc sống hôn nhân của tôi chỉ mới bắt đầu, tôi tin nếu tôi sống tốt đẹp thì sẽ nhận được sự trân trọng từ chồng tôi và những người xung quanh. Hy vọng rằng, những ngày đầu năm mới, mỗi người trong chúng ta đều dành thời gian nhìn lại và giữ tâm sáng để cuộc đời bình an.
Theo afamily.vn
Con ốm nhập viện vẫn bị bắt về quê ăn Tết, nàng dâu ra "tối hậu thư" khiến mẹ chồng cũng phải e dè Thời tiết thay đổi, bé Bon bị sốt cao phải nhập viện đúng dịp giáp Tết. Dù đã trình bày nhưng mẹ chồng vẫn không thông cảm, còn hứa hẹn đưa con về bà sẽ chăm sóc khiến Thư tức điên. Thư và Dũng đã làm đám cưới 4 năm, có với nhau một cậu nhóc hơn 2 tuổi. Vì mức lương tương...