“Má” Lành và những suất cơm nghĩa tình
Ở khu phố 1 (phường 2, quận 10), mọi người gọi cô Tăng Kim Lành với cái tên thân thương: má Lành. Từ năm 2009, căn nhà nhỏ của má Lành được dùng làm bếp ăn từ thiện và cũng là “trụ sở” để giúp người dân khu phố làm các thủ tục hành chính.
Cô Lành và những suất ăn nghĩa tình
Cứ đều đặn mỗi tháng hai lần, cô Tăng Kim Lành (68 tuổi), ngụ số 2/9, đường Trần Nhân Tôn, Khu phố 2, phường 2, quận 10 tổ chức nấu và phát cơm từ thiện. Bình quân mỗi tháng hơn 700 suất cơm phân phát cho người nghèo, người già có hoàn cảnh khó khăn trong khu phố.
Là Việt kiều Campuchia, tham gia cách mạng từ trước ngày thống nhất, cô luôn ý thức một điều rằng: “Mình là Đảng viên, mình phải gương mẫu đi đầu. Mình là con cháu Bác Hồ mà…”.
Đã về hưu nên cô có khá nhiều thời gian hỗ trợ lối xóm. Bình thường, cô giúp mọi người làm thủ tục hành chính khi có việc cần đến cơ quan chức năng. Mỗi tháng 2 lần, cô lại tổ chức nấu cơm từ thiện phát cho người nghèo trong phường.
Một ngày giữa tháng 8, PV Dân trí tìm đến số nhà 2/9 để tận mắt chứng kiến không khí nhộn nhịp trong tổ cơm của má Lành. Mọi người trong tổ cơm phải có mặt từ 2 giờ sáng chủ nhật để làm.
Đây là 150 suất ăn tăng cường thêm trong tháng 7, nấu toàn đồ chay nên việc nấu nướng có phần cực hơn. Nếu nấu món mặn (thịt, cá..) thì có thể nấu trước, nhưng chay thì không nấu trước được, rất dễ bị thiu. Mọi thứ đều chuẩn sẵn từ tối thứ bảy, sáng chủ nhật sẽ bắt đầu nấu và chia phần.
Tất cả thức ăn đều được chế biến kỹ lưỡng, rau củ sau khi gọt vỏ được ngâm bằng nước muối trước khi chế biến…
Trong góc này là bếp chính, do khá nhỏ và thấp nên ai đứng nấu ở đây ai cũng nhễ nhại mồ hôi.
Video đang HOT
Làm quần quật từ 2h sáng, đến khi cơm xong thì ai cũng mệt mỏi nhưng vẫn tỉ mẩn phân chia từng phần cơm cho người nghèo.
Hôm nay ăn món chay nên mỗi phần cơm có kèm theo một quả chuối…
Đến khoảng 9 giờ sáng, 100 suất dành cho những người bán vé số, có hoàn cảnh khó khăn được thông báo trước đã được phát hết…
Những đôi chân này sẽ mang 50 suất cơm còn lại đến tận nhà cho những người già neo đơn, không thể đi lại…
Ngoài việc trao cơm từ thiện, đây cũng là dịp cô lành đến thăm hỏi, nắm tình hình sức khỏe những cụ già neo đơn trong phường.
Cô Lành còn rất năng nổ trong công tác khuyến học ở địa phương. Vừa qua, cô đã vận động trao hơn ba mươi suất học học bổng cho học sinh nghèo hiếu học theo hình thức bảo trợ học phí…
Ngoài trao học bổng, cô Lành còn dành thời gian tìm hiểu, xác minh giấy tờ, làm thủ tục giúp những mảnh đời lang thang cơ nhỡ, không giấy tờ tùy thân để giúp họ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
. Anh Nguyễn Văn Tiến vừa được cấp một thẻ BHYT mới. Mỗi năm anh đều được cô Lành và lãnh đạo địa phương hỗ trợ hưởng chế độ xã hội.
Cô Lành cũng từng thực hiện kế hoạch xây dựng cửa hàng bình ổn giá nhưng không thành công do khách hàng đa phần là người nghèo, hay mua thiếu… Cô chia sẻ: “Người ta đến mua không lẽ mình không bán, mà bán thiếu người ta cũng không có tiền trả, người ta không trả chẳng lẽ mình đòi”. Bỏ cửa hàng bình ổn giá cô tiếc lắm, nhưng làm thì không đủ kinh phí…
Bởi vậy, giờ cô chỉ duy trì tổ cơm từ thiện. Tuy mỗi người chỉ được hai phần ăn một tháng nhưng đó là tất cả sự nỗ lực của cô Tăng Kim Lành và tổ cơm của mình. Cô cười rạng rỡ với câu cửa miệng chân chất của người phụ nữ Nam bộ: “Làm từ thiện cực mà vui, không làm buồn lắm, chịu không nổi!”.
Phạm Nguyễn
Theo Dantri
[CHÙM ẢNH] Sài Gòn không chỉ có trà đá miễn phí
Không chỉ là bình trà đá miễn phí nằm dọc các con đường, ở Sài Gòn còn nhiều thứ khác cũng mang đầy ý nghĩa về tình người.
Nếu chịu khó chạy vòng quanh Sài Gòn chúng ta vẫn thấy đâu đó những bình trà đá phục vụ miễn phí. Chỉ cần bình nước, vài cái ly nhỏ và trà đá cũng đủ làm mát lòng những người lao động nghèo
Tại bệnh viện Ung Bướu, một nhóm sinh viên ở nhiều trường đại học khác nhau cùng phát những phần cơm từ thiện cho những người thân, bệnh nhân nghèo
Những phần cơm cho đi tuy không nhiều nhưng chứa đựng nhiều tình cảm của người Sài Gòn đối với người nghèo khó
Hẻm 108 đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận (thường gọi là hẻm 96) là điểm tựa đối với những người lao động nghèo
Ở đây, người nghèo, người khuyết tật luôn được bơm vá hoặc sửa xe miễn phí
Công việc bơm vá xe không phải là nghề chính chính của mình nhưng chị Trang vẫn sẵn lòng phục vụ miễn phí nếu có người khuyết tật nào cần đến
Cạnh bên điểm sửa xe là tủ thuốc miễn phí phục vụ những người đi đường khi gặp các chứng bệnh thông thường như cảm, sốt, sổ mũi hay bị trầy xước ngoài da
Trên kệ lúc nào cũng đầy ấp thuốc men và bông băng y tế. Chị Trang cho biết: "Những người bị đau bụng, nhức đầu thường hay đến đây xin thuốc uống lắm. Ngoài ra còn có bông băng nếu có ai bị va quẹt xe còn có cái để sơ cứu nữa"
Hơn 10 năm nay, cơ sở mai táng Vạn Phúc luôn đứng ra mai táng cho những người nghèo mà không lấy một đồng thù lao nào
Nhiều điểm cơm miễn phí mọc ra ngày càng nhiều ở Sài Gòn
Phạm Hữuthực hiện
Theo Thanhnien
Chị Hồng sẽ làm gì khi nhận được 5 triệu yên? "Tôi đã hứa với lòng mình, nếu nhận được tiền sẽ mua vài tạ gạo ủng hộ Hội người mù quận Tân Bình và ngôi chùa nơi chăm sóc người già neo đơn. Sau đó, tôi sẽ sửa nhà cho bố mẹ ở quê, mua xe đạp điện cho con, số còn lại sẽ gửi ngân hàng..." Đó là lời chia sẻ mộc...