Mạ đông xuân chết hàng loạt vì giá rét, nông dân Thủ đô lo mất mùa sớm
Những ngày qua, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kèm mưa đã làm cho nhiều diện tích mạ của nông dân trên địa bàn xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội bị vàng lá, hỏng rễ, thậm chí bị chết nhiều.
Mạ mới gieo chết la liệt vì giá rét, nông dân Thủ đô lo thiếu mạ cấy để kịp thời vụ.
Thời tiết khắc nghiệt, mạ chết la liệt
3h chiều ngày 23/2, trời Phú Xuyên hửng chút nắng hanh nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn ở mức 13 – 14 độ C.
Ông Nghiêm Văn Nức (Văn Hoàng, Phú Xuyên) tất tả ra đồng giăng nilon trắng giữ ấm cho luống mạ đã dần ngả màu lá sang vàng. Mấy ngày qua, rét đậm kèm mưa, nhiệt độ có khi xuống đến 7 – 8 độ C, mạ dùng để cấy cho 1,5 mẫu ruộng của gia đình ông gần như không trụ được.
Ông Nghiêm Văn Nức (Văn Hoàng, Phú Xuyên) giăng nilon trắng để giữ ấm cho mạ. Ảnh: P.V
Bàn tay trần của ông Nức nhặt từng thanh tre, cắm ngang 2 đầu luống mạ tạo thành hình vòng cung, cách độ 20 phân lại cắm 1 thanh tre như thế tạo khung giăng nilon trắng.
“Năm nay rét quá, đợt rồi vừa rét vừa mưa. Rét đậm là gieo mạ đã bị ảnh hưởng, thêm mưa xuống, nước mưa có axit nên mạ càng khó sống hơn”, ông Nức nói.
Hầu hết các hộ nông dân tại xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên cấy chủ yếu 2 loại lúa là Bắc thơm và giống Trung Quốc. Với thời tiết khắc nghiệt như vừa rồi, lúa Bắc thơm chịu nhiệt kém, phần lớn diện tích mạ của giống này đều không thể bám trụ đến lúc lên ruộng.
Giống lúa của Trung Quốc có khả năng chịu rét cao hơn, chính vì thế, những luống mạ giống này thường xanh và ít hỏng.
“Năm nay nhà tôi cấy mẫu rưỡi thôi, tổng khoảng 20kg giống, có 5kg giống Trung Quốc, 15kg Bắc thơm. Giống Trung Quốc chịu được nhiệt hơn, chắc được khoảng 80%, hỏng chỉ tầm 20% thôi. Còn Bắc thơm thì xác định là 70% hỏng, mạ có hồi lại cũng chỉ được khoảng 30%”, ông Nức buồn rầu chia sẻ.
Video đang HOT
Dù trời rét cắt da, cắt thịt nhưng ông Nức vẫn phải xuống đồng, cố “cứu” những luống mạ non của gia đình. Ảnh: P.V
Bên cạnh luống mạ nhà ông Nức, mạ nhà bà Tâm (Văn Hoàng, Phú Xuyên) cũng không khá hơn là bao. Hai tay vốc đất, đắp lại cho kín tấm nilon trắng, bà Tâm tâm sự: “Nhà tôi gieo mạ này cho 1 mẫu ruộng, được khoảng 50% vì rét này mạ giống lúa Bắc thơm không chịu được”.
Thấy mạ bị rét gần hỏng hết, người dân bảo nhau ra tháo nước, đậy nilon giữ ấm cho cây nhưng cứu cũng không được bao nhiêu. Nhiều hộ gieo mạ khay, mấy hôm trước còn lên xanh mơn mởn, vậy mà vướng gió bấc, hai luống cạnh nhau, luống thì táp hết lá, luống trong ấm hơn thì phục hồi sớm hơn.
Nông dân vất vả cứu mạ cho kịp vụ lúa đông xuân
Giơ nắm mạ đã vàng lá chết gốc cho chúng tôi xem, ông Nức không khỏi rầu rĩ: “Tầm này năm ngoái là cấy xong rồi. Bắt đầu từ hôm 22/2 âm, dân làng thấy mạ chết mạ héo nhiều quá nên lại mang nilon ra đậy lại. Chứ dân mở nilon và vãi phân đạm hết rồi, chuẩn bị cấy thì rét và mưa”.
Nhiều nông dân ở Văn Hoàng phải vất vả ra đồng giữa cái lạnh để giăng nilon cứu mạ. Ảnh: P.V
Bắt đầu từ 24/12 năm Tân Sửu, người dân tại xã văn Hoàng, huyện Phú Xuyên bắt đầu gieo mạ cho vụ lúa đông xuân. Theo lịch nông dân sẽ nhổ mạ và bắt đầu cấy từ 14 tháng Giêng nhưng cho đến hiện tại, do thời tiết quá rét, mạ hỏng, người dân phải vất vả “cứu” và chờ mạ phục hồi.
Gia đình bà Tâm (Văn Hoàng, Phú Xuyên) phụ thuộc phần lớn vào mấy mẫu ruộng cấy lúa này. Vất vả ra đồng từ sớm, tháo nước, giăng nilon “cứu” lấy vài luống mạ. Đôi bàn tay tái đi vì lạnh, chai sần, thô ráp vẫn miệt mài đậy kín lại tấm nilon.
“Thời tiết thế này, khổ nông dân lắm. Có vài ba sào ruộng mà vất vả, khốn khổ vì thời tiết khắc nghiệt. Mong sao nắng ấm lên cho mạ hồi lại để cấy chứ không thì…”, bà Tâm bỏ ngỏ, không dám nghĩ đến kết quả nếu mạ không thể hồi lại.
Bà Tâm (Văn Hoàng, Phú Xuyên) buồn rầu nhổ cho chúng tôi xem các cây mạ của gia đình bà mới gieo bị chết rét. Ảnh: P.V
Nhiều hộ nông dân tại đây còn phải dở dang công việc nghề nghiệp chính để trông mạ. Chị Dương Thị Lan (Văn Hoàng, Phú Xuyên) đi làm công ty nhưng vẫn tranh thủ cấy thêm 1,7 mẫu lúa cả giống Trung Quốc và Bắc thơm. Mấy hôm rét đậm rét hại, chị phải xin nghỉ tạm ở công ty để lo đồng áng, vớt vát lại số mạ đã cấy được khoảng 50%.
Dù có thể “cứu” được mạ nhưng nông dân tại xã Văn Hoàng lại có thêm mối lo không thể kịp mạ cấy cho vụ đông xuân. Mạ hồi lại cần có khoảng thời gian nhất định, so với thời gian cấy dự kiến, người nông dân có thể phải cấy muộn đến cả chục hôm.
Ông Nguyễn Văn Thụy (Văn Hoàng, Phú Xuyên) lo lắng: “Mạ giờ còn yếu, nên phải để mạ hồi lại rồi mới cấy được. Ít cũng phải 3 ngày nữa, nhiều thì dăm hôm.”
Theo nhiều hộ dân ở Văn Hoàng, để số mạ còn sót lại có thể phục hồi được cần có khoảng thời gian nhất định. Ảnh: P.V
Loay hoay tìm cách cho kịp cấy vụ đông xuân
Nhiều hộ nông dân đã bắt đầu đi xẻ lưng, những chỗ cao cũng đã có người đi đắp bờ để cấy những giống lúa chịu nhiệt tốt như nếp 97, giống Trung Quốc. Còn giống Bắc thơm thì nông dân để mạ hồi phục rồi mới cấy sau.
Cận cảnh cây mạ bị chết rét vàng úa ở Văn Hoàng. Ảnh: P.V
Chính vì trời rét kèm mưa, mạ hỏng nhiều nên nhiều hộ nông dân không đủ mạ cấy, người dân vẫn loay hoay đi tìm cách giải quyết.
Gia đình ông Nguyễn Văn Thụy đã rục rịch mua giống và gieo lại mạ trên sân thay vì trên ruộng từ 2 hôm trước. “Rét thế, mạ hỏng, thiếu mạ là chắc chắn, nhà tôi bắt đầu gieo lại nhưng cũng không biết có kịp mà cấy không”, ông Thụy chia sẻ.
Ông Thụy (Văn Hoàng, Phú Xuyên) lo ngại gia đình không có đủ mạ để kịp vụ cấy tới. Ảnh: P.V
Nhiều hộ nông dân sợ rằng gieo lại trên ruộng hay trên sân mai này nắng lên mạ lại chết nên đã chọn cách chuyển sang gieo sạ cho kịp vụ lúa. Tuy nhiên, địa hình đất mỗi chỗ khác nhau, chỗ trũng, chỗ cao nên cũng rất khó có thể gieo sạ.
Toàn TP. Hà Nội vẫn ở cấp độ 2, cửa hàng ăn uống quận Đống Đa được bán tại chỗ
Theo UBND TP. Hà Nội, trong 14 ngày gần đây toàn thành phố ghi nhận 23.606 ca mắc tại cộng đồng, thành phố vẫn ở cấp độ 2.
Hiện có 10 quận, huyện ở cấp độ 3, riêng quận Đống Đa sau 3 tuần liên tục ở cấp độ 3 thì hiện tại đã xuống cấp độ 2.
Đêm 31/12/2021, UBND TP. Hà Nội ban hành Thông báo số 865/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch COVID-19 như cách đây một tuần. Tuy nhiên, trong 30 quận, huyện, thị xã, chỉ có 2 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh), tăng 1 địa bàn so với công bố vào ngày 25/12; có 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (giảm 3 quận, huyện) và 10 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 2 huyện.
Sau 2 tuần
Về cấp xã, phường, có 190 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 206 xã, phường); 278 địa phương ở cấp độ 2 (tăng 162 xã, phường); 111 địa phương ở cấp độ 3 (tăng 44 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).
Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 23.606 ca mắc tại cộng đồng (tăng 5.774 ca so với 14 ngày trước đó). Trong đó có 2 huyện ở cấp độ 1 là Phúc Thọ và Phú Xuyên; 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và có 10 quận, huyện: Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân ở cấp độ 3. Điều đáng nói, quận Đống Đa 3 tuần liên tục ở cấp độ 3, thì hiện đã xuống cấp độ 2.
Cũng trong vòng 14 ngày gần đây có 111 xã, phường, thị trấn ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 13 đơn vị, Bắc Từ Liêm 1 đơn vị, Cầu Giấy 1 đơn vị, Chương Mỹ 1 đơn vị, Đan Phượng 1 đơn vị, Đông Anh 1 đơn vị, Đống Đa 7 đơn vị, Gia Lâm 7 đơn vị, Hà Đông 5 đơn vị, Hai Bà Trưng 11 đơn vị, Hoài Đức 1 đơn vị, Hoàn Kiếm 9 đơn vị, Hoàng Mai 13 đơn vị, Long Biên 7 đơn vị, Nam Từ Liêm 6 đơn vị, Quốc Oai 1 đơn vị, Tây Hồ 6 đơn vị, Thanh Oai 1 đơn vị, Thanh Trì 8 đơn vị, Thanh Xuân 6 đơn vị, Thường Tín 3 đơn vị, Ứng Hòa 2 đơn vị. Theo đánh giá cấp độ dịch, 111 xã, phường, thị trấn của các quận, huyện này thuộc cấp độ 3.
Còn lại, trong số 468 xã, phường, thị trấn, có 190 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 278 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2. Cùng với tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Hà Nội còn dựa vào độ bao phủ vaccine COVID-19.
Theo đó, đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn Hà Nội là 98,5% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều vaccine là 95,8% (đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4 đến nay) là 48.939 ca; trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 16.412 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 31.527 ca.
Từ 6h sáng nay, các cơ sở kinh doanh ăn, uống tại quận Đống Đa được bán tại chỗ:
Ngay sau khi có Thông báo của UBND TP. Hà Nội, UBND quận Đống Đa đã ra thông báo về việc điều chỉnh các biện pháp thích ứng theo tình hình cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo đó, từ 6h ngày 1/1/2022, điều chỉnh các biện pháp thích ứng theo Văn bản 2638/UBND-YT ngày 10/12/2021 của UBND quận. Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với cấp độ 2 trên địa bàn quận theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và UBND quận về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Tài xế xe máy bị nghiền nát dưới bánh tàu hỏa - ám ảnh clip hiện trường Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến ai nấy đều rợn tóc gáy. Đoạn clip chỉ 15 giây được trích xuất từ camera an ninh đang khiến mạng xã hội rúng động vì quá đáng sợ. Một người đàn ông điều khiển xe máy đi vượt qua đường sắt. Tuy nhiên, đúng lúc này tàu chở hàng đi tới. Tình huống quá...