“Ma cà rồng biển” hút khô máu con mồi
Con cá mút đá đã bám vào cơ thể của những con cá khác trước khi hút khô máu của chúng. Theo người quay video, những quái vật biển này chỉ được bắt gặp từ 10-20 năm một lần.
Sinh vật được mệnh danh “ma cà rồng” của biển đã trổ tài hút máu cá trong hồ
Cảnh quay cho thấy một sinh vật hút máu hiếm gặp đang quẫy mình trong vùng nước cạn của một hồ nước, chỉ cách ngư dân một khoảng gần đến giật mình. Thomas van der Es cũng cảm thấy khó tin khi lần đầu được tận mắt nhìn thấy một con cá mút đá thật ở ngoài đời.
Sinh vật đáng sợ bám vào thân bên của con cá nạn nhân trước khi hút khô máu chúng. Dù cảm thấy cảnh tượng này khá rùng rợn nhưng Thomas vẫn rút điện thoại ra và đi theo con cá mút đá lượn quanh hồ nước thuộc công viên quốc gia Bliesbosh, gần Dordarou, Hà Lan.
Ngư dân dũng cảm nói rằng “quái vật biển” cực kỳ hiếm gặp và chỉ được nhìn thấy khoảng 10 đến 20 năm một lần.
Ban đầu, Thomas nhìn thấy một bầy hải âu đang bay gần mặt nước để tìm bắt cá.
Video đang HOT
“Chúng đã bay phía trên đầu sinh vật kỳ lạ và đang muốn bắt mồi. Nhưng cá mút đá quá nguy hiểm với chúng”, Thomas kể.
Lúc đó, Thomas không chắc sinh vật lạ kỳ đó là con gì nhưng sau khi anh liên lạc với RAVON – một tổ chức có kiến thức về vấn đề này – nó đã được xác định là một loại lươn ký sinh, được gọi là cá mút đá.
Cá mút đá là một loại cá không hàm, có thân hình ống và sống ký sinh. Chúng xuất hiện từ thời cổ đại, cách đây hơn 360 triệu năm. Sinh vật “ma cà rồng” của biển, tưởng chỉ có trên phim ảnh này thường được tìm thấy ở bờ biển Đại Tây Dương, ở Châu Âu, Bắc Mỹ, phía Tây Địa Trung Hải và Ngũ Đại Hồ.
Thomas tin rằng sinh vật mà anh nhìn thấy cũng đến từ biển và đang hướng đến một dòng sông nào đó để sinh sản. Những con cá mút đá đáng sợ sử dụng những chiếc răng sắc như dao cạo trong cái miệng tròn không xương để bám chặt lấy cơ thể vật chủ rồi hút máu.
Mục tiêu của cá mút đá thường chết vì mất máu hoặc nhiễm trùng. Sau khi cá mút đá trưởng thành, chúng thường quay về những con sông để sinh sản, đẻ trứng xuống nước trước khi con trưởng thành chết.
Phát hiện bốn loài sâu biển mới
Theo một nghiên cứu mới, nhóm sâu biển Elvis sống ở đáy biển sâu gồm có ít nhất bốn loài khác nhau.
Những loài mới này được các nhà khoa học thu thập trong vài năm qua. Về mặt kỹ thuật, bốn loài này là sâu có vảy, tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại gọi chúng là sâu Elvis do vẻ ngoài độc đáo của chúng.
Những con sâu có vảy sống ở biển sâu này chưng ra lớp vỏ phiến mái óng ánh, nên gợi nhớ đến phong cách thời trang lấp lánh của ông vua dòng nhạc Rock'n'roll.
Các nhà khoa học gần đây mới phân biệt được sự khác nhau giữa các loài sâu Elvis nhờ phân tích gen. Các nhà nghiên cứu đã mô tả bốn loài này - Peinaleopolynoe goffrediae, P. mine, P. orphanae và P. elvisi trong một bài báo mới được công bố trên tạp chí ZooKeys.
Loài Peinaleoplynoe Orphanae với vẻ ngoài lộng lẫy
Đó là một điều bí ẩn khi sống ở nơi gần như bóng tối mà chúng lại lấp lánh như vậy
Bên dưới lớp vảy lấp lánh của chúng là những cấu trúc phân nhánh giống như phổi. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ cơ quan này đã tiến hóa phức tạp để giúp cho những con sâu có thể thở trong môi trường oxy thấp. Hầu hết các loài sâu Elvis đều được tìm thấy gần xác cá voi và các dạng hữu cơ đang phân hủy khác. Một trong những loài mới được đặt tên này được tìm thấy đang sống ở gần một lỗ thông hơi thủy nhiệt.
Tất cả bốn loài mới được đặt tên này đều được phát hiện ở độ sâu ít nhất 1000 mét dưới mặt nước biển - quá sâu để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới.
So sánh bốn loài mới
Sâu Elvis không có mắt trong khi một số sinh vật biển sâu vẫn có. Những con sâu này cũng không tự tạo ra ánh sáng, và chúng không thể nhìn thấy ánh sáng mà không có mắt, vì vậy lớp vỏ óng ánh của chúng không phục vụ cho mục đích giao tiếp.
Thay vào đó, các nhà khoa học cho rằng lớp vảy lấp lánh của chúng mang đến một số lợi ích phòng thủ. Những kẻ săn mồi ở dưới đáy biển sâu có đèn dưới mắt có thể bị chói mắt khi nhìn vào sâu Elvis. Cũng có thể, màu sắc óng ánh ở lớp vỏ của chúng không đóng vai trò chức năng nào cả.
Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận ra thứ mà họ cho là các vết khía trên vỏ của những con sâu. Sau khi quay một cặp sâu đánh nhau, các nhà khoa học đã nhận ra họ không nhìn đến các vết khía. "Mãi cho đến khi chúng tôi xem đoạn phim chúng đang đánh nhau thì nó mới xuất hiện. Kiểu như 'đợi đã, có thứ này ở trong lớp vảy, những vết khía này, là vết cắn". Greg Rouse, một nhà sinh vật học hải dương tại Viện Hải dương học Scripps của Đại học California, San Diego cho biết.
Bạn thậm chí có thể thấy vết cắn trên cơ thể kẻ chiến thắng
Giải mã âm thanh bí ẩn, đánh đố con người dưới lòng đại dương Thời Chiến tranh Lạnh, một âm thanh bí ẩn có tên 'Quacker' trong lòng đại dương được ghi lại. Tốc độ âm thanh kỳ lạ này lớn hơn nhiều so với tốc độ tàu ngầm hay bất cứ sinh vật biển nào từng được biết đến. Vào những năm 1960, các thiết bị công nghệ cao đặt tại Bắc cực và Đại Tây...