… Mà không gọi đò
Có những con đường khác nhau để trở về làng. Nhưng bến đò quê cho tôi nhiều hơn cả sự trở về thông thường.
Về mặt không gian, con đò đưa tôi qua sông về với làng mình. Nhưng về mặt thời gian, con đò đưa tôi vào bất tận những ký ức và những năm tháng trong sáng, thiêng liêng tôi lớn lên trong cái làng nghèo khó và xa xôi ấy.
Bây giờ thi thoảng về quê, tôi vẫn ra bến sông. Người đàn bà lái đò chẳng cần hỏi tôi câu gì. Chị tháo chiếc dây buộc đò và bảo: “Ông lên đò đi”. Chị biết tôi không có việc gì bên kia sông mà chỉ là tôi muốn sang bờ bên ấy, đứng đó và nhìn về phía làng tôi tẫm bóng cây ở sau con đê. Tôi muốn đi ngược lại thời gian để được sống lại một lần nữa và một lần nữa được mang cảm giác của những người xa quê trở về trong một ngày cuối năm. Đó là những ngày nắng hanh chợt hừng lên và cả triền sông làng quê rực vàng hoa cải. Đứng ở bên này sông, cho dù không nhận rõ mặt những cô gái làng đang rửa lá dong xanh dưới bến để chuẩn bị gói bánh chưng thì tôi vẫn cảm thấy hơi ấm thân thương của những giọng nói và những gương mặt người làng từ phía ấy tràn vào tôi.
Cứ vào những ngày giáp Tết, bến sông làng tôi lại vang tiếng cười của những cô gái ra sông gánh nước và rửa lá dong. Những ngày đó, người qua đò nhiều hơn. Chủ yếu là người làng đi làm ăn, sinh sống ở xa trở về quê ăn Tết. Và tôi là một trong những người đó. Khi con đò cập bến, tôi lại nghe giọng nói quen thuộc của người lái đò già: “Cậu về quê ăn Tết?”. Người lái đò già đã mất nhiều năm trước, người con dâu của ông tiếp tục công việc đưa người qua sông. Nghe nói, người ta sẽ xây một cây cầu qua sông Đáy cách bến đò làng tôi chừng một cây số để nối liền với con đường liên tỉnh. Có cây cầu, việc đi lại sẽ thuận tiện hơn biết bao nhiêu. Nhưng cho dù sau này không còn bến đò nữa thì tôi cũng biết rằng: Có một bến đò quê vẫn mãi mãi vang tiếng gọi đò trong những buổi chiều cuối năm rực vàng hoa cải và tiếng mái chèo khỏa nước. Và con đò ấy luôn luôn chở tôi vào thế giới của những nhớ thương da diết.
Ngay đầu con đường đất từ bến đò lên mặt đê có một cây đa. Dưới gốc đa là một quán nhỏ bán nước chè xanh và một vài thứ quà quê như bánh khoai, bánh sắn, kẹo vừng hoặc khoai luộc, ngô nướng theo mùa vụ ở làng tôi. Bất cứ ai khi đi xa về qua đò đều vào quán nước trước khi về nhà. Bà bán nước mừng rỡ như đón một người thân trong gia đình mình về ăn Tết. Tôi thường ngồi đó uống một bát nước chè xanh trước khi về nhà. Thực sự, quán nước lợp lá mía đó như chính ngôi nhà của mình. Trong khi tôi uống nước và ngắm nhìn xuống bãi sông vàng hoa cải cuối năm, bà bán nước kể cho tôi nghe những câu chuyện của làng mà những ngày đi làm ăn xa ở thành phố tôi chưa được biết.
Dưới gốc đa là một quán nhỏ bán nước chè xanh và một vài thứ quà quê như bánh khoai, bánh sắn, kẹo vừng hoặc khoai luộc, ngô nướng theo mùa vụ ở làng tôi. (ảnh minh họa)
Có một câu chuyện mà tôi không bao giờ quên được. Đó là chuyện về bà Đoán làng tôi. Bà chỉ có một người con trai, anh xung phong nhập ngũ bằng được và đã hy sinh, có giấy báo tử trong thời gian chiến tranh. Nhưng bà Đoán vẫn nghĩ con mình sẽ trở về. Thi thoảng, bà Đoán ghé qua quán nước bên bến sông và dặn đi dặn lại bà bán nước rằng nếu anh Đoán về thì phải sai cháu chạy vào báo cho bà ngay lập tức. Chứng kiến cảnh đó, ai cũng ứa nước mắt. Không chỉ mình bà Đoán, làng tôi còn có nhiều gia đình mà những người con của họ đã đi vào mặt trận từ bến đò quê nhưng không trở về nữa. Trong trường ca Những người lính của làng (NXB Quân đội Nhân dân, 1996), tôi viết về những người lính ra đi từ làng tôi và đã hy sinh, trong đó có một đoạn viết về linh hồn một người lính trở về và nói với người yêu của anh:
Em ơi anh đã trở về
Chim ri gọi bạn chân đê cuối chiều
Video đang HOT
Mây trời chín một màu rêu
Cánh chim khỏa gió chia đều mênh mông
Anh về một phía bờ sông
Lòng đầy thương nhớ mà không gọi đò
Nhưng tôi tin có những con đò làm bằng mây trắng vẫn đưa linh hồn những người lính đã hy sinh trở về với mẹ mình. Và có lúc đứng bên bến đò quê trong hoàng hôn đang lan dần trên mặt sông ngày cuối năm, tôi như thấy có biết bao người đã khuất nơi xứ người đang trở về đứng bên kia sông và tiếng gọi đò của họ vang trong những ngọn gió đã chớm hơi Xuân ấm áp thổi về làng.
Bến đò quê bây giờ ít người qua nhưng trong lòng những người làng tôi và cá nhân tôi mãi mãi còn một bến đò. Nơi ấy là một vẻ đẹp thôn dã, là một nhớ thương da diết, là những ký ức nhiều khi đau thắt nhưng ấm áp. Thật lạ lùng, lúc nào đặt chân trên con đường dốc từ mặt đê xuống bến làng mình, tôi lại nghe thấy tiếng gọi. Đó không chỉ là tiếng gọi đò. Đó còn là một tiếng gọi khác như thức tỉnh chúng ta khi chúng ta đang đi xa những gì đẹp đẽ và thiêng liêng. Và đôi khi tôi chợt nghe thấy tiếng tôi gọi chính tôi từ phía bờ bên kia.
Theo VNE
Dương Ngọc Thái tổ chức tiệc giới thiệu vợ con
Lần đầu đưa vợ và con gái từ Canada về nước ăn Tết, nam ca sĩ "Gọi đò" đã tổ chức buổi tiệc nho nhỏ để giới thiệu người thân với bạn bè, đồng nghiệp.
Vợ của Ngọc Thái và nữ ca sĩ trẻ Triệu Ái Vy, còn cô công chúa của anh có tên khai sinh là Dương Ngọc Quỳnh Anh (Angielina Dương). Tên gọi thân mật ở nhà của bé là Su.
Tuy mới chỉ 3 tháng tuổi, nhưng con gái của chàng ca sĩ Dương Ngọc Thái đã lộ rõ những nét rất đáng yêu và xinh xắn. Cô bé sở hữu đôi mắt to tròn, sống mũi cao giống mẹ. Vợ Ngọc Thái chia sẻ, bé rất ngoan, ít làm nũng mẹ.
Bà xã của Ngọc Thái đang nỗ lực lấy lại vóc dáng sau sinh.
Nhiều đồng nghiệp thân thiết của Ngọc Thái như Hàn Thái Tú, Lâm Vũ đã có mặt từ sớm để chung vui cùng gia đình.
Dương Ngọc Thái song ca cùng ca sĩ Lương Gia Huy.
Nhạc sĩ Sơn Hạ - người tạo ra bản hit Anh ba khía của Đan Trường cũng đến dự tiệc.
Châu Gia Kiệt biểu diễn nhiều ca khúc xuân sôi động.
Trước đó, gia đình Dương Ngọc Thái cũng tổ chức tiệc đầy tháng cho con gái ở Canada. Triệu Lệ Vy - bà xã của Ngọc Thái mới sinh nhưng vẫn tham gia biểu diễn một ca khúc gửi tặng con gái.
Dương Ngọc Thái và Phạm Thanh Thảo song ca.
Ngọc Sơn nhân dịp lưu diễn ở Canada cũng đến dự buổi tiệc của gia đình Ngọc Thái.
Hàn Thái Tú cũng góp mặt ở sự kiện này.
Theo Trí thức
Dương Ngọc Thái tình tứ bên Hoàng Châu Nam ca sĩ "Gọi đò" không chỉ có màn song ca ăn ý bên nữ đồng nghiệp, mà cả hai cùng tạo dáng nhí nhảnh trong một buổi tiệc. Dương Ngọc Thái và Hoàng Châu thể hiện tình cảm đồng nghiệp gắn bó trên sân khấu. Cả hai thể hiện ca khúc trữ tình gửi tặng chủ nhân của buổi tiệc sinh nhật...