Mã độc có thể chuyển dữ liệu qua USB trên hệ thống Air-Gapped
Được cách ly hoàn toàn với internet hoặc các mạng khác và được xem là máy tính an toàn nhất trên hành tinh, thế nhưng Air-Gapped đang trở thành mục tiêu thường xuyên trong những năm gần đây.
USBee có thể hoạt động mà không cần thực hiện thông qua USB nhiễm độc. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo TheHackerNews, một nhóm nhà nghiên cứu đến từ Đại học Ben-Gurion (Israel) đã phát hiện ra cách thức để trích xuất thông tin nhạy cảm từ máy tính Air-Gapped. Để thực hiện, họ sử dụng phương thức truyền tần số vô tuyến từ kết nối USB mà không cần bất kỳ phần cứng chuyên dụng gắn trên USB được mệnh danh là USBee. Đây là phương thức tấn công cải tiến đáng kể so với cách mà Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) sử dụng trong phương thức tấn công CottonMouth thông qua USB trong đề cập đến từ cựu nhân viên NSA Edward Snowden.
Không như CottonMouth, USBee không đòi hỏi kẻ tấn công phải đưa thiết bị USB được điều chỉnh vào máy tính Air-Gapped mục tiêu. Hơn nữa, USBee không liên quan đến bất kỳ hành vi cấy mã độc vào firmware hay trình điều khiển USB để thực hiện tấn công.
“Chúng tôi giới thiệu một phương pháp có khả năng truyền dữ liệu tầm ngắn qua không khí, sử dụng bức xạ điện từ một dongle USB. Không giống như các phương pháp khác, phương pháp của chúng tôi không yêu cầu hành vi truyền tín hiệu qua phần cứng mà thông qua bus dữ liệu nội bộ của USB”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh phương pháp tấn công của USBee là hoàn toàn dựa vào phần mềm, mặc dù nó có thể yêu cầu những điều kiện nhất định thực thi.
- Các máy tính phải bị nhiễm độc, điều này thông qua sự giúp đỡ của một “người trong cuộc”
- Bất kỳ thiết bị USB nào đó phải được cắm vào máy tính Air-Gapped nhiễm độc
- Kẻ tấn công cũng phải hoạt động trong phạm vi làm việc, thường tối đa từ 3-5 mét.
Video đang HOT
Kẻ gian phải hoạt động trong phạm vi gần với máy tính bị tấn công nếu muốn ăn cắp dữ liệu. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
USBee sẽ biến thiết bị USB gắn trên máy tính mục tiêu thành một thiết bị phát tần số vô tuyến (RF), có thể điều chỉnh việc truyền các dữ liệu ăn cắp ở tốc độ cao. Nhà nghiên cứu Mordechai Guri nói rằng USBee sau đó sẽ gửi một chuỗi các bit với giá trị “0″ vào một cổng USB để phát ra dải có tần số từ 240 MHz đến 480 MHz. Lúc này, bằng cách ghi các chuỗi giá trị nhị phân “0″ và “1″, kẻ tấn công có thể tạo ra một sóng điện áp có thể thay đổi nhanh chóng và sau đó sử dụng bộ điều chế số (FSK) nhằm giải mã hóa các dữ liệu hữu ích.
Vì cuộc tấn công này được thực hiện để ăn cắp các dữ liệu nhị phân nên kẻ tấn công không thể ăn cắp các tập tin lớn, tuy nhiên nó có thể ăn cắp dữ liệu mật khẩu, mã khóa hay các bit dữ liệu nhạy cảm khác được lưu trữ trong máy tính mục tiêu.
USBee truyền dữ liệu ở tốc độ khoảng 80 byte mỗi giây, con số đủ nhanh để giúp ăn cắp một khóa đã mã hóa 4.096 bit chỉ trong vòng 10 giây. USBee có thể cung cấp khả năng truyền dữ liệu trong phạm vi lên đến 3 mét thông qua một kết nối USB tiêu chuẩn, hoặc đến 8 mét nếu sử dụng cáp hoạt động như một ăng-ten phát.
Mặc dù phương pháp tấn công trên có những điểm ấn tượng, nhưng điều đó vẫn chỉ đơn giản là một lý thuyết, và khả năng triển khai ra thực tế vẫn là một dấu hỏi.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Cuộc 'xâm lăng công nghệ' từ bên kia biên giới Triều Tiên
Sống ở đất nước bí ẩn nhất thế giới, người dân Triều Tiên được tiếp xúc rất ít với công nghệ hiện đại. Ở bên kia biên giới, Hàn Quốc và một số tổ chức đang cố thay đổi điều này.
Được mô tả là "đất nước bí ẩn", Triều Tiên là một trong những xã hội khép kín và cô lập nhất thế giới. Nước này có 24 triệu dân dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un, 32 tuổi.
Triều Tiên ban hành rất nhiều luật nghiêm ngặt, đặc biệt là với việc sử dụng các thiết bị điện tử. Người dân không được phép sử dụng các thiết bị như đầu DVD, còn điện thoại di động là rất hạn chế, đặc biệt việc truy cập Internet không hề dễ dàng, thậm chí với cả người nước ngoài tại đây.
Theo Newfocusintl, cách đây ít tháng, Triều Tiên thậm chí còn cấm người dân sở hữu điện thoại Trung Quốc. Ai trái lệnh sẽ bị quy vào tội phản quốc. Sở dĩ có việc cấm này là bởi các khu vực giáp ranh với Trung Quốc có tình trạng người dân Triều Tiên mua điện thoại từ bên kia bên giới tuồn sang.
Những chiếc điện thoại này thậm chí còn dùng sóng di động roaming của Trung Quốc và vào được mạng Internet mà phía Triều Tiên không thể kiểm soát được.
Theo trang NK Daily của Hàn Quốc, các đặc vụ Triều Tiên đang ra sức nghe lén các cuộc điện thoại di động được thực hiện tại khu vực biên giới Trung Quốc 24/24h bằng các thiết bị nghe lén, xe tải quân sự và xe máy. Triều Tiên từng ban hành lệnh cấm tương tự hồi 1/2014 nhằm xoá bỏ triệt để việc sử dụng điện thoại di động Trung Quốc.
Đầu DVD, phương tiền truyền bá văn hóa từ bên ngoài vào Triều Tiên.
Triều Tiên hiện đang có khoảng 2,5 triệu người dùng di động đăng ký, cứ khoảng 10 người dân thì lại có một người dùng mobile. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn bởi tình trạng buôn lâu thiết bị diễn ra khá thường xuyên, chủ yếu tới từ Trung Quốc.
Với những người dùng đăng ký, họ cũng chịu sự kiểm soát chặt chẽ. An ninh Bắc Triều Tiên sẽ điều tra xem thu nhập của họ thế nào, có đủ tiền mua và sử dụng điện thoại hay không, hoặc gia đình có người thân, họ hàng bên Hàn Quốc hay không.
Tại Triều Tiên, việc xem phim ảnh và các nội dung từ "kẻ thù truyền kiếp" Hàn Quốc là tội trạng nặng, có thể bị tử hình hoặc chịu tù khổ sai. Năm 2013, báo chí Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã tử hình 80 người xem phim Hàn.
Theo Business Insider, điều này không ngăn được một số người dân giáp biên mua đầu DVD hoặc điện thoại từ chợ đen. Đa phần các đầu DVD đều đọc được thẻ USB hoặc các thiết bị ổ cứng cắm ngoài.
Theo đó, các tổ chức bên ngoài tuyên truyền thông tin thông qua các thẻ USB nhỏ gọn, dễ giấu và dễ vận chuyển. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 thẻ USB chứa sẵn nội dung được tuồn vào Triều Tiên tới cuối năm nay.
Phía Hàn Quốc, thay vì truyền tài những nội dung mang tính công kích, sẽ cố gắng "làm mềm" thông điệp bằng những nội dung kiểu như người Hàn Quốc cũng bình thường như bao người khác, đời sống vật chất tại Hàn Quốc rất tốt...
Dùng khinh khí cầu đưa USB vào Triều Tiên.
Ngoài ra, thẻ USB còn có sẵn các vở opera Hàn Quốc, các bài viết trên Wikipedia, phim Bollywood (Ấn Độ) và Hollywood (Mỹ). Một số USB còn có ảnh chụp các sân bay đông đúc của Hàn Quốc.
Khi đã tải xong các nội dung và đủ số lượng cần thiết, USB sẽ được cho lên khinh khí cầu bay vào lãnh thổ Triều Tiên. Đôi khi, phía bên kia biên giới còn sử dụng cả phương tiện bay không người lái (drone) cho mục đích chuyên chở này.
Hàn Quốc sẽ điều khiển từ xa các drone này bay tới vị trí đã định trong lãnh thổ Triều Tiên. Sau khi người dân dỡ hết USB xuống phân phát cho mọi người, drone này sẽ cất cánh bay ngược trở lại cho chuyến hàng tiếp theo.
Về phía Triều Tiên, chính phủ nước này đang cố gắng triển khai một số dịch vụ phim ảnh để hạ bớt giọng điệu công kích từ bên ngoài. Nước này vừa triển khai dịch vụ video theo nhu cầu riêng, giống Netflix, dành cho tất cả người dân.
Đó là dịch vụ VOD có tên Manbang được cung cấp bởi kênh truyền hình Trung ương Triều Tiên. Manbang cho phép người xem có thể phát lại phim tài liệu hoặc các chương trình truyền hình.
Triều Tiên có dịch vụ phát video theo nhu cầu.
Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa, kể cả khi phía Hàn Quốc giảm giọng điệu công kích trong các ấn phẩm thì Triều Tiên vẫn coi đây là hành vi can thiệp không thể chấp nhận được, và tìm mọi cách để ngăn chặn chúng.
Gia Nguyễn
Theo Zing
USB-IF công bố chuẩn xác thực cho bộ sạc USB-C Tổ chức thiết lập tiêu chuẩn cho USB, USB Implementers Forum (USB-IF), vừa công bố một chứng thực và logo dành cho bộ sạc USB trên các thiết bị tương thích USB Type-C, hay còn gọi USB-C. Chứng thực từ USB-IF dành cho USB-C sẽ giúp mọi người yên tâm hơn. ẢNH: AFP Về cơ bản, điều này có nghĩa là nhiều bộ...