Mã độc tống tiền Petrwap lan rộng toàn cầu
Được phát hiện đầu tiên tại châu Âu, loại mã độc tống tiền có nguồn gốc tương tự WannaCry đã lan rộng sang Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc tấn công tống tiền bằng mã độc quy mô lớn tại châu Âu đang có nguy cơ lan rộng toàn cầu. Trước đó, nó khiến công ty dầu mỏ lớn nhất nước Nga, ngân hàng tại Ukraine và nhiều tập đoàn đa quốc gia tại châu Âu ngừng hoạt động.
Ukraine tê liệt
Ngân hàng quốc gia, công ty điện lưới quốc gia và sân bay lớn nhất Ukraine là những nạn nhân của cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền mới này.
Ông Rozenko Pavlo – Phó thủ tướng Ukraine – nói ông và các thành viên chính phủ không thể truy cập máy tính của mình. Cùng với đó, máy tính và bảng thông báo tại sân bay quốc tế Boryspil tại Kyev cũng dừng hoạt động.
Tin nhắn tống tiền xuất hiện trên quầy thanh toán của ngân hàng Orchadbank (Ukraine) hôm 27/6. Ảnh:Reuters.
“Trang web chính thức của sân bay và bảng lịch trình bay đều không hoạt động”, Pavel Ryabikin – Giám đốc sân bay viết trên Facebook. Bên cạnh đó, dịch vụ bưu chính quốc gia, đài truyền hình và nhiều dịch vụ giao thông của nước này cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều cây ATM trong nước dừng hoạt động, hiện tin nhắn do hacker để lại.
Mã độc lan rộng toàn cầu
Ngày hôm qua (27/6), đã có những thông tin xác nhận virus này đã lan rộng sang các nước khác như Tây Ban Nha, Pháp, Ấn Độ.
Video đang HOT
Theo Reuters, hoạt động điều hành tại một trong 3 nhà ga tại cảng Jawaharlal Nehru (Mumbai, Ấn Độ) bị dừng hoạt động. Tại Australia, một nhà máy sản xuất chocolate bị mã độc tấn công, quan chức thương mại nước này xác nhận.
Hãng bảo mật Kaspersky nói với Reuters rằng họ phát hiện ra nhiều vụ tấn công tại các nước châu Á Thái Bình Dương nhưng không cung cấp thông tin cụ thể. Trên phạm vi toàn cầu, Nga và Ukraine là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất với hàng nghìn vụ tấn công, trong khi nạn nhân khác đến rải rác từ các nước gồm Anh, Pháp, Đức, Italy và Mỹ.
Các chuyên gia bảo mật cho biết mức độ nguy hại của đợt tấn công mới nhỏ hơn so với WannaCry bởi nhiều máy tính đã cập nhật bản vá Windows sau đợt tấn công trước đó.
Mã độc mới nguy hiểm ra sao
Theo các chuyên gia bảo mật trong nước, tốc độ lây lan của loại mã độc tống tiền Petrwap mới tương đương với mã độc WannyCry xuất hiện hồi tháng 5. Các máy tính bị lây nhiễm sẽ tự động tắt nguồn, khi khởi động lại sẽ hiển thông báo đòi tiền chuộc là 300 USD/máy tính (thanh toán bằng Bitcoin).
Mã độc tấn công tống tiền chính là cơn ác mộng lớn nhất của giới bảo mật trong nửa năm qua. Ảnh: L’Obs.
Cũng giống WannaCry, Petrwap có khả năng lây lan qua mạng nội bộ giữa các máy tính với nhau, khai thác lỗi SMB chia sẻ tập tin của Windows EternalBlue hoặc sử dụng công cụ của tin tặc để trích xuất mật khẩu của các máy tính bên cạnh từ bộ nhớ của máy tính đã bị nhiễm và cài đặt từ xa bằng công cụ psexec hợp pháp của Microsoft.
Nguy cơ tại Việt Nam
Theo công ty bảo mật CMC Infosec, người dùng cá nhân sử dụng Yahoo mail và Gmail sẽ an toàn trước mã độc mới này bởi hệ thống lọc mã độc của chúng có đủ khả năng cách ly email có mã độc.
Tuy nhiên, các hòm thư điện tử của doanh nghiệp, tổ chức hoặc máy chủ chạy mail server trên Windows dễ bị lây lan. Theo thống kê của công ty này, Việt Nam có khoảng 9.700 máy chủ có nguy cơ lây nhiễm mã độc khai thác qua lỗ hổng EnternalBlue. Hiện tại, các chuyên gia chưa phát hiện trường hợp lây nhiễm cụ thể nào tại Việt Nam.
Các chuyên gia cảnh báo, người sử dụng máy tính không nên mở các tập tin đính kèm nếu không chắc chắn đó là tập tin an toàn và nên ngay lập tức tải bản vá lỗi MS17-010 từ trang chủ Microsoft tương ứng với hệ điều hành Windows đang dùng.
Thành Duy
Theo Zing
Virus tống tiền mới tấn công sân bay, ngân hàng khắp châu Âu
Kaspersky xác định virus này có tên Petrwrap, tấn công đòi tiền chuộc bằng Bitcoin tương tự WannaCry.
Một vụ tấn công tống tiền lớn đang khiến nhiều doanh nghiệp khắp châu Âu phải đóng cửa. Trong đó, nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Ukraine khi hệ thống tại ngân hàng trung ương, tàu điện ngầm và sân bay Boryspil tại thủ đô Kiev phải dừng hoạt động, theo The Verge.
Đơn vị cung cấp điện Ukrenego cũng dừng hoạt động nhưng người đại diện của họ nói nguồn điện không bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công.
Thêm một vụ tấn công mạng để tống tiền quy mô lớn nổ ra tại châu Âu. Ảnh: MediPro.
Bên cạnh đó, các website của công ty vận chuyển hàng hóa Đan Mạch là Maersk cũng bị tấn công. Nhiều người dùng độc lập tại Pháp và Anh cũng ghi nhận dính phải mã độc tống tiền mới. Con virus này còn tấn công server của công ty dầu mỏ Nga là Rosnoft, dù chưa rõ mức độ phá hoại của nó.
Một chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab xác định con virus có tên Petrwrap, một biến thể của mã độc tống tiền Petya từng bị phát hiện hồi tháng 3. Theo Virus Total, chỉ có 4 trên tổng số 61 dịch vụ diệt virus tại châu Âu có thể phát hiện ra con virus này.
Hiện chưa rõ cách thức lây lan của con virus mới. Một vài hãng bảo mật cho hay loại mã độc tống tiền mới khai thác chung lỗ hổng EternalBlue giống WannaCry. Đươc công bố bởi Shadow Brokers hồi tháng 4, EternalBlue khai thác hệ thống chia sẻ file SMB trên Windows.
Microsoft đã tung bản vá lỗ hổng cho mọi phiên bản Windows nhưng không phải người dùng nào cũng thường xuyên nâng cấp phần mềm.
Virus có tên Petrwrap đang tấn công máy tính tại nhiều nước châu Âu. Ảnh: Payload Security.
Petrwrap có vẻ là một chương trình tấn công tống tiền trực diện. Một khi nhiễm phải, virus này sẽ mã hóa máy tính bằng một chìa khóa riêng, không cho phép sử dụng dữ liệu cho đến khi được giải mã.
Với máy tính bị nhiễm, chủ nhân của nó cũng được yêu trả 300 USD bằng Bitcoin, giống WannaCry. Tài khoản email trong ví Bicoin tống tiền và ID cá nhân là tài khoản email do Posteo cung cấp.
Cho đến hiện tại, nó đã thực hiện 8 giao dịch với tổng số tiền là 2.300 USD. Con số này đang liên tục tăng lên. Hiện chưa rõ hệ thống máy tính có được khôi phục sau khi thực hiện thanh toán hay không.
Phản ứng trước động thái tấn công này, Ukraine tỏ ra khá lạc quan. Ngay sau khi phát hiện cuộc tấn công, tài khoản Twitter chính thức của quốc gia này phát đi thông điệp yêu cầu công dân không hoảng loạn. Họ thậm chí còn đính kèm thông báo này một bức ảnh meme khá hài hước.
Thành Duy
Theo Zing
Không chỉ tống tiền, mã độc WannaCry có thể gây chết người Loại mã độc tấn công tống tiền mới vô hiệu hóa nhiều máy tính tại các bệnh viện ở Anh, khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe bị đình trệ. Mã độc tấn công tống tiền ransomware đã lan tràn trên phạm vi 150 quốc gia, theo thông báo mới đây của Kaspersky. Không đơn thuần là những vụ tấn công ăn cắp...